Thanh Hoá: Dấu ấn nổi bật kinh tế - xã hội 6 tháng năm 2023
Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn thách thức khi bước vào thực hiện nhiệm vụ năm 2023, nhưng với tinh thần đoàn kết, quyết tâm, nỗ lực cao và những giải pháp linh hoạt, sáng tạo trong tổ chức thực hiện, tỉnh Thanh Hóa đã đạt được nhiều kết quả ấn tượng trong 6 tháng đầu năm. Kinh tế xã hội tiếp tục phục hồi và tăng trưởng tích cực, tạo tiền đề quan trọng để toàn tỉnh quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2023.
Một trong những kết quả nổi bật Thanh Hóa đạt được trong 6 tháng qua là dù phải đối diện với rất nhiều khó khăn thách thức hậu Covid–19, lạm phát suy thoái kinh tế gia tăng trên toàn cầu, nhưng nền kinh tế của tỉnh vẫn đạt mức tăng trưởng khá cao. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm GRDP trên địa bàn tỉnh đạt 7%, gần gấp 2 lần so với tốc độ tăng trưởng bình quân và đứng thứ 3 trong nhóm 10 tỉnh có quy mô GRDP lớn nhất cả nước. Các khu vực kinh tế đều có bước phát triển; trong đó, nông nghiệp tiếp tục giữ ổn định với mức tăng 3,87%; chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7,49% so với cùng kỳ.
Có được kết quả này là do ngay từ đầu năm, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh và các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể trong tỉnh đã kịp thời triển khai nhanh các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của chính phủ, có những chủ trương, biện pháp đúng đắn hỗ trợ phục hồi kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh. 6 tháng năm 2023, 18 trong số 25 sản phẩm công nghiệp chủ yếu của Thanh Hóa có sản lượng bằng hoặc tăng so với cùng kỳ. Nhiều doanh nghiệp đã chủ động tiếp cận và làm chủ được công nghệ hiện đại, đưa ra được các dòng sản phẩm tốt, đáp ứng được nhu cầu thị trường.
Ông Lê Tiến Dũng, Phó Tổng Giám đốc Công ty Xi măng Long Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Về đầu tư đối với xi măng Long Sơn thì đã đầu tư xong 4 dây chuyền, nâng công suất lên hơn 10,5 triệu tấn xi măng/năm, và trong suốt thời gian qua công ty đã đưa ra giải pháp để tiết kiệm chi phí sản xuất, xuất khẩu để ổn định sản xuất và đến nay vẫn duy trì sản xuất cả 4 dây chuyền".
Du lịch cũng là lĩnh vực ghi dấu ấn với hơn 8,3 triệu lượt khách du lịch đến với các khu điểm du lịch của Thanh Hóa, doanh thu du lịch ước đạt hơn 15 nghìn tỷ đồng, nằm trong TOP các địa phương có doanh thu du lịch lớn nhất cả nước. Sự phục hồi của du lịch Thanh Hóa ở tất cả các sản phẩm từ du lịch biển đến du lịch sinh thái, tâm linh, du lịch trải nghiệm, cộng đồng. Kết quả này được đánh giá là kết quả của việc Thanh Hoá đã tập trung đẩy mạnh các hoạt động liên kết, xúc tiến, quảng bá du lịch trong cả nước; phát triển tour, tuyến, sản phẩm du lịch mới.
Ông Lê Doãn Lương, Trưởng phòng Văn hoá – Thông tin, UBND thành phố Sầm Sơn cho biết thêm: "Trong 6 tháng năm 2023, thành phố Sầm Sơn đã đón 5,3 triệu lượt khách, đạt 117% kế hoạch cả năm. Thành phố đã tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, xây dựng Sầm Sơn là điểm đến hấp dẫn".
Thanh Hóa đã tổ chức thành công nhiều sự kiện lớn, có sức lan tỏa mạnh mẽ, góp phần để hoạt động xúc tiến đầu tư đạt được nhiều kết quả tích cực. 6 tháng đầu năm, Thanh Hóa đã thu hút 33 dự án đầu tư trực tiếp, trong đó có 9 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký của các dự án là 8.949 tỷ đồng và 131 triệu USD.
Cùng với phục hồi, phát triển kinh tế, các lĩnh vực văn hóa - xã hội trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tiến bộ; giáo dục mũi nhọn, thể thao thành tích cao đạt kết quả tích cực; an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống của Nhân dân được chăm lo. Quốc phòng - an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị tiếp tục được đổi mới và tăng cường; đoàn kết, thống nhất trong Đảng, trong Nhân dân được củng cố.
Theo đánh giá của ngành Thống kê, dư địa để tăng trưởng kinh tế xã hội trong 6 tháng cuối năm trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá còn rất lớn. Mới đây tỉnh Thanh Hoá cũng đã tổ chức công bố Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hoá đến năm 2040 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tạo cơ sở pháp lý quan trọng, mở ra cơ hội, thời kỳ phát triển mới cho tỉnh.
Tuy nhiên, bên cạnh những thời cơ, dự báo cho thấy tỉnh Thanh Hoá cũng sẽ tiếp tục phải đối diện với nhiều thách thức khó khăn, đặc biệt là ảnh hưởng tác động bởi xung đột chính trị, suy thoái kinh tế toàn cầu. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội còn đạt thấp so với kế hoạch đề ra. Tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, và việc Nhà máy Lọc hoá dầu Nghi Sơn tạm dừng hoạt động để bảo dưỡng định kỳ 55 ngày sẽ tác động lớn đến tăng trưởng GRDP của tỉnh.
Ông Nguyễn Mạnh Hiệp, Quyền Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Tỉnh cần tập trung đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, bởi theo tính toán của Tổng cục thống kê chỉ cần tăng 1% giải ngân vốn đầu tư công sẽ đóng góp 0,06% điểm tăng trưởng GDP. Bên cạnh đó, cần khai thác tốt thị trường trong nước, tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới, tiếp tục thu hút các dự án đầu tư trực tiếp và đẩy nhanh tiến độ các khu công nghiệp để có mặt bằng sạch thu hút đầu tư".
Năm 2023 là năm có ý nghĩa rất quan trọng, năm bản lề thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của cả nhiệm kỳ 2020 - 2025. Nhìn nhận rõ những khó khăn và thuận lợi, cơ hội và thách thức; đánh giá đúng những kết quả đạt được và những hạn chế yếu kém trong 6 tháng đầu năm 2023, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hoá đang phát huy truyền thống đoàn kết, chủ động sáng tạo, nỗ lực lớn, quyết tâm cao thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ nhiệm vụ của năm và cả nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Huyện Bá Thước hoàn thành 31/37 chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
Năm 2024, huyện Bá Thước có 31/37 chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra. Đây là thông tin vừa được đưa ra tại kỳ họp thường lệ cuối năm của Hội đồng nhân dân huyện khóa XXII.
Kỳ họp thứ 23 Hội đồng nhân dân huyện Hà Trung khoá 20
Hội đồng nhân dân huyện Hà Trung khoá 20, nhiệm kỳ 2021 - 2026 vừa tổ chức kỳ họp thứ 23 đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2024, thảo luận mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2025, đồng thời xem xét nhiều nội dung quan trọng khác.
Thúc đẩy ngoại giao kinh tế, tạo đà bứt phá cho tăng trưởng năm 2025
Chiều tối ngày 20/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì hội nghị trực tuyến với các Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về tổng kết công tác ngoại giao kinh tế năm 2024 và trọng tâm năm 2025. Dự hội nghị tại điểm cầu UBND tỉnh Thanh Hoá có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng; đại diện các sở ngành, đơn vị liên quan.
Tuần hàng Sơn La tại tỉnh Thanh Hóa
Tối ngày 20/12, tại thành phố Thanh Hóa, UBND tỉnh Sơn La tổ chức Khai mạc Tuần hàng thuộc chương trình Hỗ trợ thông tin phát triển thương hiệu, kết nối và mở rộng thị trường cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2024 tỉnh Sơn La. Tham dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa; Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La; đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan; các hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng, doanh nghiệp, doanh nhân các tỉnh Sơn La, Thanh Hóa, Ninh Bình, Nghệ An và Hà Tĩnh.
Tăng cường công tác Dân vận vùng đồng bào Dân tộc Mông tỉnh Thanh Hóa
Sáng ngày 20/12, Ban Dân vận Tỉnh ủy phối hợp với huyện Mường Lát tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 3 năm thực hiện Kết luận số 684 ngày 10/12/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc Mông tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021 - 2025.
Đại hội Đại biểu Hội người mù tỉnh Thanh Hoá nhiệm kỳ 2024 - 2029
Sáng ngày 20/12, Hội người mù tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức Đại hội đại biểu khoá VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Dự đại hội có đồng chí Phạm Viết Thu, Chủ tịch Hội người mù Việt Nam; đại diện lãnh đạo các ban, sở, ngành cấp tỉnh và 128 đại biểu là hội viên Hội người mù tỉnh.
Thành phố Thanh Hoá: 30 năm xây dựng và phát triển
Năm 1994, thành phố Thanh Hoá được thành lập. Trải qua 30 năm phát triển, thành phố Thanh Hoá đã trở thành "đầu tàu" kết nối, trung tâm động lực phát triển của tỉnh Thanh Hóa và khu vực Bắc Trung bộ. Trong lộ trình phát triển, thành phố Thanh Hoá đang hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để trở thành thành phố thông minh, văn minh, hiện đại, là 1 trong 5 thành phố trực thuộc tỉnh dẫn đầu cả nước.
Đoàn công tác của tỉnh chúc mừng Sư đoàn Bộ binh 390 và Lữ đoàn Pháo binh 368
Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm ngày Hội Quốc phòng toàn dân, sáng ngày 20/12, đoàn công tác của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Thanh Hóa do đồng chí Mai Xuân Liêm, Ủy viên ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã đến chúc mừng cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn Bộ Binh 390 và Lữ đoàn Pháo binh 368 đóng chân trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn. Tham gia đoàn công tác có lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh, lãnh đạo thị xã Bỉm Sơn.
Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Lê Tiến Lam chúc mừng Viễn thông Viettel Chi nhánh Thanh Hóa và Nhà máy Z111
Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, chiều ngày 20/12, đồng chí Lê Tiến Lam, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh đã đến chúc mừng cán bộ, nhân viên, người lao động Viễn thông Viettel Chi nhánh Thanh Hóa và Nhà máy Z111, thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng.
Bộ Tư lệnh Quân khu 4 chúc mừng Tòa Giám mục Thanh Hóa
Đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Quân khu 4, do Thiếu tướng Lê Hồng Nhân, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng làm trưởng đoàn vừa đến thăm, chúc mừng Tòa giám mục Thanh Hóa nhân dịp Lễ Giáng sinh sắp đến.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.