Thanh Hóa đẩy nhanh tiến độ bao phủ vắc xin phòng sởi cho trẻ
Tại Thanh Hóa, số ca mắc sởi đang tăng nhanh và đã xuất hiện những ổ dịch tại một số địa phương. Để kiểm soát dịch bệnh, ngành y tế đã phối hợp với các địa phương, đơn vị liên quan đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng, nâng cao tỷ lệ bao phủ vắc xin phòng bệnh sởi cho trẻ.
Thành phố Sầm Sơn là nơi xuất hiện 3 ổ dịch sởi tại phường Quảng Cư và phường Bắc Sơn vào đầu tháng 10. Song song với các hoạt động thu dung, cách ly bệnh nhân, khoanh vùng, khống chế dịch bệnh; Trung tâm Y tế thành phố Sầm Sơn đã khẩn trương rà soát và tổ chức tiêm bổ sung vaccine sởi cho trẻ từ 1 đến 10 tuổi chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi vaccine thành phần sởi, trẻ không rõ lịch sử tiêm chủng.

Thạc sĩ, Bác sĩ Cao Thị Hồng, Trưởng khoa Kiểm soát dịch bệnh – HIV/AIDS, Trung tâm Y tế thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá
Thạc sĩ, Bác sĩ Cao Thị Hồng, Trưởng khoa Kiểm soát dịch bệnh – HIV/AIDS, Trung tâm Y tế thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Trung tâm y tế Sầm Sơn cũng là một trong những đơn vị triển khai tiêm phòng chiến dịch sởi cho đối tượng 6 -10 tuổi gần như là sớm nhất trên địa bàn tỉnh. Tỷ lệ tiêm chủng cho cả hai nhóm đối tượng từ 1 - 5 tuổi và từ 6 - 10 tuổi trên địa bàn đạt trên 93%. Trung tâm y tế vẫn chỉ đạo các trạm y tế tiếp tục rà soát để hàng tháng vẫn tiêm, tổ chức tiêm vét cho các nhóm đối tượng từ 18 - 24 tháng tuổi nhằm mục đích đạt được tỷ lệ tiêm sởi cho nhóm đối tượng này trên 95%".
Từ tháng 10 đến nay, Thanh Hóa ghi nhận 6 ổ dịch sởi với 45 ca mắc. Đến nay, các ổ dịch đều đã được kiểm soát, qua 21 ngày không phát sinh ca mắc mới. Công tác rà soát và tiêm phòng vẫn đang được triển khai tích cực.

Sau hơn 2 tháng triển khai chiến dịch tiêm vaccine, đã có hơn 500 cán bộ, nhân viên y tế nguy cơ được tiêm vắc xin phòng sởi, gần 18.000 trẻ từ 1 đến 5 tuổi được tiêm bổ sung vắc xin sởi (đạt tỷ lệ 91,6%) và hơn 8.000 trẻ từ 6 đến 10 tuổi được tiêm (đạt tỷ lệ gần 37%).

Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Thiên Phú, Phó Trưởng Khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa
Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Thiên Phú, Phó Trưởng Khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Từ cuối tháng 9, Thanh Hóa đã tiếp nhận hơn 38 nghìn liều vắc xin sởi, rubella được Bộ Y tế phân bổ. Ngay lập tức, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa cũng đã có kế hoạch phân bổ vắc xin và chỉ đạo các địa phương, đơn vị tổ chức tiêm chủng".

Cùng với chiến dịch tiêm vắc xin, ngành y tế tỉnh Thanh Hóa cũng chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc sởi; triển khai kịp thời các biện pháp khoanh vùng, khống chế dịch bệnh, giảm thiểu nguy cơ lây lan và bùng phát dịch bệnh./.

Đảm bảo đủ thuốc điều trị cúm
Theo Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, thời gian gần đây, tình hình bệnh cúm có diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương ở phía Bắc, nên nhu cầu sử dụng thuốc điều trị cúm, đặc biệt là thuốc kháng virus, có xu hướng gia tăng. Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế các địa phương, các bệnh viện, các cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc về việc đảm bảo cung ứng thuốc điều trị bệnh cúm.

Xử nghiêm việc lợi dụng dịch bệnh để tăng giá thuốc
Ngày 12/2, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc, các bệnh viện, cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc về việc đảm bảo cung ứng và kiểm soát giá thuốc điều trị cúm mùa.

Việt Nam đang tiệm cận bảo hiểm y tế toàn dân
Theo Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, tỷ lệ và số người tham gia bảo hiểm y tế tăng nhanh, tiệm cận bảo hiểm y tế toàn dân.

Thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm trong mùa lễ hội năm 2025
Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm trong mùa lễ hội năm 2025.

Tăng cường phòng, chống bệnh cúm, bệnh sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp
Ủy ban nhân dân tỉnh nhận được Công văn số 656/BYT-DP ngày 08/02/2025 của Bộ Y tế về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu:

Hơn 1 triệu người Việt nhiễm sán
Theo Đại diện Viện Sốt rét Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương: Tại Việt Nam có khoảng 1 triệu người nhiễm sán lá gan do ăn cá làm gỏi, muối hoặc chưa nấu chín và hàng trăm nghìn trường hợp mắc các bệnh giun sán khác.

Tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp
Hiện nay, điều kiện thời tiết mùa Đông - Xuân với khí hậu ẩm thấp là môi trường thuận lợi cho virus phát triển và lây lan. Bên cạnh đó, nhu cầu đi lại, giao thương và các hoạt động lễ hội đầu năm tăng cao làm gia tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Trước tình hình trên, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp.

Bảo vệ sức khỏe khi thời tiết giá rét
Thanh Hóa đang trong đợt rét đậm, nền nhiệt độ thấp nhất trong đợt lạnh này phổ biến từ 9 - 14 độ C. Nhiệt độ xuống thấp sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Do vậy, người dân cần biết cách giữ ấm và phòng, chống rét cho bản thân và gia đình.

Chủ động phòng ngừa cúm mùa bằng vắc xin
Nhiều địa phương trên cả nước ghi nhận nhiều ca mắc cúm nặng, bùng phát thành dịch. Tại Thanh Hoá, những ngày gần đây cũng ghi nhận số ca mắc cúm A và cúm B tăng. Theo các chuyên gia y tế, tiêm vắc xin cúm là biện pháp dự phòng hiệu quả, hạn chế tình trạng nhiễm cúm, bảo vệ sức khỏe cho con người.

Bộ Y tế chỉ ra 5 khu vực cần tập trung phòng chống dịch bệnh mùa lạnh
Từ cuối năm 2024 đến đầu năm nay, số trường hợp mắc cúm trong nước tăng cục bộ, nhưng không gia tăng đột biến so với cùng kỳ năm ngoái. Bộ Y tế khuyến cáo tập trung truyền thông ở 5 khu vực nguy cơ lây nhiễm cao, rà soát các đối tượng chưa tiêm vaccine sởi.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.