Thanh Hoá: Đưa giáo dục Stem vào bậc tiểu học
Giáo dục STEM là phương thức giáo dục chủ yếu dựa trên phương pháp dạy học tích hợp, tạo cơ hội cho học sinh huy động, tổng hợp kiến thức, kỹ năng thuộc các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học để phát triển phẩm chất, năng lực và giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. Chương trình giáo dục này được đánh giá là rất có ý nghĩa đối với bậc học đầu tiên - bậc tiểu học. Năm học 2023 -2024, tỉnh Thanh Hoá triển khai thí điểm đưa giáo dục STEM vào bậc tiểu học, phấn đấu trong năm học tới đây sẽ triển khai đại trà đến tất cả các cơ sở giáo dục tiểu học trên địa bàn tỉnh.
Bắt đầu từ năm học 2023 – 2024, Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hoá triển khai thí điểm đưa giáo dục STEM vào bậc tiểu học tại 5 địa phương gồm: Quảng Xương, Thọ Xuân, Thường Xuân, Thạch Thành và thành phố Thanh Hóa. Mỗi địa phương cũng thực hiện thí điểm tại 5 trường tiểu học.
Để học sinh nắm vững kiến thức, đòi hỏi giáo viên phải giảng dạy tích hợp các môn học khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Với phương pháp này, học sinh vừa được học lý thuyết, vừa biết cách vận dụng kiến thức vào thực tế bằng trải nghiệm thực hành liên quan đến bài học.
Cô giáo Kiều Ngọc Lan, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tân Phong 2, thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá cho biết, việc đưa nội dụng giáo dục Stem vào trường học thực sự rất có ý nghĩa. Giúp cho học sinh có được tư duy sáng tạo, tạo cho các em niềm đam mê nghiên cứu khoa học sau này.
Việc tăng cường thực hành, gắn bài học với thực tế sẽ giúp học sinh tiểu học có thể tạo ra những sản phẩm đơn giản, góp phần quan trọng tạo nền tảng cho niềm đam mê nghiên cứu khoa học, cũng như định hướng nghề nghiệp tương lai. Để đẩy mạnh ứng dụng và đưa giáo dục Stem trở thành giáo dục phổ biến, ngoài các trường học thí điểm, ngành giáo dục Thanh Hoá cũng đang khuyến khích các trường tiểu học trên địa bàn tự lên kế hoạch, thiết kế các buổi học Stem dựa trên điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương.
Lễ ra quân các đội tuyển dự kỳ thi chọn học sinh giỏi Quốc gia THPT năm học 2024- 2025
Sáng ngày 19/12, trường THPT Chuyên Lam Sơn đã tổ chức Lễ ra quân các đội tuyển dự kỳ thi chọn học sinh giỏi Quốc gia THPT năm học 2024 - 2025.
Đại học Phenikaa đặt mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo
Trong tầm nhìn chiến lược của mình, trường Đại học Phenikaa đặt mục tiêu lọt vào top 100 trường đại học tốt nhất châu Á vào năm 2035. Để làm được điều này, nhà trường tập trung vào công tác đào tạo, nghiên cứu nhằm tạo ra môi trường thực hành tốt nhất cho các sinh viên khi đang theo học tại đây.
Thi viết thư UPU - bồi đắp giá trị nhân văn trong tâm hồn
Cuộc thi viết thư Quốc tế UPU được Liên minh Bưu chính thế giới phối hợp với UNESCO tổ chức thường niên dành cho thiếu niên trên toàn Thế giới từ 1971 đến nay, được phát động lần đầu tiên tại tỉnh Thanh Hóa vào năm 1990. Qua 34 năm tổ chức, với nhiều đề tài viết thư phong phú, phù hợp với lứa tuổi học sinh, cuộc thi đã có sức lan toả mạnh mẽ, tạo thành một đợt sinh hoạt văn hoá, giáo dục đạo đức, lối sống ý nghĩa trong các trường học trên địa bàn tỉnh.
Phenikaa giành giải Nhì tại cuộc thi Olympic Vật lý toàn quốc 2024
Tại cuộc thi Olympic Vật lý sinh viên toàn quốc lần thứ XXVI, diễn ra tại Đại học Thái Nguyên, đội tuyển trường Đại học Phenikaa đã giành Giải Nhì toàn đoàn.
Từ năm 2025 sẽ có thêm tiêu chí xếp loại hạnh kiểm học sinh
Nghị định số 151/2024 của Chính phủ quy định: Từ ngày 1/1/2025, nội dung chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ sẽ là một trong những tiêu chí đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh.
Trường Đại học Hồng Đức trao bằng tiến sĩ, thạc sĩ năm 2024
Sáng ngày 15/12, Trường Đại học Hồng Đức đã tổ chức trao bằng tiến sĩ, thạc sĩ năm 2024 cho 349 nghiên cứu sinh và học viên tốt nghiệp năm 2024.
Huyện Quảng Xương gặp mặt động viên các học sinh đội tuyển tham dự kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2024 – 2025
Chiều 13/12, huyện Quảng Xương tổ chức buổi gặp mặt các đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh các môn văn hóa lớp 9, năm học 2024 - 2025.
6/6 học sinh Việt Nam giành huy chương tại Olympic Khoa học trẻ quốc tế 2024
Thông tin từ đoàn học sinh Việt Nam tham dự Olympic khoa học trẻ quốc tế lần thứ 21 năm 2024 (IJSO 2024) tại Rumania cho biết, cả 6 học sinh Việt Nam đều đoạt giải với 5 Huy chương Bạc và 1 Huy chương Đồng.
Cơ sở vật chất hiện đại – nền tảng nâng cao chất lượng đào tạo
Trong cuộc cách mạng giáo dục hiện đại, việc đầu tư cho cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ là yếu tố quan trọng để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học. Đây cũng là lý do để trường đại học Phenikaa, Hà Nội nỗ lực đầu tư mạnh mẽ về cơ sở vật chất, tạo môi trường học tập và nghiên cứu tuyệt vời, truyền cảm hứng cho các bạn sinh viên.
Tỉnh Thanh Hóa nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
Năm 2024, ngành Giáo dục Thanh Hóa tiếp tục nỗ lực giữ vững vị trí trong tốp đầu cả nước về giáo dục mũi nhọn và nâng cao chất lượng đại trà, hoàn thành vượt chỉ tiêu đến năm 2025.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.