Thanh Hóa đứng thứ 4 cả nước về giải ngân vốn đầu tư công
(TTV) - Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đ ầu tư, tổng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022 của Thanh Hóa là trên 10.630 tỷ đồng, trong đó vốn trong cân đối ngân sách địa phương là trên 7.100 tỷ đồng, vốn Ngân sách Trung ương trên 3.500 tỷ đồng. UBND tỉnh đã giao 100% kế hoạch chi tiết vốn đầu tư công của năm.
![]() |
Đến nay, tỉnh đã giải ngân trên 3.300 tỷ đồng, bằng 32% kế hoạch. Ước thực hiện trong 4 tháng, Thanh Hóa đứng thứ 4 trong số 63 tỉnh, thành phố về giải ngân vốn đầu tư công. Có 83 chủ đầu tư được giao kế hoạch vốn đầu tư công do tỉnh quản lý. Trong đó, có 51 chủ đầu tư đã giải ngân đạt từ 30% kế hoạch trở lên; Có 10 chủ đầu tư giải ngân đạt từ trên 10% đến dưới 30% kế hoạch. Có 8 chủ đầu tư giải ngân dưới 10% kế hoạch vốn.
Thời gian từ nay đến hết năm 2022, toàn tỉnh phải giải ngân số vốn còn lại hơn 7.200 tỷ đồng. Tỉnh Thanh Hóa coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng bởi các dự án hoàn thành và đưa vào sử dụng đúng tiến độ sẽ có tác dụng thúc đẩy tốc độ tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Theo Bản tin THNM/TTV

Huyện Thọ Xuân cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư
Trong 2 năm liên tiếp tỉnh Thanh Hóa triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp Sở, ban ngành, huyện, thị (DDCI), huyện Thọ Xuân đều đứng ở vị trí số 1 khối UBND cấp huyện, thị. Kết quả này cho thấy những nỗ lực của Thọ Xuân trong cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, nhà đầu tư sản xuất, kinh doanh tại địa phương.

Thạch Thành phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung
Thời gian qua, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá đã phát huy tiềm năng, lợi thế để phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, bảo đảm an toàn dịch bệnh.

Lượng đơn đặt hàng mới giảm mạnh
Ngành sản xuất của Việt Nam tiếp tục suy giảm trong tháng 5/2023 khi nhu cầu vẫn yếu, sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới giảm mạnh hơn khi các doanh nghiệp giảm việc làm và hoạt động mua hàng tương ứng. Đây là nội dung được nêu trong Báo cáo chỉ số Nhà quản trị mua hàng - PMI ngành sản xuất Việt Nam của S&P Global.

Doanh nghiệp đối diện với nhiều khó khăn
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, doanh nghiệp trong nước hiện đang gặp nhiều khó khăn, thách thức, trong đó có 3 khó khăn lớn là dòng tiền, thị trường và thủ tục hành chính.

Thu hút vốn FDI vào công nghệ sạch
Các chính sách thu hút đầu tư cởi mở, thông thoáng, môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, không ngừng được cải thiện đã và đang giúp Việt Nam đạt được nhiều thành tựu trong thu hút đầu tư nước ngoài (FDI).

Thường Xuân: Bảo tồn và phát triển bền vững cây quế ngọc
Đứng trước sự suy giảm nghiêm trọng về diện tích trồng quế, sáu năm qua, huyện Thường Xuân đã thực hiện Đề án “Bảo tồn và phát triển bền vững cây quế Ngọc huyện Thường Xuân giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025”. Đề án đã thu hút một số chương trình, dự án, góp phần bảo tồn và phát triển bền vững loại cây dược liệu lâu đời này.

Bảo vệ cây trồng mùa nắng nóng
Theo Chi cục Thủy lợi Thanh Hóa, năm 2023 dự kiến Thanh Hoá có khoảng 18.000 đến 22.500 ha cây trồng có nguy cơ hạn, thiếu nước, ảnh hưởng đến năng suất.

Đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử
Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị về đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử, chống thất thu thuế, bảo đảm an ninh tiền tệ.

Huyện Nga Sơn chủ động nguồn nước cho vụ mùa 2023
Vụ mùa hàng năm huyện Nga Sơn có hơn 5.000 ha cây trồng các loại, trong đó có gần 4.000 ha gieo cấy lúa. Trước tình hình nắng nóng cộng với tình trạng xâm nhập mặn diễn biến ngày càng gay gắt, phức tạp, huyện Nga Sơn đã xây dựng phương án đảm bảo nước tưới cho cây trồng.

Thanh Hóa phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực
Thống kê của ngành nông nghiệp Thanh Hoá cho biết, toàn tỉnh hiện có khoảng 200 sản phẩm nông nghiệp, trong đó có 12 sản phẩm nông nghiệp chủ lực thuộc các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.