ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Thanh Hóa gia tăng giá trị kinh tế từ trồng rừng FSC

Giai đoạn 2016 - 2024, tỉnh Thanh Hóa có gần 28,5 nghìn ha diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC, tập trung ở các huyện Thạch Thành, Thường Xuân, Quan Hóa, Cẩm Thủy, Quan Sơn, Vĩnh Lộc. Nhờ được cấp chứng chỉ FSC cũng như phát triển các mô hình sinh kế, nhiều hộ dân trên địa bàn miền núi Thanh Hóa đã vươn lên thoát nghèo bền vững.

Mai Ngọc - Văn Tráng

30/06/2024 08:57

Tổ sản xuất tre luồng bền vững bản Sại, xã Phú Lệ, huyện Quan Hóa có 27 hộ tham gia, quản lý hơn 40 ha rừng luồng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC. Nhờ áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh nên năng suất của rừng luồng được cấp chứng chỉ cao hơn từ 20 đến 30%.

Thanh Hóa gia tăng giá trị kinh tế từ trồng rừng FSC- Ảnh 1.

Ông Hà Xuân Lắng, Tổ trưởng tổ sản xuất tre luồng bền vững bản Sại, xã Phú Lệ, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Ông Hà Xuân Lắng, Tổ trưởng tổ sản xuất tre luồng bền vững bản Sại, xã Phú Lệ, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Nhờ tham gia dự án chúng tôi được tập huấn bài bản, được hỗ trợ phân bón nên măng mọc nhiều hơn trước. Ngoài ra còn thường xuyên vệ sinh sạch sẽ rừng luồng. Đến nay giá bán luồng rất ổn định."

Toàn huyện Quan Hóa hiện có trên 2.369 ha luồng được Tổ chức Quản lý rừng bền vững quốc tế cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC. Do được hỗ trợ chăm sóc đúng quy trình nên giá trị của diện tích rừng luồng được cấp chứng chỉ FSC đạt cao hơn từ 30 đến 35% so với diện tích rừng luồng đại trà.

Thanh Hóa gia tăng giá trị kinh tế từ trồng rừng FSC- Ảnh 2.

Bà Hà Thị Nga, Phó Chủ tịch UBND huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ, khi tham gia vào sản xuất luồng theo tiêu chuẩn FSC làm thay đổi căn bản tư duy và quy trình sản xuất, tăng năng xuất và giá trị của cây luồng.

Thanh Hóa gia tăng giá trị kinh tế từ trồng rừng FSC- Ảnh 3.

Để nâng cao giá trị kinh tế từ trồng rừng, thời gian qua các cấp chính quyền trên địa bàn huyện Lang Chánh đã tích cực vận động người dân phát triển và quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế, được cấp chứng chỉ FSC, từ đó đem lại giá trị kinh tế cao cho người dân, đưa kinh tế rừng phát triển bền vững. Huyện Lang Chánh có kế hoạch xây dựng hơn 11.000 ha rừng được cấp chứng chỉ FSC.

Thanh Hóa gia tăng giá trị kinh tế từ trồng rừng FSC- Ảnh 4.

Ông Lê Quang Tùng, Trưởng phòng nông nghiệp huyện Lang Chánh, Thanh Hóa

Ông Lê Quang Tùng, Trưởng phòng nông nghiệp huyện Lang Chánh, Thanh Hóa cho biết, huyện đã tổ chức triển khai xây dựng vùng rừng FSC với diện tích 4.000 ha, đến nay toàn bộ diện tích này đang được các tổ chức quốc tế khảo sát, chấm đánh giá theo tiêu chí FSC.

Trong giai đọạn từ năm 2016-2024, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 7 nhóm hộ và 1 Ban quản lý rừng phòng hộ đã được cấp Chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC với tổng diện tích gần 28,5 nghìn ha và trên 4.670 hộ tham gia; trong đó, rừng trồng luồng, vầu là 8.654 ha, rừng trồng gỗ lớn là 11.494 ha, còn lại là diện tích rừng tự nhiên.

Theo đánh giá của các chủ rừng, diện tích rừng được cấp chứng chỉ FSC đạt giá trị kinh tế cao hơn gấp 20 - 30% so với diện tích rừng thông thường. Ngoài ra việc liên doanh, liên kết tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp đang mang lại hiệu quả, giúp nhiều hộ dân vươn lên thoát nghèo nhờ trồng rừng.

Thanh Hóa gia tăng giá trị kinh tế từ trồng rừng FSC- Ảnh 5.

Ông Nguyễn Đình Thái, Trưởng phòng Sử dụng, phát triển rừng, Chi cục kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa

Ông Nguyễn Đình Thái, Trưởng phòng Sử dụng, phát triển rừng, Chi cục kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa cho biết, đối với việc phát triển rừng FSC là cánh cửa để sản phẩm gỗ Thanh Hóa nói chung, Việt Nam nói riêng hội nhập sâu vào quốc tế Châu Âu, Mỹ, qua đấy nâng cao giá trị rừng FSC, nâng cao thu nhập cho người làm nghề rừng, góp phần xóa đói giảm nghèo cho bà con làm nghề rừng trên địa bàn miền núi.

Trong thời gian tới, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục đẩy mạnh tích tụ tập trung đất lâm nghiệp để sản xuất gỗ hàng hóa; hình thành liên kết theo chuỗi giá trị trồng, chăm sóc, khai thác, chế biến, tiêu thụ sản phẩm từ gỗ rừng. Tỉnh Thanh Hóa phấn đấu từ nay đến hết năm 2025, sẽ nâng diện tích vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng lên 125.000 ha, trong đó, có thêm 25.000 ha rừng trồng gỗ và 10 ha rừng tre, luồng, vầu được cấp chứng chỉ FSC. 

Nguồn: Bản tin THNM/TTV

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
168 tỷ đồng cho vay ứng dụng công nghệ cao

168 tỷ đồng cho vay ứng dụng công nghệ cao

08:36 , 21/11/2024

Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước – Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo và đôn đốc các tổ chức tín dụng trên địa bàn tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng có nhu cầu vay vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp.

Cơ quan thuế tăng cường chống thất thu ngân sách

Cơ quan thuế tăng cường chống thất thu ngân sách

08:33 , 21/11/2024

Tổng cục Thuế vừa yêu cầu cơ quan thuế các cấp tiếp tục tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý thu, nhất là thu từ hoạt động thương mại điện tử, nhà cung cấp nước ngoài.

Xây dựng mô hình sản xuất rau - hoa theo hướng hàng hoá ở vùng biên

Xây dựng mô hình sản xuất rau - hoa theo hướng hàng hoá ở vùng biên

23:02 , 20/11/2024

Sáng ngày 20/11, tại xã Đồng Lương, huyện Lang Chánh, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, tổ chức Hội thảo khoa học đánh giá kết quả kinh tế - xã hội của các mô hình thuộc dự án “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình sản xuất rau và hoa theo hướng sản xuất hàng hóa tại một số huyện biên giới Thanh Hóa – Hủa Phăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào”.

PGBank khai trương Chi nhánh Thanh Hóa

PGBank khai trương Chi nhánh Thanh Hóa

20:06 , 20/11/2024

Sáng ngày 20/11, Ngân hàng thương mại cổ phần Thịnh vượng và Phát triển (PGBank) đã khai trương Chi nhánh Thanh Hóa tại số 15 đường Trần Phú, phường Điện Biên, thành phố Thanh Hóa. Đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tới dự.

Huyện Thọ Xuân đẩy mạnh thu ngân sách nhà nước

Huyện Thọ Xuân đẩy mạnh thu ngân sách nhà nước

18:02 , 20/11/2024

Để tạo nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, huyện Thọ Xuân đã tập trung thực hiện các giải pháp đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước.

Xuất khẩu hàng hóa gia tăng tại các thị trường chủ lực

Xuất khẩu hàng hóa gia tăng tại các thị trường chủ lực

16:12 , 20/11/2024

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là kết thúc năm 2024. Đây là thời điểm các doanh nghiệp xuất khẩu tăng tốc để hoàn thành mục tiêu kế hoạch năm. Nhiều tín hiệu tích cực cho thấy, xuất khẩu của hầu hết các ngành hành, nhóm hàng chủ yếu của tỉnh Thanh Hóa đều tăng tại các thị trường chủ lực.

Đưa gạo Thanh Hoá ra thị trường thế giới

Đưa gạo Thanh Hoá ra thị trường thế giới

09:00 , 20/11/2024

Mới đây, 300 tấn gạo đã được Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn xuất sang thị trường Singapore. Việc sản phẩm gạo “made in Thanh Hoá” được xuất khẩu chính ngạch ra thế giới với quy mô lớn đã mở ra hướng phát triển không chỉ cho doanh nghiệp mà còn nâng tầm giá trị hạt gạo xứ Thanh.

Năm 2024: Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản có thể đạt 62 tỷ USD

Năm 2024: Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản có thể đạt 62 tỷ USD

08:10 , 20/11/2024

Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản của Việt Nam 10 tháng qua tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm 2023. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo 2 tháng còn lại của năm 2024, kim ngạch xuất khẩu mỗi tháng có thể đạt khoảng 5,5 tỷ USD, nâng kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt mức kỷ lục 62 tỷ USD.

Đảm bảo nguồn  cung thịt lợn dịp cuối năm

Đảm bảo nguồn cung thịt lợn dịp cuối năm

08:00 , 20/11/2024

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, thịt lợn có vai trò rất quan trọng trong việc bình ổn giá thực phẩm, do đó cần đảm bảo nguồn cung thịt lợn tăng thêm từ 10% đến 15% dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán, không để xảy ra dịch bệnh và biến động giá cả.

Đẩy mạnh thu mua và chế biến sắn nguyên liệu

Đẩy mạnh thu mua và chế biến sắn nguyên liệu

18:16 , 19/11/2024

Bước vào vụ thu hoạch và chế biến sắn niên vụ 2024 – 2025, thị trường tiêu thụ tinh bột sắn gặp nhiều khó khăn, giá giảm mạnh. Song các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn thu mua sắn nguyên liệu với giá hợp lý, hài hòa giữa lợi ích của người trồng sắn với nhà máy.