Thanh Hóa góc nhìn từ trên cao
Hiên ngang đồi Quyết Thắng
Hàm Rồng - một thắng tích nổi tiếng, nơi đây sông núi ruộng đồng, xóm làng, phố xá hòa quyện đan xen, tạo thành cảnh quan kỳ vĩ rất sinh động với nhiều di tích lịch sử, văn hóa cách mạng còn sống mãi với thời gian. Trong quần thể di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa, nổi bật là 2 chữ “Quyết thắng” trên ngọn núi Cánh Tiên lừng lững, hiên ngang, chứng kiến bao đổi thay của vùng đất Hạc thành.
Về phía Tây thành phố
Từ trung tâm thành phố, đi về phía Tây, sẽ có bao điều thú vị. Qua cầu vượt Phú Sơn, cầu Cao, về sông Lê, chợ cầu Đống, núi Nhồi với những câu chuyện gắn với biết bao thăng trầm, đổi thay của mảnh đất này.
Vẻ đẹp thanh tịnh của Thiền viện Trúc Lâm Hàm Rồng
Bên cạnh các ngôi chùa cổ với hàng trăm năm tuổi, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có không ít công trình tôn giáo được xây dựng mới khang trang, bề thế. Trong đó, không thể không nhắc tới một ngôi thiền viện có kiến trúc đẹp, hiện đại mà vẫn mang đậm chất chùa Việt - uy nghi, trang nghiêm và thanh tịnh. Đó là Thiền viện Trúc Lâm Hàm Rồng.
Tự hào vùng đất học Thiệu Hoá
Vùng đất Vạn Hà xưa, nay là thị trấn Thiệu Hoá, là vùng quê có truyền thống lịch sử, văn hoá lâu đời, yêu nước và cách mạng. Nơi đây đã sản sinh ra những danh nhân tiêu biểu có nhiều đóng góp cho đất nước. Người Vạn Hà rất coi trọng việc học hành, truyền thống đó được thể hiện trong hương ước và tập quán của xóm để làm gương cho hậu thế noi theo. Trên địa bàn thị trấn có nhiều di tích lịch sử có giá trị tâm linh, và giá trị truyền thống hiếu học sâu sắc, điển hình trong số đó là di tích đền thờ Tể tướng Nguyễn Quán Nho và di tích nhà thờ Tiến sĩ Nguyễn Quang Minh.
Vào Nam ra Bắc
Cao tốc Bắc – Nam qua địa bàn Thanh Hóa có đến 26 cầu trên tuyến chính, 3 hầm qua núi, 11 cầu vượt trực thông và hơn 100 hầm dân sinh và đường dân sinh dưới cầu.
Bức tranh thủy mặc giữa núi rừng
Nằm ẩn mình giữa thiên nhiên hoang sơ và huyền bí, thác Voi – Thạch Thành đẹp tựa 1 bức tranh thủy mặc mà thiên nhiên đã ban tặng cho đất và người xứ Thanh.
Dấu xưa
Làng quê Việt có bao điều để nhớ. Là lũy tre xanh, cánh đồng rơm rạ, chiếc cổng làng quen thuộc hay những gốc cây cổ thụ bao đời trầm mặc… Cuộc sống phát triển và như một xu thế tất yếu, có bao làng ven đê cũng dần mang diện mạo mới: hiện đại hơn, giàu đẹp hơn. Giữa bao đổi thay ấy, những nét xưa cũ còn lại khi lên phố… tựa như trở thành một mảnh hồn làng, gợi nhắc về một thời đã qua.
Đường về nhà
“Con đường ta qua/ Đến nay bao tuổi/ Em qua trăm buổi/ Em lại nghìn lần/ Mà sao bối rối/ Khi cầm tay nhau”. Những lời thơ chất chứa bao nhớ thương khi đang tạm xa thành phố của Nguyễn Nhật Ánh, có lẽ cũng là tâm trạng của biết bao người. Những tên đường, tên phố… với người này là một địa chỉ, một lối đi để dễ dàng tìm đến nhưng vẫn là con đường ấy, dãy phố kia với người khác lại như những trang nhật ký lưu giữ biết bao kỷ niệm, để đi xa sẽ càng lưu luyến nhớ về.
Đón mây
Miền Tây xứ Thanh - Nơi có những vạt rừng xanh ngát miên man, đồi núi trập trùng, hệ sinh thái phong phú, cùng điệu xòe quyến rũ, điệu khặp da diết trữ tình của đồng bào và những cung đường tuyệt đẹp, đầy thách thức vươn tới chân mây…
Hùng vĩ núi rừng xứ Thanh
Thanh Hóa được ví như là một Việt Nam thu nhỏ, có đầy đủ các dạng địa hình: miền núi và trung du, đồng bằng, ven biển và biên giới, nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Ở phía Tây Bắc, có những đồi núi cao trên 1.000m đến 1.500m thoải dần, kéo dài và mở rộng về phía Đông Nam. Trong tổng diện tích hơn 11 nghìn km2, địa hình đồi núi chiếm 3/4 diện tích của cả tỉnh, tạo tiềm năng lớn về kinh tế lâm nghiệp, dồi dào lâm sản, văn hóa và du lịch đặc sắc.
Những cánh hạc bay trong đêm
Thành phố Thanh Hóa về đêm mang một nét đẹp rất riêng, khiến lòng người không khỏi xuyến xao khi bất chợt nhìn ngắm, không còn nhiều những ồn ã, nhộn nhịp của một ngày dài chốn đô thị. Thành phố của những cánh hạc bay….
Những ngọn núi kể chuyện
Nằm trên vùng đất Bất Quần xưa, nay là phường Quảng Thịnh (thành phố Thanh Hóa), danh thắng núi Voi mang vẻ đẹp thiên tạo đặc biệt: “Giữa nơi đất bằng đột nhiên mọc lên ngọn núi rất cao, vẻ đẹp lạ, trông tựa một con voi phục”. Dưới chân núi Voi là không gian văn hóa với quần thể các di tích, dấu tích lịch sử, văn hóa giàu giá trị, như chùa Voi, phủ Voi chứa đựng những câu chuyện lịch sử…
Tượng đài “Con tàu tập kết ra Bắc”
Sau 2 năm thi công, tượng đài "Con tàu tập kết ra Bắc” gần cảng Lạch Hới, phường Quảng Tiến, thành phố Sầm Sơn đã hoàn thành đúng dịp kỷ niệm 70 năm cán bộ, đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc.
Đồi chè xứ Thanh
Nói đến chè, người ta thường nghĩ ngay đến những vùng nguyên liệu, những đồi chè bát ngát của Thái Nguyên, Phú Thọ... Nhưng giữa lòng xứ Thanh hiện cũng có những đồi chè xanh mướt, trải dài, như minh chứng cho quá trình lao động miệt mài, cần mẫn của những người nông dân nơi đây.
Về với núi Đọ - sông Chu
Trong tâm tưởng của mỗi người dân Thanh Hóa, cùng với Sông Mã oai hùng, ghi dấu bao chiến công, dòng sông Chu lại hiện lên thật hiền hòa, bình dị. Sông ôm ấp bên mình những làng quê trù phú với bãi mía, bờ dâu, ngô khoai biêng biếc, cùng sự chịu thương, chịu khó, cần cù lao động của cư dân qua bao thế hệ...