ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Chùa Cảnh Yên

Nằm trên dãy đồi Sóc thuộc vùng giáp ranh giữa thị trấn Kim Tân và xã Thành Tân, huyện Thạch Thành, chùa Cảnh Yên được xây dựng dưới triều Vua Lê Thánh Tông. Ngôi chùa nằm ở một vị trí tuyệt đẹp, “sơn thủy hữu tình”, mặt tiền hướng ra sông Bưởi. Dù vậy, do sự khắc nghiệt của thiên nhiên và sự tàn phá của chiến tranh, đến những năm cuối thế kỷ 20, ngôi chùa đã bị phá hủy hoàn toàn.

Quang Chiến – Xuân Quang

02/02/2025 15:38

Để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của tín đồ Phật tử và Nhân dân trong huyện, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Thạch Thành và UBND huyện đã cho khôi phục lại chùa Cảnh Yên. Tới năm 2019, ngôi chùa đã được hoàn thiện lại trên nền đất cũ, trở thành một địa chỉ tâm linh thu hút đông đảo người dân trong huyện và du khách gần xa.

Chùa Cảnh Yên- Ảnh 1.

Để có thể lên đến cổng tam quan và sân chùa, du khách sẽ phải leo một đoạn đường khá xa bởi ngôi chùa này tọa lạc trên đỉnh núi cao.

Theo lịch sử truyền lại, chùa gắn với câu chuyện tình giữa Cảnh Yên và Phương Hoa, đầy gian truân trắc trở làm xúc động lòng người biết bao thế hệ. Câu chuyện Phương Hoa đến cửa Phật lánh nạn, giả trai đi thi đỗ đạt biểu thị tính từ bi của Đạo Phật, cũng như lòng hiếu đễ, thủy chung và tinh thần quả cảm của người phụ nữ dám chống lại quan điểm "trọng nam khinh nữ" thời kỳ phong kiến.

Chùa Cảnh Yên- Ảnh 2.

Một điểm nhấn đặc biệt của chùa Cảnh Yên đó là bức tượng Quan Thế Âm Bồ Tát cao 9m, được đặt trang nghiêm, càng làm tăng thêm lòng mộ đạo của những người dân sinh sống trong khu vực cũng như khách hành hương.

Chùa Cảnh Yên- Ảnh 3.

Hiện nay, tại chùa Cảnh Yên các hạng mục như: cổng tam quan, sân chùa, nhà tiền đường, hậu cung... cho đến hệ thống các tượng thờ đã được phục dựng dựa trên kiến trúc nghệ thuật xưa, qua đó giúp khách hành hương có thể hiểu rõ hơn về một giai đoạn phát triển của nền mỹ thuật nước nhà.

Nguồn: Thanh Hóa góc nhìn từ trên cao/TTV

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Sôi động các điểm vui chơi, du lịch tâm linh đầu năm mới

Sôi động các điểm vui chơi, du lịch tâm linh đầu năm mới

20:03 , 31/01/2025

Trong ngày mùng 3 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều địa điểm vui chơi, các khu du lịch tâm linh trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã thu hút khá đông người dân và du khách đến thăm quan, lễ bái. Đặc biệt, thời tiết hôm nay ấm áp, thuận lợi cho du khách vãn cảnh, khám phá các điểm du lịch.

Tiếng cồng gọi xuân

Tiếng cồng gọi xuân

19:58 , 31/01/2025

Đối với đồng bào người Thái ở xứ Thanh, ngoài những điệu khặp mượt mà trữ tình, những điệu múa xòe uyển chuyển hay những bước nhảy sạp rộn ràng, người Thái còn có một nét văn hóa đặc sắc trong đời sống tinh thần, đó chính là văn hóa cồng chiêng.

Xu hướng du lịch xuyên Tết Nguyên đán tăng cao

Xu hướng du lịch xuyên Tết Nguyên đán tăng cao

08:02 , 31/01/2025

Nếu trước đây hình ảnh quây quần bên mâm cơm gia đình là biểu tượng của Tết, thì hiện nay, ngày càng nhiều gia đình, nhiều bạn trẻ lựa chọn du lịch xuyên Tết.

Lễ hội đua thuyền truyền thống xã Quảng Nham, Xuân Ất Tỵ năm 2025

Lễ hội đua thuyền truyền thống xã Quảng Nham, Xuân Ất Tỵ năm 2025

19:55 , 30/01/2025

Hằng năm, cứ mỗi dịp đầu Xuân năm mới, từ sáng mùng 2 Tết cho đến hết ngày mùng 5 Tết âm lịch, xã Quảng Nham, huyện Quảng Xương lại sôi nổi tổ chức lễ hội Đền Phúc và Bia Tây Sơn, hội thi Nữ quan cờ người và đua thuyền truyền thống.

Hàng nghìn lượt du khách đến Đền Cửa Đặt những ngày đầu xuân 2025

Hàng nghìn lượt du khách đến Đền Cửa Đặt những ngày đầu xuân 2025

19:55 , 30/01/2025

Từ đêm giao thừa đến hết ngày mùng 2 Tết, đã có hàng nghìn lượt du khách đến Khu di tích lịch sử văn hóa đền Cửa Đặt, huyện Thường Xuân tham quan, vãn cảnh, cầu mong một năm mới sức khỏe dồi dào, mọi việc hanh thông.

Mang món ăn tinh thần đến với đồng bào miền núi, hải đảo trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc

Mang món ăn tinh thần đến với đồng bào miền núi, hải đảo trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc

19:34 , 30/01/2025

Chào xuân mới Ất Tỵ 2025 và hướng tới kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Thanh Hóa tổ chức 2 đợt chiếu phim lưu động tại 11 huyện miền núi và các xã ven biển, hải đảo.

Hình tượng con rắn trong đời sống văn hóa

Hình tượng con rắn trong đời sống văn hóa

09:56 , 30/01/2025

Theo cách tính của hệ can chi, năm nay là năm Ất Tỵ, tức là năm con rắn. Từ xa xưa, rắn đã là loài vật để lại dấu ấn sâu sắc trong đời sống văn hóa của người Việt Nam nói chung, người Thanh Hóa nói riêng.

Nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn ở Thành Nhà Hồ

Nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn ở Thành Nhà Hồ

09:26 , 30/01/2025

Với lối kiến trúc độc đáo bằng đá, quy mô lớn hiếm hoi ở Việt Nam và là một trong những công trình cổ giá trị nhất còn lại ở Đông Nam Á đến hiện nay, thành Nhà Hồ ở huyện Vĩnh Lộc là điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước. Thời gian qua, Trung tâm bảo tồn di sản Thành Nhà Hồ đã phát triển nhiều sản phẩm du lịch mới, khai thác điều kiện tự nhiên và văn hóa đa dạng của địa phương nhằm thu hút khách du lịch trong cả 4 mùa.

Đi lễ đầu năm – Nét đẹp văn hoá của người Việt

Đi lễ đầu năm – Nét đẹp văn hoá của người Việt

19:46 , 29/01/2025

Đối với người Việt, đi lễ đầu năm là nét đẹp văn hóa truyền thống, thể hiện khát vọng về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc và trân trọng những giá trị cội nguồn. Trong ngày đầu tiên của năm mới Ất Tỵ 2025, các điểm di tích văn hoá tâm linh trên địa bàn Thanh Hóa đã đón rất đông Nhân dân và du khách tham quan, dâng hương, cầu mong những điều tốt đẹp, may mắn sẽ đến trong năm mới.

Điệu khặp ngày xuân

Điệu khặp ngày xuân

18:03 , 29/01/2025

Trong những ngày đầu xuân năm mới, trên khắp các bản làng người Thái, những điệu khặp – hình thức diễn xướng đặc trưng trong các sinh hoạt cộng đồng lại được cất lên như sợi dây kết nối giữa quá khứ với hiện tại, tương lai, mang theo khát vọng của đồng bào về một năm mới tốt đẹp hơn.