Thanh Hóa - Hàn Quốc tăng cường xúc tiến thương mại để đầu tư phát triển
Những năm qua, quan hệ hợp tác giữa tỉnh Thanh Hóa với các địa phương, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp Hàn Quốc và gặt hái nhiều kết quả tích cực. tỉnh Thanh Hóa hiện có 42 dự án từ nhà đầu tư Hàn Quốc và Hàn Quốc liên danh Hàn Quốc - Nhật Bản (chiếm 27,8% tổng số các dự án FDI của tỉnh Thanh Hóa), với tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 3,1 tỷ USD (chiếm 21% tổng vốn đầu tư FDI trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt trong năm 2023, các doanh nghiệp Thanh Hóa và Hàn Quốc đã tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, mở ra nhiều cơ hội mới về thương mại giữa doanh nghiệp Thanh Hóa và Hàn Quốc.
Mới đây, UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức diễn đàn gặp gỡ, kết nối giữa các doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa với Hiệp hội nhà nhập khẩu Hàn Quốc (KOIMA). Tại diễn đàn đại diện các cơ quan, tổ chức và gần 200 doanh nghiệp cùng các hiệp hội doanh nghiệp Thanh Hoá và Hàn Quốc đã trao đổi, giới thiệu về tiềm năng và nhu cầu hợp tác, kết nối của mỗi bên. Đáng chú ý, hiện nay, Hiệp hội các nhà nhập khẩu Hàn Quốc có hơn 8.000 công ty nhập khẩu là thành viên với mô hình vận hành thuộc 8 lĩnh vực là: vật liệu, linh kiện, thiết bị, Dịch vụ nhà hàng, ăn uống, đời sống, thời trang và làm đẹp, dịch vụ, công nghiệp 4.0 và phần mềm… Cơ sở dữ liệu KOIMA này có hơn 140.000 dữ liệu của nhà nhập khẩu và dịch vụ này giúp các thành viên thâm nhập thị trường Hàn Quốc dễ dàng hơn bằng cách cung cấp những thông tin cơ bản và chi tiết nhất.


Ông Kim Byung Kwan, Chủ tịch Hiệp Hội các nhà nhập khẩu Hàn Quốc
Ông Kim Byung Kwan, Chủ tịch Hiệp Hội các nhà nhập khẩu Hàn Quốc cho biết: "KOIMA là đối tác hợp tác phù hợp nhất để các nhà xuất khẩu Việt Nam nói chung, và tỉnh Thanh Hoá nói riêng thâm nhập vào thị trường Hàn Quốc, mở rộng hoạt động thương mại. Với tư cách là tổ chức kinh tế chuyên nhập khẩu duy nhất của Hàn Quốc, KOIMA đóng vai trò then chốt trong tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc trong suốt 5 thập kỷ qua thông qua việc khám phá ra các chuỗi cung ứng mới, nghiên cứu thị trường và hợp tác quốc tế. Buổi diễn đàn xúc tiến ngày hôm nay đã giúp mở rộng mạng lưới thương mại giữa các nhà xuất khẩu Việt Nam và các nhà nhập khẩu Hàn Quốc để tìm kiếm, xúc tiến các cơ hội hợp tác đầu tư thời kỳ hậu đại dịch".
Thanh Hóa được ví như "Việt Nam thu nhỏ" với đầy đủ loại địa hình và hệ sinh thái, thuận lợi lớn trong phát triển các ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, xây dựng, du lịch và dịch vụ… với sản phẩm xuất khẩu rất đa dạng và đặc thù, Thanh Hóa hiện có 112 doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Hàn Quốc. Ngoài các doanh nghiệp đang thực hiện xuất khẩu hàng hoá sang Hàn Quốc với các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là: may mặc, giầy da, thủy hải sản đông lạnh, đá... Thông qua diễn đàn đã mở ra nhiều cơ hội mới về thương mại giữa doanh nghiệp Thanh Hóa và các nhà nhập khẩu Hàn Quốc.


Ông Trần Ngọc Cử, Giám đốc công ty TNHH MTV Cử Nga, Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Ông Trần Ngọc Cử, Giám đốc công ty TNHH MTV Cử Nga, Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Qua xúc tiến như thế này ta tiếp cận được những cái mới, về mình cập nhập kiến thức sản xuất kinh doanh, về áp dụng vào sản xuất mang giá trị thương hiệu hơn và đặc biệt là việc lan tỏa thương hiệu sản phẩm của mình ra thị trường thì từ đó cơ hội phát triển của chúng ta mới tốt hơn".
Ông Phạm Duy Giáp, Giám đốc Công ty may Delta Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Đến với hội nghị rất tốt với các doanh nghiệp trong tỉnh, chúng ta có thể tiếp cận trực tiếp với các đối tác Hàn Quốc, rút ngắn thời gian, làm việc trực tiếp và mang lại hiệu quả cao hơn. Với Delta đang có 30% sản phẩm xuất khẩu đi Hàn Quốc, chúng tôi mong muốn tiếp cận thêm với các đối tác nhập khẩu Hàn Quốc, hiểu thêm về văn hóa của họ và cải thiện chất lượng sản phẩm, định hướng mặt hàng để tiến sâu hơn vào Hàn Quốc trong thời gian tới".

Ông Trịnh Văn Dương, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Tiên Sơn Thanh Hóa
Ông Trịnh Văn Dương, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Tiên Sơn Thanh Hóa cho biết: "Năm nay chúng tôi đang tìm các đơn hàng mới, đã kết nối với vài doanh nghiệp Hàn Quốc. Thông qua buổi kết nối hôm nay chúng tôi hy vọng tìm thêm được nhiều nhà nhập khẩu mới để xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc nhiều hơn".
Khảo sát của Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa cho thấy nhu cầu mở rộng thị trường từ các doanh nghiệp Thanh Hóa là rất lớn. Hiện Thanh Hóa có khoảng gần 100 sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang Hàn Quốc, như: dưa lưới, dưa chuột, dưa vàng, nước mắm; sản phẩm thủ công mỹ nghệ, mây tre đan, thảm cói, chiếu cói; các sản phẩm dược liệu như: đông trùng hạ thảo, nấm linh chi, tổ yến... Đây đều là những sản phẩm thực sự thu hút các nhà nhập khẩu Hàn Quốc.


Ông Lee Chan Ho, Giám đốc công ty Deawon- Hàn Quốc
Ông Lee Chan Ho, Giám đốc công ty Deawon- Hàn Quốc cho biết thêm: "Tôi là giám đốc công ty lớn của Hàn Quốc, chúng tôi đến đây để tìm kiếm cơ hội hợp tác cho các công ty ở Thanh Hóa. Qua buổi diễn đàn ngày hôm nay, tôi thấy nhiều mặt hàng ở Thanh Hóa có thể xuất khẩu được sang Hàn Quốc, sang Châu Âu. Chúng tôi sẽ kết nối với các doanh nghiệp Thanh Hóa để 2 bên có thể hợp tác kinh tế và cùng phát triển".
Ông Jung Hyun Kim, Chủ tịch tiểu ban cao su thiên nhiên Koima Hàn Quốc chia sẻ: "Đến với hội nghị hôm nay tôi thấy Thanh Hóa thực sự có đa dạng về sản phẩm so với những nơi khác, hiện tại công ty chúng tôi đang hướng đến các sản phẩm chế biến từ nông nghiệp, nhất là hạt điều của Thanh Hóa. Chúng tôi sẽ lấy mẫu để về kiềm định lại các chỉ số. Chúng tôi cũng hy vọng thành công và hợp tác lâu dài với các nghiệp ở Thanh Hóa".
Thời gian qua, ngoài những diễn đàn, buổi làm việc do tỉnh tổ chức, nhiều tổ chức, Hiệp Hội cũng tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư tại Hàn Quốc. Trong các ngày từ 17-21/8 vừa qua, Hiệp Hội doanh nghiệp thành phố Thanh Hoá vừa tổ chức chương trình xúc tiến thương mại, kết nối đầu tư tại đất nước Hàn Quốc. Chương trình thu hút sự tham gia của gần 50 hội viên doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Thanh Hoá. Các doanh nghiệp hội viên Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Thanh Hoá đã đến thăm quan hoạt động sản xuất tại Bệnh viện Guro Đại học Korea, Tập đoàn sản xuất dược phẩm KM tại Peongtaek, Công ty Thực phẩm chức năng Geumsan tại Deajoen và Công ty điều chế, sáng tạo mỹ phẩm và các công nghệ Jeu tại Seoul, Hàn Quốc. Chuyến đi nhằm giúp các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận công nghệ sản xuất hiện đại, học hỏi kinh nghiệm sản xuất, điều hành từ các doanh nghiệp nước bạn.


Ông Nguyễn Văn Thành, Chủ tịch Hiệp Hội doanh nghiệp thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá
Ông Nguyễn Văn Thành, Chủ tịch Hiệp Hội doanh nghiệp thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Thời gian tới hiệp hội thành phố cùng với Hiệp hội Koima sẽ tiếp tục tổ chức nhiều diễn đàn hiệu quả nữa, chuẩn bị tổ chức hội chợ ngành nông sản tại Hàn Quốc, thì sẽ có những gian hàng của hiệp hội tại Hàn Quốc, thông qua diễn đàn và hội chợ sẽ thúc đẩy quá trình xuất khẩu sản phẩm Thanh Hoá sang Hàn Quốc".
Được biết, trong gần 10 năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã tăng cường quan hệ với Hàn Quốc và gặt hái được nhiều kết quả hết sức tích cực. tỉnh Thanh Hóa hiện có 42 dự án từ nhà đầu tư Hàn Quốc và Hàn Quốc liên danh Hàn Quốc - Nhật Bản (chiếm 27,8% tổng số các dự án FDI của tỉnh Thanh Hóa), với tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 3,1 tỷ USD (chiếm 21% tổng vốn đầu tư FDI trên địa bàn tỉnh. Trong nhiều lĩnh vực như: xuất nhập khẩu, y tế, giáo dục, lĩnh vực giao thông, phát triển đô thị, xuất khẩu lao động, tỉnh Thanh Hóa luôn xác định Hàn Quốc là thị trường đầy tiềm năng. Năm 2022, có 112 doanh nghiệp tỉnh Thanh Hoá xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc, tăng 21,7% về số doanh nghiệp so với cùng kỳ và đạt 270,57 triệu USD; 6 tháng đầu năm 2023 có 92 doanh nghiệp xuất khẩu sang Hàn Quốc tăng 26% so với cùng kỳ và đạt 123,2 triệu USD.

Với phương châm: "Thành công của doanh nghiệp, nhà đầu tư là thành công của tỉnh Thanh Hóa"; tỉnh Thanh Hóa cam kết luôn đồng hành, hỗ trợ tối đa các nhà đầu tư, doanh nghiệp và các đối tác Hàn Quốc đến khảo sát, triển khai các hoạt động hợp tác đầu tư vào tỉnh. Thanh Hóa sẽ tiếp tục tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hình thức, phương thức xúc tiến đầu tư, thương mại, hướng tới tiếp cận các doanh nghiệp, tập đoàn lớn của Hàn Quốc để xúc tiến đầu tư các dự án có quy mô lớn, giá trị gia tăng cao, công nghệ hiện đại, có tác động lan tỏa, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu, thân thiện với môi trường. Thanh Hóa cũng hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất để các nhà đầu tư Hàn Quốc đến nghiên cứu, tìm hiểu cơ hội, quyết định đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh lâu dài, có hiệu quả cao trên địa bàn tỉnh.

Thanh Hóa tạo việc làm mới cho hơn 25.000 lao động
Từ đầu năm 2025 đến nay, Thanh Hoá đã tạo việc làm mới cho hơn 25.300 lao động, trong đó có hơn 3.800 người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, bằng 52 % kế hoạch.

Tỷ lệ che phủ rừng của Thanh Hóa ước hết năm 2025 đạt 54%
Sau 5 năm thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững (2021 - 2025), tỷ lệ che phủ rừng của Thanh Hóa ước hết năm 2025 đạt 54%; trồng mới gần 60.000 ha rừng các loại; hơn 27.000 ha rừng được cấp chứng chỉ quản lý bền vững.

Dự báo Việt Nam sẽ là nước xuất khẩu và nhập khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo, Việt Nam sẽ trở thành nước giữ vị trí thứ hai toàn cầu về cả xuất khẩu và nhập khẩu gạo trong hai năm liên tiếp 2025 và 2026.

Ưu tiên nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh
Agribank Thanh Hoá đang triển khai nhiều gói tín dụng ưu đãi cho khu vực sản xuất kinh doanh như: chương trình cho vay khách hàng cá nhân với lãi suất chỉ từ 4,5%/năm.

Quốc hội họp về phát triển kinh tế tư nhân, quyết toán ngân sách nhà nước
Theo Chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, sáng nay (16/5), Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân. Nội dung này đã được Quốc hội thảo luận tại tổ trong phiên họp chiều qua .

Nhu cầu vay vốn phục hồi, tăng trưởng tín dụng sớm bứt phá
Nhiều ngân hàng đã ghi nhận sự bứt phá ấn tượng về tăng trưởng tín dụng trong 4 tháng đầu năm. Đặc biệt, nhu cầu vay vốn của nhóm khách hàng cá nhân, nhóm khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa đang phục hồi rõ rệt.

Vốn tín dụng chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại huyện Thạch Thành
Trong những năm qua, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn huyện vay vốn phát triển kinh tế. Qua đó góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.

Ứng dụng khoa học - kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP sau đạt chuẩn
Sau khi được công nhận đạt chuẩn, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm đầu tư máy móc, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Nhờ đó đã nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thương hiệu, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu
Những năm qua, Hội Nông dân huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều hoạt động thiết thực hỗ trợ bà con nông dân trong huyện phát triển kinh tế, nâng cao giá trị, hiệu quả sản xuất, vươn lên làm giàu chính đáng.

144.600 tỷ đồng cho vay lĩnh vực thương mại – dịch vụ
Để tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã tiếp cận với nguồn vốn phát triển thương mại dịch vụ, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục, hồ sơ trong tiếp cận vốn vay, hạ lãi suất cho vay, giữ lãi suất cho vay ở mức ổn định, nâng hạn mức cho vay đối với khách hàng đủ điều kiện.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.