Thanh Hóa hoàn thành thống kê đất đai nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai
Cơ sở dữ liệu về đất đai là một trong 6 cơ sở dữ liệu quốc gia cần được ưu tiên triển khai để đảm bảo nguồn dữ liệu nhằm xây dựng Chính phủ điện tử. Trong đó, công tác thống kê được xem là khâu quan trọng nhằm thiết lập cơ sở dữ liệu chính xác, khách quan, đúng thực tế. Thanh Hóa đã hoàn thành việc thống kê đất đai từ năm 2023, đáp ứng tiến độ do Chính phủ đề ra.
Theo dữ liệu thống kê đất đai, tỉnh Thanh Hóa có tổng diện tích tự nhiên trên 1,1 triệu ha. Trong đó đất nông nghiệp chiếm 82,23 %, đất phi nông nghiệp chiếm 15,63%, đất chưa sử dụng chiếm 2,14%.

Cơ sở dữ liệu này giúp cơ quan quản lý Nhà nước đánh giá được thực trạng sử dụng, quản lý và biến động đất đai, đề xuất những cơ chế, chính sách sử dụng đất hợp lý và hiệu quả.

Ông Hoàng Hữu Chinh, Phó Chủ tịch UBND xã Hoằng Đạt, huyện Hoằng Hóa
Ông Hoàng Hữu Chinh, Phó Chủ tịch UBND xã Hoằng Đạt, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Hoằng Đạt thực hiện bản đồ đo đạc 2000, đúng quy định, được công nhận quy hoạch chung từ 2022, vùng quy hoạch cụ thể thủy sản, lúa năng suất cao, rau màu CNC, đất ở. Chúng tôi cập nhật trên hệ thống được tỉnh, huyện công nhận, khi người dân cần sẽ đến trực tiếp để cung cấp đảm bảo nhanh, chính xác nhất".
Năm 2025, Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa sẽ tiếp tục tham mưu, triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Đề án "Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tỉnh Thanh Hóa".

Sở cũng đã phân công trách nhiệm rõ ràng, nâng cao vai trò trách nhiệm cá nhân, ý thức chấp hành kỷ luật, kỷ cương của cán bộ, công chức và đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu và cải cách thủ tục hành chính về đất đai trên địa bàn.

Phát hiện vi phạm giao thông qua ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI)
Cục Cảnh sát giao thông cho biết đang nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để phát hiện vi phạm qua camera và gửi thông báo tới chủ phương tiện chỉ sau 2 giờ đồng hồ.

Việt Nam đặt mục tiêu phủ sóng 5G tới 90% dân số trong năm 2025
Các doanh nghiệp viễn thông đang đẩy nhanh tiến độ phát triển mạng 5G toàn quốc, hướng tới mục tiêu phủ sóng tới 90% dân số ngay trong năm 2025.

Ngành ngân hàng cần 750.000 nhân lực công nghệ vào năm 2026
Trong xu thế công nghệ mới, các ngân hàng sẽ cần thêm rất nhiều nhân lực để phát triển các công nghệ chiến lược liên quan đến hoạt động của lĩnh vực tài chính, ngân hàng, như fintech, tài sản số, blockchain, AI.

Tài sản số, tiền mã hóa sẽ được bảo vệ như tài sản thực
Mới đây, Luật Công nghiệp công nghệ số đã được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ 1/1/2026. Luật này đánh dấu lần đầu Việt Nam có khung pháp lý cho tài sản số.

Hàng triệu việc làm đang dần bị thay thế bởi trí tuệ nhân tạo
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang tái định hình thị trường lao động toàn cầu với tốc độ chưa từng thấy. Dự báo sẽ có hàng triệu việc làm dần bị thay thế bởi AI.

Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam sắp được hưởng những ưu đãi chưa từng có
Theo Luật Công nghiệp công nghệ số chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2026, các doanh nghiệp công nghệ số của Việt Nam sẽ được hưởng nhiều ưu đãi đặc biệt

Ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển nông nghiệp hữu cơ
Thời gian qua, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất các sản phẩm sạch, hữu cơ đang được áp dụng rộng rãi. Hình thức này không chỉ đem lại sự chủ động cho doanh nghiệp, Hợp tác xã và người dân, mà còn giúp tăng năng suất, chất lượng cây trồng, từ đó nâng cao thu nhập mở ra hướng đi mới, hướng đến nền nông nghiệp hiện đại, bền vững.

Ứng dụng công nghệ trong giữ gìn phát huy các tư liệu hiện vật lịch sử
Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa hiện đang lưu giữ hơn 30 nghìn tư liệu, hiện vật chứa đựng những giá trị lịch sử văn hóa, khoa học, gắn liền với truyền thống lịch sử, văn hóa của Thanh Hóa nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung. Ứng dụng khoa học công nghệ trong việc lưu giữ đang góp phần quan trọng vào phát huy giá trị của tư liệu, hiện vật.

Điện lực Thanh Hoá đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả quản lý điện
Thực hiện Nghị quyết số 03 ngày 11/1/2021 của Đảng ủy Tập đoàn Điện lực Việt Nam về việc thực hiện chuyển đổi số, Công ty Điện lực Thanh Hoá đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ với quyết tâm đưa hoạt động quản lý điện và các dịch vụ điện trở nên thông minh, hiệu quả và tiện ích hơn. Thực tế qua gần 5 năm triển khai, những thành công trong chuyển đổi số không chỉ mang lại nhiều lợi ích, hiệu quả kinh tế cho ngành điện mà còn giúp nâng cao chất lượng phục vụ, nhận được sự hài lòng, ủng hộ của khách hàng.

Giới thiệu 6 sản phẩm tiêu biểu trong nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ lõi
Trung tâm Sáng tạo, khai thác dữ liệu (Trung tâm Dữ liệu quốc gia) và Hiệp hội Dữ liệu quốc gia vừa giới thiệu 6 sản phẩm tiêu biểu trong nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ lõi.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.