Thanh Hóa – Hội An: Trọn nghĩa vẹn tình
Tuần văn hóa “Thành phố Thanh Hóa – Thành phố Hội An" là sự kiện thường niên được tổ chức để giới thiệu, quảng bá rộng rãi hình ảnh và nét đẹp của thành phố Thanh Hóa – thành phố Hội An; tăng cường giao lưu, học hỏi, thắt chặt tình cảm keo sơn, gắn bó, son sắt thủy chung giữa hai thành phố, góp phần làm cho giá trị văn hóa của Hội An lan tỏa đến với Nhân dân Thành phố Thanh Hóa nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung.
Thành phố Thanh Hóa và Thành phố Hội An từ lâu đã có mối giao kết lịch sử đặc biệt. 62 năm qua nghĩa tình ấy luôn được các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai thành phố dày công vun đắp. Tình cảm son sắt, thủy chung Thanh Hóa - Hội An mãi mãi là niềm tự hào, là tài sản tinh thần vô giá của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân hai thành phố, góp phần không nhỏ cho sự phát triển của mỗi thành phố.





Phát huy truyền thống tốt đẹp đó, hằng năm, thành phố Thanh Hoá và thành phố Hội An thường xuyên gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm trong lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội; tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, đền ơn đáp nghĩa. Đặc biệt, những công trình mang tên Thanh Hóa trên đất Hội An và những công trình mang tên Hội An trên đất Thanh Hóa đã được hai thành phố đầu tư xây dựng là dấu ấn văn hóa của mỗi thành phố.

Công viên Hội An nằm giữa trung tâm Thành phố Thanh Hóa là công trình văn hóa mang đậm dấu ấn nghĩa tình hai thành phố Thanh Hóa - Hội An. Nơi đây từ lâu đã trở thành điểm hẹn văn hóa, địa chỉ du lịch, thu hút đông đảo Nhân dân địa phương và du khách gần xa đến tham quan, chiêm ngưỡng các công trình kiến trúc văn hóa độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa Xứ Thanh – Xứ Quảng. Đây cũng là địa điểm tổ chức Tuần văn hóa "Thành phố Thanh Hóa – Thành phố Hội An" hàng năm, nơi kết nối tình cảm khăng khít giữa hai thành phố kết nghĩa.
Thành phố Hội An - Di sản văn hóa thế giới, là 1 trong 10 điểm đến hấp dẫn của thế giới, với chiều sâu văn hóa đa tầng, đa sắc, hấp dẫn. Bởi vậy, "Tuần văn hóa Thành phố Thanh Hóa – Thành phố Hội An" là một sự kiện đặc sắc, với hhững hoạt động sôi nổi và hấp dẫn mang đến cho du khách những trải nghiệm văn hóa đầy thú vị.

Năm 2022, du khách đã được trải nghiệm Tuần văn hóa Thành phố Thanh Hóa - thành phố Hội An với chủ đề "Đêm phố Hội giữa lòng xứ Thanh" cùng sự tái hiện không gian đặc trưng của Hội An, với những chiếc đèn lồng, những món quà từ phố Hội, trải nghiệm văn hóa - văn nghệ truyền thống xứ Quảng với hát bài Chòi, dán đèn lồng, thả hoa đăng, các trò chơi dân gian, sinh hoạt cộng đồng, khám phá văn hóa ẩm thực vùng miền… và cảm nhận sâu sắc dấu ấn phố Hội trong lòng xứ Thanh, cũng như thịnh tình người Xứ Thanh dành cho Phố Hội.
Năm 2023 này, khi đến với "Tuần Văn hóa thành phố Thanh Hóa – thành phố Hội An" du khách tiếp tục được trải nghiệm nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ hấp dẫn, mang đặc trưng của hai thành phố.
Ông Lê Thế Phượng, huyện Hoằng Hóa
"Không gian cổng hoa" và "Con đường hoa" là những điểm nhấn thú vị tại Tuần Văn hoá thành phố Thanh Hoá – thành phố Hội An năm 2023. Không gian cổng hoa gồm 8 vòm hoa nhiều màu sắc kết thành hình trái tim kết hợp với đèn led chiếu sáng tạo sự lung linh huyền ảo. Con đường hoa với tổng chiều dài hơn 100 mét, được thiết kế độc đáo quy tụ hàng chục loại hoa rực rỡ sắc màu, với nhiều tiểu cảnh được bố trí dọc tuyến đường, tạo cảm xúc vui tươi cho du khách.

Cũng trong tuần văn hoá, UBND Thành phố đã phối hợp với Bảo tàng tỉnh, Trung tâm Triển lãm - Hội chợ - Quảng cáo Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa tổ chức trưng bày, triển lãm tư liệu ảnh và hiện vật về văn hóa Đông Sơn; lịch sử tỉnh Thanh Hóa từ thời tiền sử đến nay; lịch sử kết nghĩa Thanh Hóa - Quảng Nam; trưng bày tranh ảnh kỷ niệm 80 năm ra đời đề cương văn hóa Việt Nam với chủ đề "Văn hóa soi đường cho quốc dân đi"… Hàng trăm hiện vật, tranh ảnh được chuẩn bị công phu, sắp xếp đẹp mắt, tạo nên một không gian sống động, giàu ý nghĩa.

Tại Tuần Văn hóa thành phố Thanh Hóa - thành phố Hội An năm nay, Hội Khoa học lịch sử thành phố Thanh Hóa cũng tổ chức trưng bày "Không gian văn hóa sắc thái xứ Thanh", với nhiều hiện vật ý nghĩa, như: 30 bức tranh về di tích, danh lam thắng cảnh của hai thành phố Hội An - Thanh Hóa; 2 tủ sách, một số hiện vật về vua Lê Thái Tổ, trang phục của đồng bào các dân tộc thiếu số… Không gian trưng bày đã đưa người xem ngược dòng lịch sử, đắm mình trong không khí nghĩa tình hai thành phố với những tư liệu, hiện vật lịch sử văn hóa có giá trị, thể hiện tình cảm giữa Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân hai thành phố trong chặng đường 62 năm qua.
Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hữu Ngôn, Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Chuyến đi trải nghiệm văn hóa của du khách tại "Tuần Văn hóa thành phố Thanh Hóa – thành phố Hội An" năm 2023 càng thêm phong phú khi được khám phá văn hóa ẩm thực truyền thống của hai thành phố. Trong không gian phỏng dựng Chùa Cầu và phố cổ Hội An, du khách đã được thưởng thức những món ăn đặc trưng phong phú và hấp dẫn của cả hai vùng miền. Tại đây còn trưng bày một số sản phẩm OCOP, giúp du khách có thêm nhiều lựa chọn thưởng thức, mua quà biếu tặng khi đến tham quan.

63 năm gắn bó, nghĩa tình Thanh Hóa- Quảng Nam là một hành trình dài của tinh thần đoàn kết, chia ngọt sẻ bùi trong công cuộc đấu tranh giải phóng quê hương, đất nước, cũng như xây dựng, phát triển kinh tế sau khi hòa bình lập lại. Tuần văn hóa Thành phố Thanh Hóa - thành phố Hội An hàng năm là một sự kiện đặc sắc, giàu ý nghĩa, góp phần làm cho giá trị lịch sử - văn hóa của tình kết nghĩa Bắc - Nam được lan tỏa, đồng thời, còn trở thành hoạt động du lịch nổi bật của thành phố Thanh Hóa.
Thanh Hóa và Hội An dù cách xa nhau về địa lý nhưng lại có mối duyên tình sâu đậm. Những hoạt động văn hóa đầy ý nghĩa đã thắt chặt hơn mối thâm tình giữa hai thành phố và để lại những dấu ấn sâu sắc về vùng đất, con người hai thành phố trong văn hóa, lịch sử và tâm hồn của nhau.

Lễ hội truyền thống chùa Báo Ân năm 2025
Ngày 29/3 (tức ngày mùng 1 tháng 3 âm lịch), xã Thiệu Vân phối hợp Hội Phật giáo thành phố Thanh Hóa khai mạc lễ hội truyền thống chùa Báo Ân.

Khu di tích lịch sử Quốc gia Am Tiên và những “rào cản” để phát triển xứng tầm
Nằm trên đỉnh Núi Nưa ở làng Cổ Định, xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, khu di tích Quốc gia Am Tiên là quần thể danh thắng gồm “núi Nưa – Đền Nưa – Am Tiên” Khu di tích có tổng diện tích 100 ha, gắn với sự tích về cuộc dấy binh khởi nghĩa của nữ anh hùng Triệu Thị Trinh. Nơi đây còn được biết đến là huyệt đạo linh thiêng nhất của Việt Nam. Những năm vừa qua, khu di tích Quốc gia Am Tiên đã nhiều lần được tu bổ, trở thành điểm đến hấp dẫn với du khách thập phương. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, sự phát triển của khu di tích vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế vốn có.

Ngôi đền linh thiêng bên dòng sông Mã
Tự hào là vùng đất cổ có tuổi đời hơn bốn nghìn năm, Di tích Quốc gia núi và đền Đồng Cổ tại xã Yên Thọ, huyện Yên Định đã đi vào lịch sử như một huyền thoại gắn liền với tên gọi Thanh Hóa.

Điểm dừng chân giữa lòng thành phố Thanh Hóa
Nằm tại phường Hàm Rồng, cách trung tâm thành phố Thanh Hóa khoảng 7km, không gian quán Chợ Tộc cà phê hiện hữu mang một phong cách vô vùng đặc biệt và ấn tượng.

Trưng bày xin ý kiến Nhân dân về các mẫu phác thảo tượng đài Bà Triệu chất liệu đồng
Sáng 28/3, tại Nhà hát Lam Sơn, thành phố Thanh Hoá, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch đã tổ chức khai mạc trưng bày và xin ý kiến Nhân dân về mẫu phác thảo tượng đài Bà Triệu chất liệu đồng.

Chợ phiên Thạch Lập - Nét đẹp văn hóa vùng cao
Nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc, đồng thời phát triển du lịch cộng đồng, tạo thêm sản phẩm du lịch độc đáo thu hút du khách, nhiều địa phương miền núi tỉnh Thanh Hóa đã đưa vào hoạt động mô hình chợ phiên đêm. Đây không chỉ là nơi giới thiệu, quảng bá, đưa các sản phẩm văn hóa, văn nghệ và nông sản, đặc sản địa phương mà còn trở thành điểm đến thú vị trên hành trình khám phá, trải nghiệm của mỗi du khách. Ghi nhận tại xã Thạch Lập, huyện Ngọc Lặc.

Biển Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn được công nhận khu du lịch cấp tỉnh
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định về việc công nhận Khu du lịch cấp tỉnh biển Hải Hòa, phường Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Nâng cao hiệu quả quản lý và phát huy giá trị di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh - địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu
Sáng ngày 26/3, UBND huyện Triệu Sơn tổ chức hội nghị triển khai Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về thực hiện Đề án “Đổi mới nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, bảo vệ, khai thác và phát huy giá trị di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh - địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu, giai đoạn 2024 - 2030.

Sưu tầm, bảo quản và trưng bày giới thiệu các hiện vật về Hàm Rồng chiến thắng
Hiện nay hàng nghìn tư liệu hiện vật, kỷ vật, hình ảnh quý giá về Cầu Hàm Rồng huyền thoại, Đồi C4 anh hùng, Nhà máy điện Hàm Rồng và các địa danh trên mảnh đất Hàm Rồng khói lửa năm xưa, đang được gìn giữ, bảo quản, trưng bày giới tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hoá. Việc sưu tầm, bảo quản và trưng bày giới thiệu các hiện vật về Hàm Rồng góp phần quan trọng tuyên truyền giáo dục cho các thế hệ hôm nay về truyền thống yêu nước, tinh thần chiến đấu kiên cường bất khuất của quân và dân ta chống lại sự xâm lược của kẻ thù cách đây 60 năm.

Khám phá làng cổ Tân Hùng
Thôn Tân Hùng, xã Thanh Phong, huyện Như Xuân có 165 hộ dân thì có hơn 90 hộ còn lưu giữ được những ngôi nhà sàn cổ của người Thái, đặc biệt có những ngôi nhà có tuổi đời gần 100 năm. Đây chính là nét văn hóa độc đáo thu hút du khách đến với vùng đất này.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.