Thanh Hóa, hơn 1.000 người thụ hưởng chương trình "tiêm vắc-xin trước, trả chi phí sau"
Sau hơn 1 năm triển khai chương trình "tiêm vắc-xin trước, trả chi phí sau" không lãi suất của hệ thống tiêm chủng VNVC, tỉnh Thanh Hoá đã có gần 1.000 trẻ em và người lớn có hoàn cảnh khó khăn được tiêm đầy đủ các mũi vắc xin, bảo vệ sức khoẻ trong bối cảnh đang có nhiều dịch bệnh nguy hiểm.
Theo lịch hẹn, chị Nguyễn Thị Trúc Quyên, ở thành phố Thanh Hóa đưa con đến trung tâm để tiêm mũi vắc xin phòng bệnh viêm gan AB và vắc xin phòng bệnh viêm não mô cầu nhóm B. Đây là mũi tiêm thứ 16 thuộc gói vắc xin trả góp không lãi suất. Đối với một phụ nữ ở nhà làm nội trợ, lại đang mang thai con thứ 2, chương trình đã giúp con chị kịp thời được tiêm các mũi vắc xin quan trọng phòng các bệnh nguy hiểm, còn gia đình chị cũng giảm bớt gánh nặng tài chính.
Chị Nguyễn Thị Trúc Quyên chia sẻ: "Tôi đã tiêm đăng kí tiêm gói vắc xin này được 1 năm rồi, mỗi tháng tôi chỉ phải trả 1 triệu 7 thôi. Tôi lại đang mang bầu nên mỗi tháng chỉ có thể trả một số tiền nhỏ để tiêm cho bé mũi cơ bản, tốt cho bé và phù hợp với tài chính gia đình".
Chương trình "tiêm vắc-xin trước, trả chi phí sau" không lãi suất được triển khai dành cho những khách hàng có hoàn cảnh khó khăn, không có đủ điều kiện kinh tế để chi trả trọn gói 1 lần trong tiêm chủng dịch vụ. Khách hàng chỉ cần làm thủ tục tín chấp đơn giản bằng Căn cước công dân và không phải trả lãi suất đến 12 tháng. Toàn bộ lãi suất được VNVC chi trả thay.
Trong tổng số gần 7.000 khách hàng có hoàn cảnh khó khăn trên cả nước được hỗ trợ từ chương trình "tiêm vắc-xin trước, trả chi phí sau" với tổng chi phí 100 tỷ đồng, tỉnh Thanh Hoá có tới gần 1.000 người được hỗ trợ. Các gói vắc-xin được người dân lựa chọn nhiều nhất là gói vắc-xin cho trẻ em, gói vắc xin HPV cho trẻ vị thành niên và gói vắc xin cho phụ nữ chuẩn bị mang thai.
Theo bác sĩ Lê Thị Gấm, quản lý vùng y khoa miền Bắc, Trung tâm tiêm chủng VNVC thì việc tiêm phòng đầy đủ đúng lịch giúp phòng bệnh, giúp cộng đồng tránh nguy cơ có dịch bùng phát trở lại, giảm chi phí chăm sóc sức khoẻ, chi phí phải điều trị bệnh lý, giảm biến chứng, giảm nguy cơ tử vong. Bà Nguyễn Thị Đào, Giám đốc Trung tâm tiêm chủng VNVC tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Với chương trình này, chúng tôi mong muốn sẽ hỗ trợ nhiều hơn những người có hoàn cảnh khó khăn được tiêm chủng vắc xin đầy đủ, thường xuyên, đúng lịch".
Sau đại dịch Covid-19, với nhiều khó khăn về nguồn cung ứng và vận chuyển vắc-xin, trong khi chương trình tiêm chủng mở rộng thường xuyên khan hiếm nhiều loại vắc-xin, đã khiến nhiều trẻ em và người lớn bị gián đoạn hoặc không được tiêm vắc-xin đầy đủ, nhất là đối với trẻ em ở vùng sâu vùng xa, trẻ có hoàn cảnh khó khăn. Do đó, chính sách tiêm vắc xin trước, trả chi phí sau không lãi suất đã và đang giúp nhiều trẻ em và người lớn có hoàn cảnh khó khăn được tiêm vắc-xin đầy đủ, kịp thời phòng dịch bệnh, bảo vệ sức khoẻ. Qua đó góp phần nâng tỉ lệ bao phủ tiêm chủng vắc- xin trong cộng đồng.
Bộ Y tế khuyến cáo biện pháp phòng ngộ độc thực phẩm sau mưa bão
Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, mới có công văn về tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm, khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Chủ động phòng các bệnh lý nguy hiểm do vi khuẩn phế cầu gây ra với vaccine thế hệ mới
Vi khuẩn phế cầu là loại vi khuẩn khu trú tại vùng mũi – họng gây ra nhóm bệnh lý nguy hiểm như viêm phổi, viêm mũi họng, viêm tai giữa, viêm màng não, nhiễm trùng huyết… Các bệnh do vi khuẩn phế cầu gây ra thường để lại di chứng và tỷ lệ tử vong từ 10 – 20%, đặc biệt ở trẻ nhỏ, người già, tỷ lệ tử vong lên đến 50%. Tuy vậy, những bệnh này có thể phòng ngừa hiệu quả bằng vaccine phế cầu đặc biệt là các vaccine phế cầu thế hệ mới. Việc tiêm sớm cho trẻ và người lớn sẽ giúp cho nhiều người được bảo vệ trước những bệnh lý nguy hiểm.
Lo ngại dịch bệnh truyền nhiễm bùng phát mùa tựu trường
Theo Bộ Y tế, cả nước đang bước vào năm học mới, nguy cơ các bệnh truyền nhiễm phát sinh tăng cao, nhất là với một số bệnh như sởi, ho gà, tay chân miệng và một số bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị liên quan chủ động triển khai các biện pháp phòng bệnh, ngăn chặn dịch bệnh bùng phát.
Bộ Y tế đặt mục tiêu 95% trẻ tiêm đủ mũi vaccine phòng sởi
Theo Bộ Y tế, Từ đầu năm đến nay, bệnh sởi đang xuất hiện nhiều ca mắc bệnh ở các địa phương. Bộ Y tế xác định 18 tỉnh, thành phố sẽ tiến hành tiêm vaccine sởi - rubella miễn phí cho các đối tượng với mục tiêu, 95% trẻ thuộc nhóm đối tượng tiêm chủng chưa được tiêm đủ mũi vaccine theo quy định tại vùng nguy cơ, vùng đang có các ca sởi/dịch sởi xảy ra được tiêm 1 mũi vaccine sởi - rubella.
Tăng cường đầu tư cho tuyến y tế cơ sở, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
Với chủ trương đầu tư Dự án xây dựng mới và mua sắm trang thiết bị cho 70 trạm y tế tuyến xã theo Nghị quyết 311 ngày 27/8/2022 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Thanh Hoá, đến nay, các trạm y tế đã đưa vào sử dụng, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động khám chữa bệnh ban đầu.
Bộ Y tế: Đảm bảo nước sạch, vệ sinh môi trường, quản lý chất thải y tế sau bão
Theo Bộ Y tế, sau mưa bão nói chung, sau bão số 3 nói riêng, các đơn vị y tế cần thực hiện các biện pháp thu gom, xử lý chất thải rắn y tế đảm bảo an toàn, phòng tránh nguy cơ phát tán mầm bệnh gây ảnh hưởng sức khỏe; tăng cường các biện pháp khử khuẩn, xử lý nước thải y tế trước khi xả thải ra môi trường.
Bệnh viện Nội tiết ứng dụng khoa học công nghệ trong khám, điều trị các bệnh lý về nội tiết chuyển hóa
Trong những năm qua, cùng với việc nâng cao chất lượng chuyên môn, Bệnh viện nội tiết Thanh Hóa đã không ngừng đầu tư, nâng cấp hạ tầng thiết bị; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ y học hiện đại vào công tác công tác khám, điều trị cho bệnh nhân.
Thanh Hóa nỗ lực thực hiện mục tiêu thanh toán bệnh lao vào năm 2030
Những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những kết quả tích cự trong thực hiện Chương trình Chống lao Quốc gia. Đó là đẩy mạnh triển khai đồng bộ các can thiệp phòng, chống lao nhằm tăng tối đa số bệnh nhân lao được phát hiện, chẩn đoán và thu nhận vào điều trị, tiến tới cắt đứt nguồn lây trong cộng đồng, thanh toán bệnh lao vào năm 2024.
Giám sát bệnh đậu mùa khỉ tại Cảng Hàng không Nội Bài
Trước những diễn biến phức tạp của bệnh đậu mùa khỉ tại nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ, Bộ Y tế và Sở Y tế Hà Nội đã tăng cường kiểm dịch y tế tại Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài nhằm giám sát, không để dịch bệnh xâm nhập, lây lan.
Các cơ sở y tế sẵn sàng thu dung cấp cứu nạn nhân do mưa, lũ gây ra
Để chủ động ứng phó với cơn bão số 3 và tình hình mưa lũ, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ; Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế khu vực miền Bắc, miền Trung về việc chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 3 và mưa lũ.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.