Thanh Hóa khắc phục tình trạng thiếu giáo viên cho năm học mới
Trong nhiều năm qua, tình trạng thiếu giáo viên luôn là bài toán khó đối với ngành giáo dục tỉnh Thanh Hóa. Đến năm học này, tình trạng thiếu giáo viên vẫn diễn ra ở tất cả các cấp học. Vì vậy, ngành giáo dục tỉnh Thanh Hóa đang triển khai nhiều giải pháp nhằm khắc phục tình trạng thiếu giáo viên trước thềm năm học mới.
Chỉ còn khoảng hơn 3 tuần nữa là đến năm học mới, thế nhưng Ban Giám hiệu trường Trung học Cơ sở Thiệu Duy, huyện Thiệu Hóa vẫn loay hoay với bài toán thiếu giáo viên. Năm học 2023 - 2024, trường có 11 lớp, với 21 cán bộ, giáo viên. Theo Quyết định 3185 của UBND tỉnh Thanh Hóa, trường còn thiếu 4,5 giáo viên. Năm học mới này, nhà trường sẽ tiếp tục động viên giáo viên dạy tăng tiết, tăng buổi, dạy liên môn nhằm đảm bảo nội dung chương trình. Tuy nhiên, việc làm này sẽ gây áp lực cho giáo viên, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng dạy và học.
Thầy giáo Nguyễn Văn Dũng, Hiệu trưởng trường Trung học Cơ sở Thiệu Duy, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Nhà trường thiếu hơn 4 giáo viên, ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện chương trình phổ thông 2028. Nhà trường cũng đề nghị phòng Giáo dục bố trí giáo viên dạy cho năm học mơi. Đồng thời, đề xuất để được tuyển thêm giao viên bổ sung cho lực lượng thiếu".
Năm học 2023 - 2024, theo quyết định 3185 của tỉnh, huyện Thiệu Hóa thiếu 214 giáo viên chủ yếu ở bậc học mầm non và tiểu học. Khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, cùng với việc tuyển mới giáo viên, ưu tiên chuyển số giáo viên đang dạy hợp đồng vào ngạch viên chức theo chỉ tiêu được phân bổ. Phòng Giáo dục và Đào tạo cũng tham mưu đề xuất UBND huyện cấp kinh phí và cho phép các trường được hợp đồng giáo viên để đủ số lượng người làm việc trong khi chờ được giao bổ sung biên chế theo quy định.
Thầy giáo Hà Thanh Sơn, Hiệu trưởng trường Tiểu học Thiệu Giang, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên nhà trường đã hợp đồng giáo viên, động viên giao viên dạy tăng tiết. Thiếu giáo viên ảnh hưởng đến chất lượng nên đề xuất bổ sung định biên giáo viên trong năm học này".
Ông Nguyễn Lạnh Đông, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Huyện sẽ rà soát, sắp xếp lại mạng lưới trường, lớp, đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất. Cùng với đó, huyện điều động, biệt phái giáo viên từ nơi thừa đến nơi thiếu. Các trường động viên giáo viên dạy tăng tiết, tăng buổi; Phòng phối hợp với phòng nội vụ dây dựng kế hoạch tuyển đủ biên chế được giao".
Tại huyện Triệu Sơn, tình trạng thiếu giáo viên cũng diễn ra tương tự. Theo rà soát, năm học 2023 - 2024, theo quyết định 3185 của UBND tỉnh, huyện đang thiếu 25 giáo viên mầm non, 77 giáo viên ở Tiểu học và 91 giáo viên Trung học Cơ sở. Còn theo dự thảo thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo, huyện thiếu hơn 500 giáo viên ở cả ba cấp học mầm non, tiểu học và THCS. Trước thực trạng trên, phòng Giáo dục huyện đã tham mưu UBND huyện xây dựng kế hoạch tuyển dụng giáo viên cho các bộ môn, tăng cường dạy liên trường, liên cấp để đảm bảo chương trình.
Thanh Hóa là một trong những tỉnh thiếu nhiều giáo viên nhất cả nước và tình trạng thiếu giáo viên đang diễn ra tại tất cả các huyện, thị, thành phố, ở các cấp học. Tính đến tháng 5 năm 2023, toàn tỉnh thiếu hơn 16.000 giáo viên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; còn nếu tính theo định mức quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh thì thiếu hơn 8900 giáo viên. Trong đó, thiếu nhiều nhất là giáo viên khối mầm non, tiểu học. Những môn thiếu nhiều giáo viên nhất là Tiếng Anh, Tin học ở khối tiểu học. Nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng thiếu giáo viên như: giao chỉ tiêu biên chế cho tỉnh thấp hơn so với định mức, nhiều địa phương không tuyển giáo viên thay thế cho số nghỉ chế độ... Cùng với đó, chương trình giáo dục phổ thông 2018 thay đổi cơ cấu môn học dẫn đến môn thừa, môn thiếu giáo viên cục bộ... Tổng số học sinh trên địa bàn tỉnh có xu hướng tăng cao qua các năm, trung bình tăng từ 15.000 đến 20.000 học sinh các cấp/năm. Trong khi đó, tổng số cán bộ, giáo viên toàn ngành không thay đổi, vẫn duy trì ở con số hơn 50.000 người. Tình trạng thiếu giáo viên đã khiến các nhà trường gặp nhiều khó khăn trong tổ chức quản lý, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, nhất là triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, và càng khó khăn hơn trong việc nâng cao chất lượng dạy và học.
Trước sự thiếu hụt rất lớn số lượng giáo viên, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với Sở Nội vụ, tham mưu cho Ủy ban Nhân dân tỉnh đề xuất, kiến nghị với các Bộ, ngành Trung ương bổ sung chỉ tiêu biên chế giáo viên cho tỉnh Thanh Hóa. Tháng 7/2022, tỉnh đã được Bộ Chính trị giao bổ sung 1.681 chỉ tiêu biên chế giáo viên. Song, cho dù tuyển đủ số chỉ tiêu này cũng chưa đáp ứng đủ được nhu cầu thiếu giáo viên hiện nay ở các nhà trường. Khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, các địa phương, cở sở giáo dục ở Thanh Hóa chủ động rà soát, sắp xếp mạng lưới, đội ngũ, huy động, động viên nhân lực hiện có tham gia giảng dạy, động viên giáo viên dạy tăng tiết, tăng buổi;...Tuy nhiên, đó chỉ là giải pháp trước mắt, còn về lâu dài cần có có kế hoạch ngành tập trung xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn tuyển phù hợp với thực tiễn của tỉnh, ưu tiên khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa còn nhiều khó khăn.
Tiến sỹ Trần Văn Thức, Giáo đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa cho biết: "Tiếp tục là việc với Bộ nội vụ, bộ giáo dục để trình TW bổ sung biên chế cho năm học 2023 – 2024. Ngành tiếp tục phối hợp với Sở Nội triển khai nghi định 111 để các địa phương ký hợp đồng với giáo viên, khuyến nghị các phòng gd tăng cường dạy liên trường. Đối với bậc THPT có biệt phái ở nơi giáo viên đủ hỗ trợ nơi giáo viên đang thiếu. Về lâu dài tham mưu cho tỉnh tiếp tục đào tạo sinh viên sư phạm theo lộ trình".
Để giải quyết tình trạng thiếu giáo viên trầm trọng của tỉnh Thanh Hóa, đồng thời đảm bảo định mức giáo viên trên lớp theo qui định của Trung ương, mới đây, UBND tỉnh Thanh Hóa đã đề xuất, báo cáo Bộ nội vụ xem xét, trình chính phủ giao bổ sung thêm biên chế sự nghiệp giáo dục mầm non và phổ thông công lập tỉnh Thanh Hóa năm 2023 theo qui định tại thông số 06/2015 của Bộ Giáo dục, Bộ nội vụ và dự thảo thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập, tổng số là 16.634 biên chế, trong đó, mầm non là 4.936 biên chế, tiểu học 4.703 biên chế, THCS 6131 biên chế và THPT là 864 biên chế. Mong rằng, với những giải pháp cụ thể trước mắt cũng như lâu dài, thời gian tới tỉnh Thanh Hóa sẽ sớm được giao bổ sung thêm biên chế giáo viên để sớm khắc phục được tình trạng thiếu giáo viên hiện nay,góp phần thực hiện thành công mục tiêu đã đề ra.
Thanh Hoá có hàng chục nghìn sáng kiến trong giáo dục
Những năm qua, phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo đã có sự lan tỏa lớn trong công đoàn ngành giáo dục Thanh Hóa. Qua đó, nhiều tấm gương nhà giáo đã được vinh danh nhà giáo tiêu biểu toàn quốc và nhà giáo tiêu biểu xứ Thanh. Các thầy cô là những tấm gương sáng về nỗ lực đổi mới, sáng tạo, hết mình vì học sinh thân yêu.
Thành phố Thanh Hoá kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
Nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, các trường học trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm tri ân các thế hệ thầy cô. Đồng thời đẩy mạnh các phong trào thi đua, tạo khí thế hăng hái, phấn đấu trong dạy và học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Trường Trung cấp nghề Nga Sơn khai giảng năm học mới 2024 - 2025
Sáng ngày 19/11, Trường Trung cấp nghề Nga Sơn đã long trọng tổ chức lễ khai giảng năm học 2024-2025 và khánh thành công trình thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.
Lan tỏa phong trào thi đua trong công đoàn ngành giáo dục Thanh Hóa
Những năm qua, phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo đã có sự lan tỏa lớn trong công đoàn ngành giáo dục Thanh Hóa. Từ đó, đã có nhiều tấm gương nhà giáo tiêu biểu được vinh danh nhà giáo tiêu biểu toàn quốc và nhà giáo tiêu biểu xứ Thanh. Các thầy cô là những tấm gương sáng về nỗ lực đổi mới, sáng tạo, hết mình vì học sinh thân yêu.
Thành phố Thanh Hoá kỉ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, các trường học trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm tri ân các thế hệ thầy cô đồng thời đẩy mạnh các phong trào thi đua, tạo khí thế hăng hái, phấn đấu trong dạy và học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Trường Phổ thông Nguyễn Mộng Tuân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Sáng ngày 19/11, Trường Phổ thông Nguyễn Mông Tuân (huyện Đông Sơn) tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 và cắt băng khánh thành hạng mục công trình lớp học 5 tầng.
Tập trung xây dựng Trường Chính trị tỉnh đạt chuẩn mức 2
Là một trong những trường chính trị cấp tỉnh đầu tiên trong cả nước được công nhận đạt chuẩn mức 1, hiện nay, Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa đang tiếp tục nỗ lực phấn đấu xây dựng trường đạt chuẩn mức 2 vào năm 2025. Trong đó, việc đổi mới toàn diện công tác quản lý, đào tạo và nghiên cứu khoa học được xem là giải pháp trọng tâm.
Những thầy giáo dạy nghề truyền cảm hứng
Đam mê, sáng tạo, giúp học sinh, sinh viên nhanh chóng nắm bắt kĩ năng, kiến thức nghề nghiệp một cách tốt nhất, các thầy cô giáo ở lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp ở Thanh Hoá đã và đang đóng góp tích cực vào quá trình bồi dưỡng, nâng cao nguồn nhân lực chất lượng cho tỉnh.
Hội thi tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Trung học cơ sở huyện Bá Thước vừa tổ chức Hội thi “Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống” cho học sinh.
Trường THPT Sầm Sơn kỷ niệm 40 năm thành lập
Trường Trung học phổ thông Sầm Sơn vừa tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm thành lập (1984 – 2024).
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.