Thanh Hoá là tỉnh có quy mô kinh tế lớn nhất khu vực miền Trung - Tây Nguyên
Không chỉ là tỉnh đông dân nhất Việt Nam, Thanh Hoá còn là tỉnh có quy mô kinh tế lớn nhất khu vực miền Trung - Tây Nguyên.
Thanh Hoá nằm ở khu vực Bắc Trung Bộ, có diện tích hơn 11.000 km2 và là tỉnh rộng thứ 5 cả nước. Với dân số 3,72 triệu người (số liệu năm 2022), Thanh Hoá là tỉnh đông dân nhất Việt Nam, chỉ sau 2 thành phố trực thuộc trung ương là thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Với địa bàn trải rộng từ đồng bằng ven biển, trung du và miền núi, Thanh Hoá có 2 thành phố, 2 thị xã và 23 huyện. Trong đó, Sầm Sơn là thành phố nhỏ nhất Việt Nam với diện tích gần 45 km2, chiếm khoảng 0,4% diện tích toàn tỉnh.
Thành phố Sầm Sơn được thành lập năm 2017 nhưng đã có truyền thống du lịch hơn 100 năm. Bên cạnh hoạt động tắm biển, thành phố nhỏ nhất Việt Nam còn tổ chức nhiều lễ hội để thu hút khách du lịch. Năm 2022, Sầm Sơn đã đón hơn 7 triệu lượt khách, gấp hơn 60 số dân thành phố.
Với tiềm năng lớn, thành phố nhỏ nhất Việt Nam đã thu hút nhiều dự án của các tập đoàn lớn. Trong ảnh là quảng trường biển Sầm Sơn rộng 2 ha, sức chứa hơn 10.000 người. Bên cạnh đó là trục cảnh quan lễ hội dài 2,6 km, rộng 120 m kết nối đến Khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng sông Đơ và tổ hợp công viên Sun World sắp hình thành.
Thanh Hoá là nơi kết nối giữa khu vực miền Trung và miền Bắc. Nơi đây có hàng loạt tuyến đường huyết mạch như quốc lộ 1 A, đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc - Nam chạy qua. Trong ảnh là một đoàn tàu đi qua cầu Hàm Rồng, một biểu tượng lịch sử của Thanh Hoá.
Năm 2022, Thanh Hóa là tỉnh có quy mô kinh tế đứng thứ 8 cả nước, cao nhất các tỉnh thành khu vực miền Trung, Tây Nguyên. Đồng thời, tỉnh đông dân nhất Việt Nam cũng là địa phương có tổng vốn đầu tư FDI, giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu, thu ngân sách nhà nước hàng năm lớn nhất miền Trung. Trong ảnh là tượng đài Lê Lợi ở trung tâm thành phố Thanh Hoá.
Tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2022 của tỉnh Thanh Hóa đạt 12,51%. Thu ngân sách nhà nước đạt gần 49.000 tỉ đồng, đứng thứ 7 cả nước, cao nhất từ trước đến nay. Trong ảnh là nhà hát Lam Sơn.
Về cơ cấu kinh tế, công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất với 48,41%, dịch vụ chiếm 30,4% và nông nghiệp chiếm 14,42%. Trong đó, tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng cao. Năm 2022, Thanh Hoá đón hơn 11 triệu lượt khách du lịch, gấp 3 lần dân số của tỉnh. Tổng thu du lịch ước đạt 20.000 tỷ đồng.
Cùng với sự phát triển kinh tế, nhiều khu đô thị khang trang cũng được xây dựng lên như Sun Grand Boulevard (Sầm Sơn), Eurowindow Garden City… Trong ảnh là dự án Vinhomes Star City.
Theo quy hoạch đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng GRDP sẽ đạt từ 10,1% trở lên; GRDP bình quân đầu người đến năm 2030 đạt trên 7.850 USD. Tỉnh Thanh Hóa trở thành một trong những trung tâm lớn của khu vực và cả nước, một cực tăng trưởng mới, cùng với Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía bắc của tổ quốc. Trong ảnh là biển Hải Tiến, địa điểm thu hút du lịch mới của Thanh Hoá.
Việt Hùng, Nguyễn Ngoan, Minh Domino, Thảo Anh, Hải Lê
https://markettimes.vn/tinh-dong-dan-nhat-co-thanh-pho-nho-nhat-viet-nam-20487.html
Công an huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa tạm giữ các đối tượng có hành vi cưỡng đoạt tài sản
Qua công tác nắm tình hình, Công an huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa phát hiện trên địa bàn có một số đối tượng tự xưng là nhà báo có hành vi Cưỡng đoạt tài sản.
Nga Sơn đẩy mạnh quy hoạch phát triển đô thị
Nhiệm kỳ 2020 - 2025, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Nga Sơn đề ra mục tiêu nâng tỷ lệ đô thị hóa lên hơn 15%. Để thực hiện mục tiêu này, Nga Sơn đã đẩy mạnh công tác quy hoạch phát triển đô thị, đầu tư cơ sở hạ tầng.
Chữ ký số là một thành phần của hạ tầng số Việt Nam
Tại "Chiến lược hạ tầng số đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030", Chính phủ xác định chữ ký số và chứng thực chữ ký số là một yếu tố thuộc hạ tầng tiện ích số và công nghệ số. Mục tiêu đặt ra trong chiến lược là tỷ lệ dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử đạt trên 50% vào năm 2024 và hơn 70% vào năm 2030.
Hơn 38 triệu tài khoản ngân hàng cài đặt sinh trắc học
Theo Ngân hàng Nhà nước, sau 3 tháng triển khai cập nhất dữ liệu sinh trắc học, tổng số dữ liệu sinh trắc học đã được thu thập đạt khoảng 38 triệu tài khoản. Số vụ lừa đảo trực tuyến giảm hơn 50%.
Hướng tới 70% người dân trưởng thành Việt Nam sử dụng dịch vụ công trực tuyến vào năm 2030
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án "Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao chất lượng về cung cấp và sử dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến đến năm 2025, định hướng đến năm 2030".
Ứng phó với làn sóng thương mại điện tử xuyên biên giới
Hàng Việt đang đứng trước nhiều khó khăn và thách thức khi bị làn sóng thương mại điện tử giá rẻ cạnh tranh khốc liệt, đòi hỏi doanh nghiệp Việt cần phải nâng cao nội lực để ứng phó.
Ngành Thuế cả nước thu ngân sách Nhà nước vượt 1,7 triệu tỷ đồng
Năm 2024, tổng thu ngân sách Nhà nước do toàn ngành Thuế quản lý ước đạt trên 1 triệu 700 nghìn tỷ đồng, bằng 116% dự toán, tăng 13,7% so với năm 2023.
Năm 2025, Việt Nam có thể đạt tăng trưởng GDP hơn 8%
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) – Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2024 dự báo đạt 7,25% và năm 2025 dự kiến đạt trên 8%.
Bản tin Sức khỏe 23/12/2024
Bản tin Sức khỏe 23/12/2024 có những nội dung chính sau: - Congo xác nhận bệnh lạ khiến nhiều người chết là sốt rét - Thời tiết giá rét ảnh hưởng đến sức khỏe người cao tuổi - Thanh Hoá nỗ lực thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã đến năm 2030.
Sớm phân bổ vốn đầu tư công để thúc đẩy giải ngân
Để thực hiện hiệu quả nguồn vốn đầu tư ngân sách Nhà nước năm 2025, Chính phủ đã giao dự toán, kế hoạch đầu tư công và yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương phân bổ kế hoạch đầu tư vốn bảo đảm tập trung, tránh tình trạng chậm phân bổ chi tiết vốn.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.