Thanh Hóa làm thủy lợi mùa khô đạt trên 107% kế hoạch
Sau hơn 1 tháng phát động toàn dân ra quân làm thủy lợi mùa khô năm 2024 - 2025, các địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã nạo vét hơn 1,3 triệu m3 kênh mương, đạt 107,7% kế hoạch.
Trong đó, nạo vét kênh liên huyện, liên xã là hơn 447 nghìn m3; nạo vét kênh nội đồng hơn 858 nghìn m3. Một số địa phương làm thủy lợi mùa khô vượt kế hoạch đề ra, như: huyện Thường Xuân đạt 170%, thị xã Bỉm Sơn đạt trên 164%, Hà Trung đạt trên 147%, Hoằng Hóa đạt hơn 130%, Mường Lát đạt 127%... Ngoài ra, các địa phương, đơn vị đã chủ động dọn cỏ, vớt bèo trên các kênh liên huyện, xã, kênh nội đồng, với khối lượng thực hiện đạt khoảng 1,2 triệu m2; tiêu biểu là các huyện: Nga Sơn, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Hà Trung và Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Sông Mã... Các công ty quản lý khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh đã tích cực huy động lực lượng, phương tiện phối hợp với các xã, thị trấn, Hợp tác xã nông nghiệp ra quân nạo vét kênh mương kết hợp làm đường nội đồng, tu bổ, sửa chữa nâng cấp công trình kênh mương, cống đập cấp I, cấp II... tạo thuận lợi cho việc bơm tưới, tiêu nước phục vụ sản xuất. Với sự vào cuộc tích cực của các cấp, ngành và công ty quản lý khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh đã góp phần bảo vệ các công trình thủy lợi, phòng chống lụt bão, phục vụ sản xuất nông nghiệp và nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ các công trình phòng, chống thiên tai, ngăn chặn các hành vi vi phạm hành lang an toàn đê và lòng sông, kênh mương.
Thanh Hóa: Phát huy hiệu quả xúc tiến đầu tư
Thực hiện đường lối phát triển kinh tế mở, tỉnh Thanh Hóa đã đa dạng các hình thức xúc tiến đầu tư, tranh thủ tối đa các nguồn lực từ bên ngoài để đầu tư hạ tầng, phát tiển kinh tế - xã hội. Minh chứng là tỉnh Thanh Hóa đã thiết lập được nhiều mối quan hệ ngoại giao và thu hút được nhiều dự án của các tập đoàn đa quốc gia cũng như các tập đoàn lớn ở trong nước đầu tư vào địa bàn.
Thọ Xuân: Nhiều mô hình nông nghiệp thông minh, thích ứng biến đổi khí hậu
Trước diễn biến bất lợi của thời tiết, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã khuyến khích các đơn vị, cá nhân phát triển các mô hình nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Qua đó, góp phần đưa giá trị thu nhập bình quân trên ha đất canh tác của huyện lên 154 triệu đồng/ha/năm.
Thanh Hóa có khoảng 2,47 triệu con nuôi đặc sản
Hiện tỉnh Thanh Hóa có khoảng 2,47 triệu con nuôi đặc sản với các đối tượng con nuôi phổ biến như: Lợn mán, lợn rừng, vịt Cổ Lũng, baba, gà Đông Tảo, thỏ, dê, nhím… với hơn 1.000 hộ được cấp phép nuôi.
Gần 1.260 tỷ đồng cho vay theo các lĩnh vực ưu tiên
Ngân hàng Nhà nước – Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều giải pháp chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn tập trung nguồn vốn cho vay các lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ, cho vay tư vấn phát triển nông nghiệp và nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ và doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Triển vọng tăng trưởng xuất khẩu năm 2025
Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, năm 2024, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa của tỉnh Thanh Hóa đều có mức tăng trưởng khả quan, đơn hàng nhiều, thị trường tiêu thụ ổn định và mở rộng. Đây là điều kiện thuận lợi để bước sang năm 2025, các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, phấn đấu đạt mục tiêu giá trị xuất khẩu 8 tỷ USD.
Xuất khẩu năm 2025 bước vào chu kỳ biến động mới
Theo các chuyên gia, xuất khẩu hàng hoá năm 2025 sẽ bước vào chu kỳ biến động mới với nhiều ẩn số trên thị trường, đặc biệt là chính sách mới của Mỹ.
Doanh nghiệp kỳ vọng một năm kinh doanh khởi sắc
Với nhiều doanh nghiệp trong cả nước, năm 2024 là một năm vượt khó khi phải đối diện với những "cơn gió ngược" từ bối cảnh suy thoái kinh tế, lạm phát tăng cao hay những bất ổn chính trị trên toàn cầu. Dù vậy, các doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa vẫn ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực. Bước sang năm 2025, dự báo có các yếu tố thuận lợi và khó khăn đan xen, đòi hỏi các doanh nghiệp tiếp tục phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, nỗ lực vượt khó với niềm tin tưởng, kỳ vọng tình hình sản xuất, kinh doanh nhiều thuận lợi và khởi sắc.
Trước ngày 15/3, cửa hàng xăng dầu phải áp dụng hóa đơn điện tử
Tổng cục thuế vừa yêu cầu các Cục thuế trên cả nước phải đảm bảo 100% cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu hoàn thành việc kết nối tự động để phát hành hóa đơn điện tử trước ngày 15/3.
Thách thức xuất khẩu nông sản năm 2025
Sau những kết quả ấn tượng về xuất khẩu nông, lâm thuỷ sản trong năm 2024, ngay tháng đầu tiên của năm 2025, nông sản Việt Nam đón nhận nhiều quy định khắt khe từ phía các thị trường lớn như EU, hay Trung Quốc.
4 thị trường trọng điểm của thủy sản Việt Nam năm 2025
Năm 2024, ngành thủy sản Việt Nam đã xuất khẩu thành công đến nhiều quốc gia, cán mốc 10 tỷ USD. Năm 2025 hứa hẹn sẽ là một năm triển vọng để đẩy mạnh xuất khẩu, trong đó có các thị trường mục tiêu và tiềm năng như Mỹ, Trung Quốc, ASEAN và Trung Đông.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.