Thanh Hóa mở rộng liên kết sản xuất cây khoai tây vụ Đông xuân
Trong vụ đông xuân 2024 - 2025, tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, người dân đã mở rộng diện tích trồng khoai tây theo hình thức liên kết chuỗi giá trị. Đây là cơ hội để nâng cao gía trị kinh tế trên đơn vị canh tác, tăng thu nhập, người dân yên tâm về thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Sau khi trồng thí điểm 2ha khoai tây theo hình thức liên kết và cho lợi nhuận gần 50 triệu 1 ha, trong vụ đông xuân này, anh Trương Văn Dũng, ở thôn Thái Tượng, xã Tượng Sơn, huyện Nông Cống đã thuê 30 ha của người dân các xã Công Liêm, Tượng Sơn và một số xã khác ngoài huyện để liên kết với Công ty TNHH thực phẩm PepsiCo Việt Nam trồng khoai tây. Phần lớn đây là diện tích đất này là của người dân không sản xuất đã nhiều năm. Theo anh Dũng, sản xuất khoai tây với diện tích lớn sẽ mang lại nhiều lợi ích. Đây cũng là cơ hội để anh tiếp cận các tiến bộ khoa học công nghệ trong quá trình sản xuất.
Anh Trương Văn Dũng, Thôn Thái Tượng, xã Tượng Sơn, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Sản xuât diện tích lớn, mình liên kết các công ty thu mua, áp dụng được cơ giới, giảm chi phí, tăng lợi nhuận".
Anh Lê Doãn Linh, Giám đốc Công ty CP nông nghiệp công nghệ xanh DTL Thanh Hóa cho biết: "Đối với các Hợp tác xã, cá nhân cho diện tích lớn, chúng tôi cung cấp, chuyển giao kỹ thuật ứng dụng công nghệ sản gạt mặt ruộng, thẳng hàng không người lái, như hộ trồng khoai tây nhà anh Dũng, sử dụng tiết kiệm chi phí, thuận lợi trong chăm sóc bằng máy móc".
Theo Chi cục Trồng trọt, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, hiện nay, Thanh Hóa có nhiều doanh nghiệp đầu tư liên kết sản xuất khoai tây với các giống chủ lực, như: khoai tây phục vụ chế biến gồm Atlantic, Bliss... và khoai tây phục vụ ăn tươi gồm Marabel, Diamant, Eben, Aladin, Actrice...
Các doanh nghiệp tập trung đầu tư tại các huyện Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương, Yên Định, Nông Cống, Thọ Xuân, thị xã Nghi Sơn... bằng các hình thức: Doanh nghiệp liên kết trực tiếp với hộ sản xuất có diện tích lớn hoặc thông qua các hợp tác xã. Trong quá trình liên kết sản xuất, doanh nghiệp, hợp tác xã sẽ đầu tư ứng trước cho người dân về giống, vật tư phân bón, dịch vụ làm đất, lên luống và hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu mua toàn bộ sản phẩm ngay tại ruộng. Tại nhiều xã trên địa bàn huyện Hoằng Hóa, diện tích khoai tây được mở rộng do sản xuất cây khoai tây đã khẳng định được hiệu quả so với nhiều cây trồng khác ở các vụ trước.
Ông Lương Quốc Đạt, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Hoằng Thành, huyện Hoằng Hóa cho biết thêm: "Trong các loại cây trồng tôi tổ chức sản xuất cho bà con, tôi thấy khoai tây hiệu quả. 1 sào đạt 1,2 -1,5 tấn, giá 8-12 nghìn 1 kg, thu nhập 8-10 triệu đồng, thời gian chỉ từ 85-100 ngày ".
Trong vụ Đông Xuân 2024 - 2025, Thanh Hóa trồng trên 1.000 ha khoai tây theo hình thức liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm. Để diện tích khoai tây đạt năng suất, sản lượng cao, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã phối hợp với các doanh nghiệp hướng dẫn người dân tập trung giải phóng đất, xuống giống đảm bảo khung thời vụ tốt nhất, cùng với đó, hướng dẫn bà con thực hiện các biện pháp chăm sóc, phòng chống sâu bệnh, đảm bảo hiệu quả kinh tế của cây trồng này.
Thanh Hóa: Phát triển kinh tế số chưa được như kỳ vọng
Thực hiện Nghị quyết số 06 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Thanh Hóa luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo phát triển hạ tầng viễn thông, doanh nghiệp công nghệ số nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế số. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước, phát triển kinh tế số một số ngành, lĩnh vực còn chậm, dẫn đến tốc độ phát triển của lĩnh vực này chưa được như kỳ vọng.
Hội nghị khách hàng Công ty cổ phần Tập đoàn Wingroup
Mới đây, tại Thành phố Thanh Hoá, Công ty Cổ phần Tập Đoàn Wingroup đã tổ chức Hội nghị khách hàng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Diễn đàn doanh nhân: Tối ưu hoá nguồn lực trong doanh nghiệp
Chiều ngày 04/01, Hiệp hội doanh nghiệp thành phố Thanh Hoá đã tổ chức diễn đàn doanh nhân số 11, số đặc biệt với chủ đề: Tối ưu hoá nguồn lực trong doanh nghiệp. Chương trình đã thu hút sự tham gia của đông đảo doanh nghiệp hội viên.
Thanh Hóa có trên 36.400 ha rừng đạt chứng chỉ FSC
Tỉnh Thanh Hóa đang thực hiện nhiều giải pháp nhằm phát triển diện tích rừng gỗ lớn gắn với xây dựng chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC. Qua đó không chỉ tăng giá trị kinh tế rừng trồng mà còn đảm bảo các giá trị bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, hướng đến phát triển lâm nghiệp bền vững.
Thanh Hóa có tổng đàn gia súc, gia cầm thuộc nhóm dẫn đầu cả nước
Trên địa bàn Thanh Hóa đã nhiều dự án, nhất là các dự án chăn nuôi công nghệ cao được đưa vào khai thác và có sản phẩm cung cấp ra thị trường, góp phần đưa giá trị sản xuất lĩnh vực chăn nuôi tăng cao.
Mường Chanh - xã đầu tiên của huyện Mường Lát về đích Nông thôn mới
Xã Mường Chanh, huyện Mường Lát tỉnh Thanh Hóa vừa được Hội đồng thẩm định xã đạt chuẩn Nông thôn mới tỉnh bỏ phiếu công nhận hoàn thành các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới. Đây là xã đầu tiên của huyện Mường Lát về đích Nông thôn mới, góp phần "xóa trắng" xã Nông thôn mới trên địa bàn huyện.
Doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh 2025
Năm 2025 được dự báo còn nhiều khó khăn, thách thức đối với hoạt động của doanh nghiệp. Với kinh nghiệm vượt khó và khả năng thích ứng linh hoạt, ngay từ đầu năm, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng các kế hoạch kinh doanh cụ thể, tập trung đẩy mạnh sản xuất, phát triển thị trường.
Đảm bảo nguồn cung thực phẩm an toàn phục vụ Tết
Chỉ còn gần 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán 2025. Nhu cầu về thực phẩm của người dân trong dịp Tết năm nay được dự báo tăng khoảng 20 – 30%. Thời gian này, các đơn vị phân phối, kinh doanh thực phẩm an toàn đã chuẩn bị sẵn sàng nguồn hàng để đáp ứng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng.
Từ ngày 1/1/2025, giá vé máy bay nội địa tối đa tới 4 triệu đồng/vé
Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành Thông tư số 44 quy định cơ chế, chính sách quản lý giá dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa và giá dịch vụ chuyên ngành hàng không. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.
Xuất khẩu 2025 đặt mục tiêu tăng trưởng 10 - 12%, xuất siêu trên 20 tỷ USD
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2024 ước đạt 783,4 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2023; trong đó xuất khẩu ước đạt 403,7 tỷ USD, tăng 13,8%. Với kết quả này, Bộ Công Thương đặt mục tiêu phấn đấu tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2025 tăng trên 10 - 12% so với năm 2024, cán cân thương mại tiếp tục có xuất siêu ở mức trên 20 tỷ USD.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.