Thanh Hóa nỗ lực giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 đạt 95% trở lên
Năm 2023, kết quả giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh Thanh Hoá không được như kế hoạch. Tính đến đầu tháng 12, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công (bao gồm cả vốn chuyển tiếp của năm 2022) đạt trên 9.900 tỷ đồng, bằng 66,5% kế hoạch. Trong đó giải ngân vốn năm 2023 bằng 70,5% kế hoạch, vốn năm 2022 bằng 45,5% . Tuy cao hơn 1,1% so với cùng kỳ và cao hơn 7% so với trung bình 11 tháng của cả nước, song kết quả giải ngân vốn đầu tư công của Thanh Hóa vẫn đạt thấp so với kế hoạch. Mới đây, Hội đồng nhân dân tỉnh đã chất vấn về nội dung này tại kỳ họp thứ 17, nhằm thảo luận các giải pháp, phấn đấu đến hết năm 2023, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh phải đạt 95% trở lên.
Trong hoạt động đầu tư xây dựng, giải phóng mặt bằng luôn là khâu khó khăn nhất. Vì vậy, không ít các dự án đầu tư công chậm tiến độ có nguyên nhân chính là do giải phóng mặt bằng. Song đối với Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển đoạn Hoằng Hoá - Sầm Sơn và Quảng Xương - Tĩnh Gia (nay là thị xã Nghi Sơn) có chiều dài 17,9km, dù mặt bằng đã giải phóng khoảng 93%, nhiều đoạn đạt 100% cách đây một năm, nhưng lại để cỏ mọc và người dân tận dụng để canh tác.


Ông Mai Thành Đồng, Chủ tịch UBND phường Quảng Châu, thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá
Ông Mai Thành Đồng, Chủ tịch UBND phường Quảng Châu, thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Nhân dân bàn giao đất với mục đích là làm đường giao thông, phát triển kinh tế, nên rất mong nhà đầu tư và các nhà thầu thi công đẩy nhanh tiến độ. Để từ nay đến Tết, Nhân dân có đường để đảm bảo giao thông đi lại và đảm bảo mỹ quan. Vì thời gian giải phóng đã hơn 2 năm mà đến giờ chưa thi công sẽ rất ảnh hưởng đến người dân".
Dự án tuyến đường bộ ven biển đoạn Hoằng Hoá - Sầm Sơn và Quảng Xương - Nghi Sơn được thực hiện theo hình thức đối tác công tư (hợp đồng BOT). Doanh nghiệp tham gia ký hợp đồng với Nhà nước phải đầu tư vốn để thực hiện dự án trước. Theo hợp đồng, dự án hoàn thành vào cuối tháng 12/2024. Thế nhưng, mãi đến đầu tháng 12/2023, mới bắt đầu được triển khai thi công. Khoảng thời gian còn lại chỉ một năm, liệu dự án có quy mô gần 3.400 tỷ đồng này có về đích đúng kế hoạch hay không?

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư: Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa còn 18 chủ đầu tư giải ngân đạt dưới mức trung bình của cả tỉnh. Nhiều dự án chuyển tiếp giải ngân chậm so với yêu cầu; 32 dự án hoàn thành đã có quyết toán được duyệt và chưa có quyết toán được duyệt chưa giải ngân hết vốn, với số vốn còn dư gần 32 tỷ đồng; 3 chủ đầu tư chưa giải ngân. Có 23 dự án khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng, tái định cư, chuyển mục đích sử dụng đất. Việc lựa chọn nhà thầu xây lắp của một số dự án còn chậm; đến ngày 4/12/2023, còn 17 dự án chưa lựa chọn được nhà thầu xây lắp.
Để những khó khăn, hạn chế của giải ngân vốn đầu tư công năm nay không còn tồn tại ở những năm sau, tại kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hoá khóa 18, nhiệm kỳ 2021 – 2026, nội dung giải ngân vốn đầu tư công đã được các đại biểu chất vấn Giám đốc Sở kế hoạch và đầu tư về thực trạng, nguyên nhân, trách nhiệm của từng cấp, từng ngành, từng cơ quan đơn vị.

Đại biểu Mai Nhữ Thắng, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân huyện Triệu Sơn cho biết: "Giải ngân vốn năm 2022 kéo dài sang bằng 45,5% kế hoạch, tuy cao hơn 1,1% so với cùng kỳ. Đề nghị Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết, nguyên nhân, trách nhiệm, giải pháp trong thời gian còn lại".
Đại biểu Hà Thị Hương, Tổ Đại biểu Hội đồng nhân dân huyện Quan Hoá cho biết thêm: "Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, dự kiến giá trị kế hoạch giải ngân vốn năm 2023 đạt 598 tỷ đồng, bằng 63,8% kế hoạch; số vốn còn lại không có khả năng giải ngân trong năm 2023, đề nghị kéo dài thời gian thực hiện sang năm 2024 là 338,9 tỷ đồng. Đề nghị cho biết nguyên nhân, trách nhiệm của việc giải ngân Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 đạt thấp".
Ông Lê Minh Nghĩa, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hoá trả lời chất vấn, thẳng thắn chỉ ra các nguyên khách quan và chủ quan đồng thời khẳng định, nguyên nhân chủ quan vẫn là chủ yếu.
Các đại biểu cũng đề nghị Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư và các ngành có liên quan làm rõ trách nhiệm và các giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công.

Đại biểu Cao Tiến Đoan, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Sầm Sơn
Đại biểu Cao Tiến Đoan, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Sầm Sơn cho biết: "Ngoài nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan do các chủ đầu tư là rất lớn. Vậy, đồng chí cho biết, giải pháp mạnh mẽ như thế nào đối với chủ đầu từ để đẩy nhanh tiến độ giải ngân trong thời gian tới".
Ông Lê Minh Nghĩa, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hoá trả lời chất vấn
Liên quan đến chậm trễ trong giải ngân vốn đầu tư công, Giám đốc các Sở Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Văn hóa – Thể Thao và Du lịch, Lao động – Thương binh và Xã hội, các Ban quản lý dự cũng đã trả lời nhiều nội dung đại biểu nêu thuộc trách nhiệm của ngành ; trong đó nhận rõ trách nhiệm của ngành, đơn vị mình, nêu giải pháp khắc phục và cam kết thực hiện tốt các phần việc của mình để góp phần đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công trong thời gian tới.
Về nội dung này, Chủ tịch Hội đồng nhân dân đã yêu cầu UBND tỉnh; Trưởng các sở, ngành có liên quan; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các chủ đầu tư khẩn trương triển khai thực hiện những giải pháp, cam kết tại kỳ họp, đảm bảo mục tiêu giải ngân của các dự án đầu tư công, các chương trình mục tiêu quốc gia, phấn đấu đến ngày 31/12/2023 phải giải ngân ít nhất 95% trở lên vốn đầu tư công năm 2023.

Thanh Hóa đã gieo cấy được trên 90% diện tích lúa mùa
Tính đến ngày 10/7, tỉnh Thanh Hóa đã gieo trồng được hơn 133 nghìn trên tổng số 155 nghìn ha cây trồng vụ mùa, đạt trên 87% diện tích. Trong đó, riêng diện tích lúa mùa đã gieo cấy được hơn 103 nghìn ha, đạt gần 93% kế hoạch.

Ứng dụng công nghệ trong sản xuất vật liệu xây dựng
Tỉnh Thanh Hóa hiện có hơn 500 doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Trong bối cảnh thị trường yêu cầu ngày càng cao về năng suất và bảo vệ môi trường, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang đầu tư mạnh mẽ vào thiết bị hiện đại, tự động hóa để tăng năng lực cạnh tranh, hướng tới phát triển bền vững.

Kịp thời giải ngân nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho các đối tượng chính sách
Đến hết tháng 6/2025, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đạt hơn 15.700 tỷ đồng với gần 247 nghìn khách hàng đang vay vốn. Từ đầu năm đến nay, Chi nhánh Ngân hành Chính sách xã hội tỉnh Thanh Hóa đã rà soát, tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của nhà nước.

Đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu đến hết năm 2026
Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn để áp dụng trong năm 2026.

Xúc tiến Thương mại và kết nối giao thương Thanh Hóa - Hải Phòng
Chiều 11/7, tại thành phố Hải Phòng, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Hải Phòng tổ chức Hội nghị xúc tiến thương mại và kết nối giao thương năm 2025. Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị và hơn 150 doanh nghiệp, doanh nhân của hai địa phương.

6 tháng đầu năm, Thanh Hóa thu ngân sách gần 30.000 tỉ đồng
Thông tin tại buổi họp báo về tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2025, UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, trong bối cảnh chung khó khăn nhưng tỉnh đã đạt được những kết quả khả quan về thu ngân sách nhà nước.

Miễn, giảm trên 96 nghìn tỷ đồng tiền thuế cho doanh nghiệp và người dân
6 tháng đầu năm 2025, cơ quan thuế tiếp tục triển khai nhiều chính sách miễn, giảm cho doanh nghiệp và người dân với tổng số tiền thuế được gia hạn, miễn giảm ước tính khoảng trên 96 nghìn tỷ đồng. Số tiền này đã góp phần hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn, đẩy nhanh tốc độ hồi phục nền kinh tế

Giải ngân vốn đầu tư công trong nửa đầu năm 2025 tăng 42,3% so cùng kỳ
Đến hết tháng 6/2025, ước giải ngân vốn đầu tư công của cả nước là trên 268.000 tỷ đồng, tăng mạnh so với tháng 5. Con số này cũng tăng 42,3% so cùng kỳ năm 2024.

Giống chất lượng cao - yếu tố quyết định năng suất vụ mùa
Sử dụng giống lúa chất lượng cao là một yếu tố then chốt để nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế. Từ kết quả của nhiều vụ mùa trước, trong vụ Thu mùa này, các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo người dân tiếp tục đưa các giống có năng suất, chất lượng cao, thích ứng với biến đổi khí hậu vào sản xuất.

Ngành ngân hàng hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có Quyết định ban hành Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng về một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.