Thanh Hóa phòng chống bệnh sốt xuất huyết mùa cao điểm
Từ đầu năm đến nay, tỉnh Thanh Hoá đã ghi nhận 58 ca bệnh mắc sốt xuất huyết, tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2023. Dự báo số ca mắc sốt xuất huyết sẽ còn tiếp tục tăng, nhất là vào các tháng cao điểm là từ tháng 6 đến tháng 11, do thời tiết mùa hè nóng ẩm kèm mưa nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển. Do vậy, Thanh Hoá đang chủ động triển khai các biện pháp phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết.
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vaccine phòng bệnh. Bệnh thường gây ra dịch quy mô lớn với nhiều người mắc, làm cho công tác điều trị hết sức khó khăn, gây thiệt hại lớn về kinh tế - xã hội, thậm chí có thể gây tử vong, nhất là đối với trẻ em. Bệnh lưu hành quanh năm, nhưng nhiều nhất là từ tháng 6 đến tháng 11 hàng năm, lây truyền qua vật trung gian là muỗi vằn. Hiện nay, việc chủ động giám sát sốt xuất huyết đã và được ngành y tế triển khai ở tất cả xã, thị trấn trọng điểm về sốt xuất huyết.
Bác sĩ Lê Thị Chi, Trạm trưởng Trạm y tế thị trấn Thiệu Hoá, huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Đối với phòng chống sốt xuất huyết, thứ nhất là làm công tác thuỷ vực, diệt loăng quăng bọ gậy. Đặc biệt là giám sát các trường hợp đi làm ăn xa về có biểu hiện sốt sẽ tuyên truyền để người dân đến trạm y tế khám, phát hiện kịp thời ".

Ông Nguyễn Văn Tuyên, Phó Chủ tịch thị trấn Thiệu Hoá, huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá
Ông Nguyễn Văn Tuyên, Phó Chủ tịch thị trấn Thiệu Hoá, huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá cho biết thêm: "Trên địa bàn thị trấn môi trường khang trang, sạch đẹp, nên dịch bệnh gần như không có, chỉ ghi nhận 1 số ca bệnh ngoại lai. Chúng tôi đã chỉ đạo khu phố và trạm y tế làm vệ sinh, xử lí môi trường ngay khu vực có bệnh nhân, nên không có việc lây lan dịch bệnh".

Từ đầu năm đến nay, Thanh Hoá đã ghi nhận 58 ca mắc sốt xuất huyết, rải rác tại các địa phương trên toàn tỉnh, tăng gấp 3,6 lần so với cùng kỳ năm 2023. Các ca mắc sốt xuất huyết chủ yếu là bệnh nhân ngoại lai, từ các tỉnh, thành phố khác trở về. Thanh Hoá hiện chưa ghi nhận các ổ dịch, nhưng nguy cơ dịch bệnh gia tăng, bùng phát vẫn luôn thường trực. Cùng với việc chủ động các biện pháp giám sát dịch tễ ca bệnh, vệ sinh môi trường, ngành y tế Thanh Hoá đang tập trung vào việc tăng cường giám sát véc tơ truyền bệnh tại các khu vực trọng điểm, nguy cơ cao, để phát hiện sớm nhất các ca mắc.

Bác sĩ CKI Trịnh Thị Hương, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá
Bác sĩ CKI Trịnh Thị Hương, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá chia sẻ: "Trung tâm Y tế chủ động trinh sát và giám sát dịch, đặc biệt là các ổ dịch cũ. Đối với các địa phương khác thì tăng cường giám sát vecto, phun hoá chất diệt đàn muỗi trưởng thành".

Bác sĩ CKI Trần Thị Lâm, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá
Bác sĩ CKI Trần Thị Lâm, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Chúng tôi chủ động phối hợp với Bệnh viện đa khoa huyện, CDC tỉnh để chủ động trong công tác phòng ngừa, chủ động thực hiện khoanh vùng, điều tra, đặc biệt là điều tra ổ dịch cũ".
Hiện mỗi người dân cũng cần nâng cao ý thức phòng bệnh, cần giữ vệ sinh chung, loại bỏ những nơi muỗi có thể trú ẩn và sinh sôi như bụi rậm, các khu vực và dụng cụ đọng nước lâu ngày, diệt muỗi, loăng quăng và bọ gậy, không để bệnh hình thành và bùng phát thành dịch.


Chủ động các biện pháp phòng, chống dịch bệnh mùa hè
Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Thanh Hoá ghi nhận 973 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, 18 ca mắc, nghi mắc sốt xuất huyết, 27 ca tay chân miệng, 6 ca ho gà... Các chuyên gia y tế khuyến cáo, thời tiết mùa hè nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi-rút phát triển, làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm. Do vậy, việc chủ động phòng tránh dịch bệnh mùa hè là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng.

Triển khai đợt cao điểm phòng chống thuốc giả, thực phẩm chức năng giả
Trong Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về dược, an toàn thực phẩm mới được tổ chức, Bộ Y tế đề nghị tất cả các tỉnh, thành phố triển khai đợt cao điểm từ nay đến hết tháng 5/2025 để đấu tranh phòng chống thuốc giả, thực phẩm chức năng giả.

Kỷ niệm Ngày Quốc tế Điều dưỡng
Sáng ngày 10/5, Sở Y tế phối hợp với Hội điều dưỡng tỉnh Thanh Hóa tổ chức kỷ niệm Ngày Quốc tế Điều dưỡng 12/5 và Hội nghị cập nhật kiến thức trong thực hành lâm sàng, quản lý điều dưỡng.

Cần siết chặt an toàn thực phẩm trong căng tin bệnh viện
An toàn thực phẩm trong căng tin bệnh viện có vai trò quan trọng trong bảo vệ sức khỏe và hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân; phục vụ trực tiếp cho cán bộ, nhân viên công tác tại bệnh viện và người nhà bệnh nhân. Thế nhưng, hiện nay, tại một số cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, vấn đề này chưa được coi trọng, tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm, lây nhiễm chéo và phát sinh các bệnh lý về đường tiêu hóa.

Bảo vệ sức khỏe người bệnh trong thời tiết nắng nóng
Mùa hè năm nay được dự báo sẽ nắng nóng gay gắt, kéo dài. Để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của thời tiết, các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã triển khai nhiều giải pháp phòng tránh nắng nóng, bảo vệ sức khỏe cho người bệnh.

Chuyển đổi số - Bước tiến của ngành y tế Thanh Hóa
Thực hiện mục tiêu, lộ trình cụ thể của ngành y tế tỉnh Thanh Hóa, việc chuyển đổi số tại các cơ sở y tế trong tỉnh đã và đang từng bước góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, đem lại tiện ích cho người dân.

Cần 25.000 tỷ đồng mỗi năm để khám sức khỏe miễn phí cho toàn dân
Theo Bộ Y tế, định hướng từ năm 2026 đến năm 2030, toàn bộ người dân sẽ được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần mỗi năm, ước tính chi phí khoảng 25.000 tỷ đồng cho 100 triệu dân.

6 ca ghép mô, tạng được thực hiện thành công trong kỳ nghỉ lễ
Ngay trong kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5, Bệnh viện Chợ Rẫy đã thực hiện thành công 6 ca ghép mô, tạng từ người hiến chết não, giúp nhiều bệnh nhân nguy kịch hồi sinh sự sống.

Bệnh nhi nhập viện tăng mạnh sau kỳ nghỉ lễ
Tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, số lượng bệnh nhi đến khám, điều trị sau kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 tăng mạnh. Bệnh viện đã phải bố trí thêm phòng khám và tăng cường nhân lực cho các khoa trọng điểm để đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh.

Hiện đại hóa quy trình khám chữa bệnh
Việc ứng dụng phần mềm quản lý bệnh viện đang là yếu tố quan trọng giúp nâng cao hiệu quả hoạt động, cung cấp dịch vụ y tế chất lượng và đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cộng đồng một cách toàn diện. Tại Thanh Hóa, phần mềm quản lý bệnh viện toàn diện của Công ty Minh Lộ góp phần hiện đại hóa quy trình khám chữa bệnh tại nhiều cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh và các khu vực lân cận.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.