Thanh Hóa quan tâm hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay, các doanh nghiệp rất cần được trang bị kiến thức, hiểu biết về pháp lý nhằm giảm thiểu các rủi ro, sản xuất, kinh doanh bền vững. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa chú trọng đến vấn đề này. Tỉnh Thanh Hoá đang đẩy mạnh các chương trình trợ giúp pháp lý, giúp doanh nghiệp nắm vững và cập nhật kịp thời các quy định, kiến thức về pháp luật trong kinh doanh.
- Tranh chấp giữa các thành viên công ty
-Tranh chấp với chính người lao động của đơn vị
-Vướng mắc trong tổ chức vận hành hoạt động và cơ cấu nội bộ của công ty
-Rủi ro trong việc xác lập, ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh doanh thương mại; kế hoạch sử dụng vốn, bảo đảm an toàn vốn vay.
Đây là những vướng mắc, rủi ro pháp lý mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thường hay gặp phải trong quá trình tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Ông Nguyễn Văn Trúc, Doanh nghiệp tư nhân sản xuất hàng may mặc Văn Trúc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Luật lao động và luật doanh nghiệp thường xuyên thay đổi, trong khi các chủ doanh nghiệp nhỏ không có điều kiện cơ hội để tiếp cận sự thay đổi kịp thời, vì vậy chúng tôi rất cần được tham luận nhiều về luật thay đổi thường xuyên vì nếu không xảy ra vấn đề không đảm bảo được theo quy định của luật".
Tỉnh Thanh Hóa hiện có trên 21 nghìn doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm đại đa số. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp thường phải đối mặt các rủi ro về pháp lý, quản lý, điều hành, giao dịch, sử dụng lao động,... Tuy nhiên, thực tế cho thấy, phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh mới tập trung nguồn lực cho việc sản xuất, kinh doanh, chưa có nguồn lực để bố trí cho lĩnh vực pháp chế. Việc cập nhật kịp thời các văn bản, quy định pháp luật trong kinh doanh của doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn.
Với phương châm đồng hành cùng doanh nghiệp, thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm, dành nhiều nguồn lực nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Nhiều mô hình, hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp được các ngành, các địa phương trên địa bàn tỉnh triển khai như: tổ chức các hội nghị tập huấn chuyên đề, cập nhật thông tin, phổ biến chính sách mới; thành lập bộ phận tư vấn hỗ trợ phát triển doanh nghiệp,... Qua đó, các ngành, địa phương, đơn vị nắm bắt được yêu cầu, nguyện vọng cũng như các khó khăn, vướng mắc về pháp lý của doanh nghiệp; hỗ trợ hữu hiệu để doanh nghiệp vừa tuân thủ tốt pháp luật, vừa có khả năng phòng ngừa và xử lý tốt rủi ro pháp lý trong quá trình hoạt động; đồng thời phát huy vai trò của mình trong quá trình đóng góp xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật.
Luật sư Nguyễn Quang Ngọc, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội cho biết: "Những chương trình như Thanh Hóa đang làm như bây giờ là những chương trình hỗ trợ rất thiết thực cho doanh nghiệp, tổ chức đoàn thể. Các hiệp hội đã chủ động cung cấp dịch vụ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ vừa, tuy nhiên mức độ để doanh nghiệp nhỏ đón nhận dịch vụ cung cấp miễn phí như vậy chưa nhiều. Việc để doanh nghiệp đón nhận, tạo cho họ cảm giác an toàn, giống như tư vấn chia sẻ và là nhu cầu thiết yếu. Tôi cho khi doanh nghiệp có sự cởi mở lớn thì vừa an toàn và cách tiếp cận sẽ gần và dễ dàng hơn đối với cả doanh nghiệp nhỏ, an toàn hơn trong sản xuất kinh doanh".
Ông Đỗ Xuân Quân, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp, Trường Bồi dưỡng cán bộ quản lý doanh nghiệp Việt Nam cho biết: "Tỉnh Thanh Hóa lực lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa là lực lượng lớn, đóng góp vai trò phát triển kinh tế xã hội cho tỉnh, nhưng về pháp lý nhiều doanh nghiệp nhỏ còn vướng, từ thành lập doanh nghiệp, thuế, thương thảo hợp đồng, nhiều vấn đề khác liên quan đến hoạt động doanh nghiệp cần sự tư vấn, trợ giúp, chia sẻ của các chuyên gia. Chúng tôi có chương trình đào tạo hỗ trợ thêm về kiến thức mới, cập nhật thông tin luật phổ biến cho doanh nghiệp"
Đề án "Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030" của Chính phủ đề ra các giải pháp về tăng cường tổ chức tập huấn, cập nhật kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp và người làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Vận hành hiệu quả hệ thống mạng lưới tư vấn viên pháp luật; đảm bảo 100% doanh nghiệp được hỗ trợ pháp lý khi có đề xuất; giải quyết, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn về mặt pháp lý.
Đây là cơ sở quan trọng để các ngành, các địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa tiếp tục dành nguồn lực, nâng cao hiệu quả các hoạt động hỗ trợ, tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Thanh Hóa cũng cần chủ động nắm bắt, cập nhật thông tin, chính sách, kiến thức về pháp luật; chủ động trao đổi, đề nghị hỗ trợ khi có khó khăn, vướng mắc, từ đó đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh an toàn và hiệu quả, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp ở cả thị trường trong nước và quốc tế.
Xuất khẩu tôm Việt Nam có thể đạt 4 tỷ trong năm nay
Sau năm 2023 với giá trị xuất khẩu tôm sụt giảm, chỉ đạt 3,38 tỷ USD, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (Vasep) dự báo mục tiêu xuất khẩu tôm có thể đạt 4 tỷ USD trong năm 2024, tăng trưởng 18,3%.
60 tàu cá không bật thiết bị giám sát hành trình trên 6 tháng đã nằm bờ
Trong quá trình triển khai thực hiện Luật Thủy sản, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật và các quy định về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa đã phối hợp với lực lượng chức năng, rà soát 6.699 tàu thuyền đang hoạt động khai thác, đánh bắt thủy sản.
Hiệu quả nhờ canh tác trong nhà màng, nhà lưới
Được đánh giá là hình thức canh tác hiệu quả trong nông nghiệp, việc sản xuất trong nhà màng, nhà lưới có nhiều ưu thế, như: hạn chế sâu bệnh, tưới nước tiết kiệm, tạo ra sản phẩm an toàn… Phương thức canh tác này đang được mở rộng ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Thanh Hóa phấn đấu hoàn thành giải ngân 100% vốn đầu tư công
Thanh Hóa quyết tâm đến ngày 31/12/2024, sẽ hoàn thành giải ngân 100% vốn đầu tư công được giao. Bám sát chỉ đạo của UBND tỉnh, các địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang gấp rút đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án, phấn đấu hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công theo đúng kế hoạch.
Xã Vĩnh Hòa huy động sức dân xây dựng nông thôn mới nâng cao
Giai đoạn 2019 - 2024, Nhân dân xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa đã tham gia đóng góp hơn 25 tỷ đồng và hàng nghìn ngày công lao động xây dựng nông thôn mới nâng cao. Đây là kết quả từ sự đoàn kết, đồng lòng của người dân, góp phần cùng địa phương hoàn thành 19/19 tiêu chí nông thôn mới nâng cao.
Doanh nghiệp dệt may Thanh Hoá mở rộng thị trường xuất khẩu
Nhờ sức mua của nhiều thị trường tăng cao trở lại, cùng với nỗ lực tìm kiếm, kết nối khách hàng mới của các doanh nghiệp nên đến thời điểm này, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã ký kết được các đơn hàng sản xuất đến quý 1, quý 2/2025. Đây là tín hiệu tích cực, tạo đà cho những mục tiêu tăng trưởng mới của ngành dệt may trong năm 2025.
Bộ Tài chính bãi bỏ một số thông tư trong lĩnh vực tài chính ngân hàng
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 78 bãi bỏ một số thông tư trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
Giải ngân vốn đầu tư công đã đạt trên 60% kế hoạch
Theo ước tính của Bộ Tài chính, giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước đến nay đạt hơn 60% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Sầm Sơn phổ biến Luật Đất đai năm 2024
UBND thành phố Sầm Sơn vừa tổ chức Hội nghị phổ biến Luật Đất đai năm 2024 và các văn bản hướng dẫn thi hành cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức làm công tác quản lý đất đai trên địa bàn thành phố.
Khai trương trụ sở mới LPBank Chi nhánh Thanh Hóa
Ngân hàng thương mại cổ phần Lộc Phát Việt Nam (LPBank) Chi nhánh Thanh Hóa vừa khai trương và đi vào hoạt động trụ sở mới tại 280 Trần Phú, thành phố Thanh Hóa.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.