Thanh Hóa: Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm công nghiệp tăng trưởng tích cực
9 tháng năm 2022, bức tranh sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có nhiều khởi sắc khi mà hầu hết các sản phẩm công nghiệp chủ yếu đều tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ năm trước. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để Thanh Hóa có thể hoàn thành mục tiêu tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp năm 2022 đạt 16,9% trở lên.
Là lĩnh vực đóng góp lớn cho tăng trưởng công nghiệp của tỉnh, song từ đầu năm đến nay, ngành sản xuất xi măng gặp không ít khó khăn do giá nhiên, nguyên liệu đầu vào liên tục tăng; thị trường tiêu thụ có nhiều thời điểm bị chững lại. Trong khó khăn, các doanh nghiệp sản xuất xi măng đã chủ động cơ cấu lại sản xuất, tiết giảm chi phí hoạt động, linh hoạt tiêu thụ. Nhờ vậy, 9 tháng năm 2022, sản lượng sản xuất xi măng toàn tỉnh vẫn đạt hơn 13,7 triệu tấn, tăng 5,3% o với cùng kỳ.
9 tháng năm 2022, chỉ số sản xuất công nghiệp tại Thanh Hóa tăng hơn 16 % so với cùng kỳ. Hầu hết các sản phẩm công nghiệp chủ lực đều tăng như: bia các loại tăng 18,7%; quần áo tăng 38,8%; giày thể thao tăng 27,7%; điện sản xuất tăng 28,8%... Nhiều dự án công nghiệp quy mô lớn hoàn thành đi vào sản xuất như Nhà máy Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2; hệ thống các nhà máy da giày, dệt may… Số lao động làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tăng 24,4% so với cùng kỳ.

Đây là kết qủa trước hết có được từ việc Thanh Hóa đã triển khai quyết liệt các biện pháp kiểm soát dịch bệnh. Trong đó, việc ưu tiên nguồn vắc xin phòng COVID- 19 cho công nhân lao động, sự phối hợp giữa chính quyền, lực lượng chức năng với các doanh nghiệp để triẻn khai hiệu quả công tác phòng dịch đã giúp các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp ổn định nguồn lao động, nhanh chóng phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Cùng với đó ngành Công thương, các ngành chức năng và các địa phương cũng đã khẩn trương triển khai nhiều chính sách hỗ trợ phục hồi kinh tế, giảm thuế, ưu tiên nguồn vốn cho khu vực sản xuất kinh doanh; có các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thúc đẩy sản xuất với mức cao nhất. Bản thân mỗi doanh nghiệp cũng đã chủ động, linh hoạt nỗ lực sản xuất ở mức cao nhất. Bên cạnh đó, những tháng dầu năm, Thị trường hàng hóa, tiêu thụ tăng trưởng tích cực, nhiều sản phẩm công nghiệp của Thanh Hóa có sức tiêu thụ tốt.
Đây sẽ là những yếu tố giúp ngành Công thương Thanh Hóa có khả năng vượt kế hoạch sản xuất của năm 2022.

Ông Lê Văn Quang, Phó Tổng giám đốc công ty cổ phần mía đường Lam Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Ông Lê Văn Quang, Phó Tổng giám đốc công ty cổ phần mía đường Lam Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Thị trường đường đã được cải thiện, giá cũng rất tốt, từ đó công ty đang tập trung từ đồng ruộng, đang chuẩn bị cho vụ thu hoạch mới, đối với trong nhà máy nghiệm thu máy móc thiết bị va với thương mại đang xúc tiến làm việc với khách hàng để tiêu thụ sản phẩm vụ 2022 2023 sắp tới".
Mặc dù có sự tăng trưởng tích cực, song tình hình sản xuất công nghiệp tại Thanh Hóa trong những tháng cuối năm vẫn còn những thách thức khi giá nhiều loại nguyên vật liệu đầu vào vẫn ở mức cao. Lạm phát kinh tế trên toàn cầu khiến nhiều nhóm hàng xuất khẩu khó khăn. Thực tế này đòi hỏi các đơn vị sản xuất công nghiệp phải linh hoạt, chủ động hơn trong sản xuất, dự báo thị trường. Ngành Công thương Thanh Hóa cũng đang tiếp tục rà soát, đánh giá khả năng sản xuất của từng nhóm ngành hàng để kịp thời tham mưu tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ các doanh nghiệp tăng trưởng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Nguyên nhân hóa đơn tiền điện tháng 6/2025
Tháng 6 vừa qua, nhu cầu sử dụng điện của đa số các hộ đều tăng cao khiến số tiền phải nộp cũng tăng trông thấy. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.

Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với trường hợp đăng ký biến động trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Sở Nông nghiệp và Môi trường thông báo về thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động như sau:

Thu hút đầu tư vào tỉnh Thanh Hoá tăng 15,6% so với cùng kỳ
6 tháng đầu năm, toàn tỉnh Thanh Hoá đã thu hút được 61 dự án đầu tư trực tiếp, trong đó có 5 dự án FDI với tổng số vốn đầu tư đăng ký 12.904 tỷ đồng và 198,6 triệu USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ.

6 tháng đầu năm xuất khẩu ngành dệt may Thanh Hoá tăng 16% so với cùng kỳ
Những tháng đầu năm, thị trường dệt may có sự biến động, ảnh hưởng từ những thay đổi trong các chính sách thuế quan của Mỹ. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có những biện pháp linh hoạt nhằm ổn định sản xuất và duy trì đà tăng trưởng.

Lãi suất tiền gửi tiết kiệm trong quý 2 năm 2025 duy trì ở mức thấp
Lãi suất tiền gửi tiết kiệm trong quý 2 cũng như nửa đầu năm 2025 tiếp tục duy trì ở mức thấp nhất trong nhiều năm. Tuy nhiên, dòng tiền từ dân cư và doanh nghiệp vẫn tiếp tục chảy mạnh vào hệ thống ngân hàng.

Thu hút đầu tư vào tỉnh Thanh Hoá tăng 15,6% so với cùng kỳ
6 tháng đầu năm, Thanh Hoá đã thu hút được 61 dự án đầu tư trực tiếp, trong đó có 5 dự án FDI với tổng số vốn đầu tư đăng ký trên 12.900 tỷ đồng và 198,6 triệu USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ.

Tưới tiết kiệm – Giải pháp hiệu quả, bền vững trong sản xuất nông nghiệp
Hiện nay, nhiều trang trại, nông hộ trên địa bàn Thanh Hóa đã ứng dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm trong sản xuất. Tưới tiết kiệm có ưu điểm là giảm công lao động, tiết kiệm phân bón và sử dụng nước hiệu quả. Giải pháp này cũng giúp áp lực do tình trạng hạn hán, tiết kiệm tài nguyên nước, hướng tới nền nông nghiệp thông minh, bền vững.

Đảm bảo tiến độ, chất lượng tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025
Diễn ra từ ngày 1/7/2025, tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp 2025 được thực hiện nhằm thu thập thông tin toàn diện về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và thực trạng phát triển nông thôn, phục vụ công tác điều hành, hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Vì vậy, tỉnh Thanh Hoá đang tập chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ tổng điều tra, đảm bảo thu thập thông tin nhanh chóng, chính xác, chất lượng.

Thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
6 tháng đầu năm 2025, dù phải đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức, song hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá vẫn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực. Các chỉ số về sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ thương mại đều có mức tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ. Có được kết quả trên là nhờ các đơn vị, doanh nghiệp đã tập trung triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy sản xuất cũng như kết nối, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá.

Thị trường thời trang: Thương hiệu Việt phát triển bền vững
Giữa cao điểm kiểm tra về hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại, nhiều cửa hàng thời trang đóng cửa né tránh thì các thương hiệu Việt đóng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn duy trì hoạt động tốt. Đó là do các nhãn hàng thời trang Việt minh bạch thông tin, đảm bảo chất lượng nên đã tạo uy tín trên thị trường, được khách hàng ưu tiên lựa chọn.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.