Thanh Hóa sẽ về đích sớm thu ngân sách Nhà nước năm 2024
7 tháng năm 2024, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đạt trên 33 nghìn 200 tỷ đồng, bằng 93,5% so với dự toán năm và tăng 40% so với cùng kỳ. Đáng chú ý là trong tổng thu ngân sách, số thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh có tăng trưởng so với cùng kỳ, do nền kinh tế đang trên đà khởi sắc.
Trong đó, thu nội địa đạt trên 20 nghìn 500 tỷ đồng, đạt 96% dự toán giao, tăng 51% so với cùng kỳ. Nhiều khoản thu tăng cao so với cùng kỳ như: thu từ khu vực công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh; thu tiền sử dụng đất, thu thuế thu nhập cá nhân, thu thuế bảo vệ môi trường. Cùng với thu nội địa, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt trên 12 nghìn 700 tỷ đồng, tăng vượt bậc so với cùng kỳ năm 2024.
Theo đánh giá, số thu nội địa, trong đó có khoản thu trực tiếp từ hoạt động sản xuất kinh doanh đang ngày càng chiếm tỷ trọng khá trong tổng thu ngân sách. Đồng thời, kết quả trên cũng cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh đã phục hồi và tiếp tục khởi sắc. Các chính sách gia hạn thuế, giảm thuế, phí và lệ phí có tác động tích cực đến hoạt động của doanh nghiệp.
Ông Trần Việt Hùng, Công ty TNHH Thương mại Việt Hùng, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Chúng tôi được hỗ trợ giảm thuế VAT 2%, đó là sự nỗ lực của công ty. Chúng tôi tin rằng, trong tương lai công ty sẽ phát triển hoàn thiện tốt hơn".
Ông Lê Xuân Yên, Phó Chi cục trưởng Chi cục thuế Khu vực Ngọc Lặc - Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Với sắc thuế ngoài quốc doanh so với cùng kỳ, chúng tôi đã tăng 113%, trong đó có thuế thu cao đó là thu nhập doanh nghiệp, giá trị gia tăng, thuế tài nguyên tăng cao so với cùng kỳ tăng cao. Điều đó thể hiện chính sách của Chính phủ hỗ trợ cho doanh nghiệp đã đi vào cuộc sống; giúp cho doanh nghiệp, người dân phục hồi kinh tế tốt hơn".
Các ngành thực hiện nhiệm vụ thu đã tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tăng cường quản lý thu, chống thất thu, thu hồi nợ đọng thuế, kiểm soát chặt chẽ tình hình kê khai, nộp thuế, hoàn thuế, tăng cường tuyên truyền, hỗ trợ, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho người nộp thuế. Đồng thời, đẩy mạnh chuyển đổi số, hiện đại hóa công tác thu thuế, mở rộng triển khai hóa đơn điện tử, phấn đấu thu ngân sách nhà nước năm 2024 tăng 10% trở lên so với năm 2023.
Ông Đoàn Văn Hào, Trưởng Phòng Nghiệp vụ - Dự toán - Pháp chế, Cục thuế tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Trong công tác thanh tra, kiểm tra, ngành thuế tiếp tục giao chỉ tiêu hằng quý để đẩy nhanh tiến độ thanh kiểm tra; tiếp tục thực hiện tốt các chuyên đề thanh tra kiểm tra ban hành, thực hiện đầy đủ các biện pháp cưỡng chế và thu hồi nợ đọng nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước".
Trong những tháng cuối năm, người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa tiếp tục được thụ hưởng các chính sách giảm thuế, phí, tiền thuê đất, dự kiến sẽ tác động đến giảm thu trên 1.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, các chính sách hỗ trợ về thuế cũng sẽ là động lực để doanh nghiệp tiếp tục thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và đóng góp trở lại cho ngân sách Nhà nước. Với tiến độ thu tích cực như hiện nay, nhiều khả năng tỉnh Thanh Hóa sẽ về đích sớm thu ngân sách Nhà nước trong tháng 9 năm 2024.
Ngân hàng Nhà nước duy trì chính sách tiền tệ linh hoạt
Ngân hàng Nhà nước cho biết, sẽ tiếp tục giữ nguyên các mức lãi suất điều hành trong bối cảnh lãi suất thế giới vẫn ở mức cao, tạo điều kiện cho các ngân hàng tiếp cận nguồn vốn từ Ngân hàng Nhà nước với chi phí thấp, tạo điều kiện để hỗ trợ nền kinh tế.
Tăng cường quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói xuất khẩu
Cục Bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố; các Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng; đại diện các mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói về việc tăng cường quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói xuất khẩu.
Giảm thuế VAT kích cầu sản xuất, tiêu dùng
Ngành thuế Thanh Hóa đang thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) từ 10% xuống còn 8% đối với nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ theo Nghị định số 180 của Chính phủ. Việc tiếp tục giảm thuế VAT được đưa ra đúng vào dịp cao điểm mua sắm Tết nên đã có tác động tích cực tới tâm lý người dân và các doanh nghiệp.
Thanh Hóa có 372 mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ tham gia quản lý
Những năm qua, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ tham gia quản lý đã hình thành và không ngừng được mở rộng. Sự phát triển của các Hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ liên kết đã phát huy được tiềm năng thế mạnh của địa phương, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, sản xuất hàng hóa, tạo việc làm và tăng thu nhập cho hội viên, phụ nữ.
Bá Thước: Nông dân làm giàu từ cây cam
Xác định thế mạnh về tiềm năng đất đai, khí hậu thổ nhưỡng phù hợp để phát triển cây cam, những năm gần đây, xã Điền Lư huyện Bá Thước đã khuyến khích người dân trồng và mở rộng diện tích cây cam, mang lại nguồn thu nhập rất tốt.
Thanh Hóa tập trung cho sản xuất vụ Xuân 2025
Cùng với thu hoạch các cây màu vụ Đông, hiện nay bà con nông dân các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang tập trung các điều kiện cho sản xuất vụ chiêm xuân 2025.
UOB lạc quan với tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2025
Những chuyến biến tích cực từ các động lực trong nước như sản xuất, chi tiêu của người tiêu dùng và lượng khách du lịch sẽ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam, đặc biệt là trong nửa đầu năm 2025. Đây là nhận định mới nhất của ngân hàng UOB về triển vọng kinh tế Việt Nam.
Nông dân xã Thọ Tân, huyện Triệu Sơn thu nhập cao từ cây đào
Mặc dù mới được đưa vào xã Thọ Tân, huyện Triệu Sơn gần 10 năm nay nhưng cây đào đã trở thành cây trồng chủ lực, mang lại thu nhập cao cho người nông dân. Riêng mỗi vụ đào Tết, mỗi hộ trồng đào ở xã Thọ Tân có thể có thu nhập hàng trăm triệu đồng; trong đó có từ 40 đến 50 hộ thu nhập từ 500 triệu đồng đến 700 triệu đồng.
Các cơ sở chế biến hải sản ở thị xã Nghi Sơn cung ứng hàng Tết
Để đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường, hiện nay các cơ sở chế biến thủy sản trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa đang tăng tốc sản xuất và giao đơn hàng. Đây là thời điểm tiêu thụ hàng cao nhất trong năm với sản lượng tăng từ 1,5 đến 2 lần so với ngày thường.
Việt Nam tiếp tục là đối tác thương mại lớn thứ ba của Hàn Quốc
Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc, năm 2024, Việt Nam tiếp tục duy trì là đối tác thương mại lớn thứ ba của Hàn Quốc, chỉ sau Trung Quốc và Mỹ.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.