Thanh Hóa sơ kết công tác chuyển đổi số 6 tháng đầu năm 2022
(TTV) - Chiều 22/7, đồng chí Mai Xuân Liêm - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh chủ trì Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác chuyển đổi số 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022. Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến 27 điểm cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố.
6 tháng đầu năm, công tác chuyển đổi số trên địa bàn Thanh Hóa đã có nhiều chuyển biến tích cực. Các cơ quan, đơn vị đã triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực chuyên ngành để phục vụ công tác quản lý, điều hành. Đến nay, 100% cán bộ, công thức đã tiếp nhận, xử lý văn bản và hồ sơ công việc trên môi trường mạng; Cổng dịch vụ công và Hệ thống một cửa điện tử của tỉnh đã cung cấp gần 870 dịch vụ công mức độ 3 và mức độ 4; tỷ lệ hồ sơ được giải quyết đúng và trước hạn đạt 97,6%; qua đó giúp hoạt động của các cơ quan đơn vị được công khai, minh bạch, nhanh chóng và hiệu quả.
Về kinh tế số, toàn tỉnh đã có gần 67.000 doanh nghiệp, hộ kinh doanh được hỗ trợ đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử; 100% doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh triển khai hóa đơn điện tử; dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt được cung cấp rộng rãi đến người dùng…
Trong việc xây dựng xã hội số, các ngành, đơn vị, địa phương và người dân đã chủ động áp dụng, tích hợp công nghệ số vào mọi mặt đời sống, làm thay đổi thói quen học tập, làm việc, giao tiếp, mua sắm, giải trí,... của tất cả người dân, hình thành nên công dân số và văn hoá số.
Tại hội nghị, các đại biểu đã trao đổi về kinh nghiệm triển khai chuyển đổi số tại đơn vị mình, những khó khăn vướng mắc và giải pháp hoàn thành các nhiệm vụ còn lại trong 6 tháng cuối năm 2022.
Phát biểu kết luận, đồng chí Mai Xuân Liêm - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh nhấn mạnh: chuyển đổi số yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với tất cả các cơ quan, đơn vị, địa phương; trong đó, người đứng đầu đóng vai trò rất quan trọng. Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ ra những hạn chế cần phải tháo gỡ; đồng thời yêu cầu các thành viên Ban Chỉ đạo, lãnh đạo các ngành, địa phương tập trung chỉ đạo, cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp để triển khai kế hoạch về chuyển đổi số hiệu quả. Đối với các dự án về công nghệ thông tin, Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các ngành, đơn vị báo cáo tiến độ và kết quả thực hiện hàng tháng, hàng quý để tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh./.
Khánh Hòa – Quang Hòa/Bản tin thời sự tối ngày 22.7
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm
Hơn 82% hộ gia đình Việt Nam đã có Internet cáp quang băng rộng
Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến tháng 10 năm 2024, tỷ lệ thuê bao điện thoại di động sử dụng smartphone đã đạt 88,7%; tỷ lệ hộ gia đình có Internet cáp quang băng rộng là 82,3%, tăng hơn 2% so với thời điểm tháng 2/2024. Đây là thành tựu quan trọng trong việc phát triển các mục tiêu xây dựng hạ tầng số phục vụ chuyển đổi số quốc gia.
Mở miễn phí các khóa đào tạo online kỹ năng an toàn thông tin cơ bản
Theo Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), việc tuyên truyền, phổ biến và đào tạo để mỗi cá nhân có những kiến thức, kỹ năng cơ bản để bảo đảm an toàn thông tin là yếu tố then chốt để tạo dựng một không gian mạng Việt Nam an toàn. Từ nhận thức trên, Cục An toàn thông tin đã và đang chủ trì triển khai nhiều chương trình, chiến dịch để nâng cao nhận thức an toàn thông tin cho người dùng.
Triển khai mạng truyền dẫn quang đạt tốc độ lên tới 1,2Tb/s tại Việt Nam
Mới đây, Nokia đã công bố việc nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn nhất Việt Nam, Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel sẽ sử dụng giải pháp truyền tải quang của Nokia để đáp ứng một cách hiệu quả nhu cầu ngày càng cao về kết nối 5G, kết nối các trung tâm dữ liệu và kết nối quốc tế.
Tạo khung pháp lý thúc đẩy giao dịch điện tử
Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 137 quy định về giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước và hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử, làm cơ sở pháp lý cho các hoạt động giao dịch điện tử của cơ quan chính quyền, qua đó thúc đẩy Chính phủ số.
Số hóa quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm trong các doanh nghiệp
Để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, nhiều doanh nghiệp trong tỉnh đã đầu tư thiết bị, công nghệ hiện đại, đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Phát động giải thưởng Người có ảnh hưởng trên mạng xã hội sáng tạo nội dung chống lừa đảo trực tuyến
Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) và TikTok Việt Nam vừa phát động giải thưởng “Người có ảnh hưởng trên mạng xã hội có các video, content viral về hướng dẫn kỹ năng phòng chống lừa đảo trực tuyến”.
Ứng dụng công nghệ số trong tiêu thụ nông sản
Chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ trong tiêu thụ nông sản đang là xu thế tất yếu giúp chủ thể sản xuất có cơ hội quảng bá thương hiệu, sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm an toàn cũng như nắm bắt được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng để xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp.
Tăng cường liên kết để phát triển nguồn nhân lực số
Theo thống kê sơ bộ, Thanh Hóa hiện có gần 340 doanh nghiệp công nghệ số, tăng 2,4% so với năm 2023. Sự gia tăng về số lượng doanh nghiệp kéo theo nhu cầu về nguồn nhân lực công nghệ số. Nhiều doanh nghiệp công nghệ số đã hợp tác với các trường đại học, cao đẳng trong tỉnh để vừa tạo cơ hội thực tập, làm việc cho sinh viên, vừa đón đầu được nguồn nhân lực chất lượng tốt.
Ứng dụng khoa học công nghệ trong phát hiện và điều trị bệnh tan máu bẩm sinh
Bệnh tan máu bẩm sinh hay Thalassemia là căn bệnh phổ biến nhất trong các bệnh về máu mà chưa có thuốc đặc trị, ước tính mỗi năm Việt Nam phải chi đến hàng ngàn tỷ đồng và hàng triệu đơn vị máu an toàn để điều trị tối thiểu cho các bệnh nhân mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Hiện nay, ngành y tế đã áp dụng nhiều tiến bộ khoa học, kỹ thuật, thiết bị máy móc hiện đại để phát hiện sớm, phòng ngừa và điều trị bệnh Thalassemia hiệu quả.
Ứng dụng công nghệ trong phát triển ngành nghề truyền thống
Nhờ việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, nhiều cơ sở, doanh nghiệp tại các làng nghề, nghề truyền thống trong tỉnh Thanh Hóa đã góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm bớt chi phí lao động, nâng cao sức cạnh tranh, giảm giá thành sản phẩm, mang lại giá trị kinh tế cao.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.