Thanh Hoá tập trung chỉ đạo giải ngân vốn đầu tư công năm 2023
Xác định tầm quan trọng của đầu tư công đối với phát triển kinh tế - xã hội, hàng năm, tỉnh Thanh Hóa đều tập trung chỉ đạo quyết liệt thực hiện nhiệm vụ này. Tuy nhiên năm nay, ngoài những khó khăn về giải phóng mặt bằng, tái định cư, chuyển mục đích sử dụng đất thì công tác giải ngân vốn đầu tư công còn gặp khó khăn về trình tự thủ tục đầu tư, giá nguyên vật liệu tăng cao; khan hiếm nguồn cung vật liệu đất đắp; điều chỉnh dự án đầu tư. Vì vậy, UBND tỉnh đã quyết liệt chỉ đạo để đưa công tác giải ngân vốn đầu tư công về đích đúng kế hoạch.
Năm 2023, nguồn vốn đầu tư công do UBND huyện Hậu Lộc và Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện làm chủ đầu tư là trên 52 tỷ đồng. Với kết quả giải ngân trên 32 tỷ đồng, đạt khoảng 62%, Hậu Lộc đang là địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt cao so với toàn tỉnh.

Ông Ngọ Viết Thắng, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Hậu Lộc
Ông Ngọ Viết Thắng, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Hậu Lộc cho biết: "Để có được kết quả như trên là do trên cơ sở cam kết với UBND tỉnh, UBND huyện Hậu Lộc, Ban Quản lý dự đã làm việc với các nhà thầu, giải quyết khó khăn vướng mắc trong giải ngân vốn đầu tư, đồng thời tập trung làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, để việc thực hiện các thủ tục đầu tư và giải ngân nguồn vốn đúng kế hoạch."
Với khối lượng vốn dành cho thi công hơn 315 tỷ đồng, đạt 66% kế hoạch, Dự án đường Vạn Thiện - Bến En được đánh giá có tỷ lệ giải ngân cao. Nguồn vốn có sẵn, thời tiết lại tương đối thuận lợi, các nhà thầu đang triển khai đồng loạt gần 10 mũi thi công. Riêng nút giao với cao tốc Bắc – Nam đoạn Quốc lộ 45 – Nghi Sơn, đến ngày 2/9, nhà thầu sẽ hoàn thành toàn bộ hạng mục nền, mặt đường, hạ tầng đảm bảo an toàn giao thông, phục vụ thông tuyến cao tốc.

Tuy nhiên, không phải, dự án nào hay địa phương nào cũng có tỷ lệ giải ngân cao như vậy. Tính đến ngày 19/5, giải ngân vốn đầu tư công toàn tỉnh mới đạt 3.450 tỷ đồng, bằng 28% kế hoạch. Nhiều địa phương, đơn vị có tiến độ giải ngân đạt quá thấp so với kế hoạch.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, trong đó phải kể đến Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 của các huyện chưa được UBND tỉnh phê duyệt, vì vậy chưa có cơ sở để triển khai giải phóng mặt bằng các dự án nằm trong kế hoạch năm 2023. Trữ lượng khai thác của một số mỏ được quy hoạch lấy đất không còn, nên các nhà thầu gặp khó khăn. Cùng với đó, giá cả nguyên vật liệu tăng, việc phê duyệt quy hoạch vùng huyện và quy hoạch chung của xã chậm so với yêu cầu của dự án; việc điều chỉnh chủ trương đầu tư kéo dài; năng lực một số đơn vị tư vấn thiết kế còn hạn chế.

Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, tỉnh Thanh Hoá đã thành lập 5 tổ công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; các Chương trình mục tiêu Quốc gia và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội năm 2023. Tỉnh chỉ đạo quyết liệt, nhưng công tác giải ngân vốn đầu tư công có chuyển biến được hay không, phụ thuộc rất nhiều vào các chủ đầu tư và nhà thầu. Cần phải có sự thống nhất trong nhận thức và đồng bộ trong thực hiện, thì toàn tỉnh mới có thể hoàn thành giải ngân đạt 100% kế hoạch.

Dự báo thị trường thép khởi sắc nửa cuối năm
Hiệp hội Thép Việt Nam dự báo thị trường thép nội địa có thể phục hồi vào nửa cuối năm 2025 khi có tín hiệu khả quan từ những chính sách khơi thông thị trường bất động sản và nền kinh tế.

Khuyến nghị doanh nghiệp tái cấu trúc chiến lược xuất khẩu tôm
Theo dự báo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, thời gian tới, xuất khẩu tôm Việt Nam sẽ chững lại so với những tháng trước do nhiều đơn hàng đã đi sớm trong thời gian hoãn thuế đối ứng. Việc Mỹ tạm hoãn áp thuế đến ngày 1/8 giúp một số doanh nghiệp tranh thủ xuất thêm hàng trong nửa đầu tháng 7, nhưng tâm lý dè dặt vẫn bao trùm thị trường.

Kinh tế Việt Nam vững vàng trong năm 2025 và 2026
Kinh tế Việt Nam sẽ vững vàng trong năm 2025 và năm 2026. Đây là dự báo của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) trong báo cáo Triển vọng Phát triển Châu Á vừa công bố mới đây.

Khai trương tuyến vận tải container ven biển Hải Phòng – Nghi Sơn
Chiều ngày 25/7, tại Cảng quốc tế Nghi Sơn, Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Công ty CP Tập đoàn MACSTAR tổ chức lễ khai trương tuyến vận tải container ven biển Hải Phòng - Nghi Sơn.

Ổn định lãi suất hỗ trợ tăng trưởng kinh tế
Tính đến tháng 7, dư nợ tín dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đạt trên 247 nghìn tỷ đồng, tăng trên 8% so với cuối năm 2024. Đáng chú ý, tín dụng tiếp tục hướng vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng kinh tế theo chủ trương của Chính phủ.

Đẩy mạnh sản xuất vật liệu xây dựng, đảm bảo nguồn cung cho thị trường
Từ đầu năm đến nay, thị trường vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có nhiều khởi sắc với nhiều loại mặt hàng tăng giá. Đây là tín hiệu vui, đồng thời là cơ hội giúp các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng đẩy mạnh sản xuất, đảm bảo nguồn cung cho thị trường.

Hơn 15.600 hộ dân được vay vốn chương trình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn
Thực hiện Quyết định số 31/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với hộ sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn, Ngân hàng Chính sách xã hội – Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa đã tạo điều kiện cho hàng chục nghìn hộ gia đình không thuộc hộ nghèo ở các địa phương vùng khó khăn được vay vốn phát triển sản xuất.

Hơn 58.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp vay phát triển sản xuất, kinh doanh
Để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn vay, Ngân hàng Nhà nước Khu vực 7 đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ khách hàng thông qua các chương trình ưu dãi, lãi suất cho vay hợp lý, đa dạng các dịch vụ ngân hàng.

Gần 31,6 triệu tấn hàng hóa thông qua cảng Nghi Sơn
6 tháng đầu năm 2025, khối lượng hàng hóa xếp dỡ qua cảng Nghi Sơn đạt gần 31,6 triệu tấn, tăng 6% so với cùng kỳ. Kết quả này tiếp tục khẳng định vai trò của cảng Nghi Sơn là trung tâm logistics quan trọng, đóng góp vào tăng trưởng xuất nhập khẩu của Thanh Hóa và khu vực Bắc Trung Bộ.

Cụm công nghiệp tạo việc làm cho gần 40.800 lao động
Thanh Hóa hiện có 115 cụm công nghiệp đã được quy hoạch, tạo quỹ đất và hạ tầng sẵn sàng để thu hút các doanh nghiệp sản xuất, chế biến. Trong nhiệm kỳ 2020 – 2025, tỉnh đã thành lập mới 12 cụm công nghiệp, nâng tổng số cụm công nghiệp được thành lập lên 49 với tổng vốn đăng ký đạt 13.405 tỷ đồng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.