Thanh Hóa tập trung đào tạo, bồi dưỡng doanh nhân và khởi sự doanh nghiệp
Nhằm nâng cao năng lực quản trị, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, tỉnh Thanh Hóa đã dành nguồn kinh phí để triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng doanh nhân và khởi sự doanh nghiệp. Với hình thức đào tạo đa dạng, đội ngũ giảng viên là các chuyên gia kinh tế có uy tín, kinh nghiệm, chương trình đang nhận được sự hưởng ứng tích cực của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân trong tỉnh.
Tỉnh Thanh Hóa hiện có hơn 21 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động, đa số đều có quy mô nhỏ, siêu nhỏ. Nhiều chủ doanh nghiệp chưa qua trường lớp đào tạo nên thường lúng túng, thiếu bài bản trong điều hành, quản trị doanh nghiệp. Nhằm nâng cao năng lực quản trị, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, trong năm 2022, tỉnh tổ chức 100 lớp đào tạo bồi dưỡng doanh nhân và khởi sự doanh nghiệp; 2 lớp đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ và sử dụng nhiều lao động nữ. Đến nay, đã có hàng nghìn lượt học viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật và bổ sung những kiến thức về khởi sự, quản trị doanh nghiệp.

Anh Nguyễn Thế Sơn - Giám đốc Công ty cổ phần kiến trúc xây dựng Milimet, tỉnh Thanh Hóa
Anh Nguyễn Thế Sơn - Giám đốc Công ty cổ phần kiến trúc xây dựng Milimet, tỉnh Thanh Hóa, cho biết: "Tôi tham gia rất nhiều khóa đào tạo, thấy rất bổ ích, giúp tôi quản trị doanh nghiệp hiệu quả, từ cách tuyển nhân sự, đến quản trị tài chính, cả việc tiếp xúc với khách hàng như thế nào đều nằm trong các khóa đào tạo, giúp doanh nghiệp phát triển vượt bậc".

Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Giám đốc VCCI Thanh Hóa
Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Giám đốc VCCI Thanh Hóa, cho biết: "Từ nay đến cuối năm 2022, VCCI sẽ tổ chức khoảng 60 lớp học, trong đó tập trung các chủ đề hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, áp dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất kinh doanh, thứ 2 giới thiệu công cụ quản trị doanh nghiệp mới, phù hợp hơn với doanh nghiệp sau tình hình Covid, thứ 3 tập trung vào xây dựng văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nhân."
Xu thế hội nhập và phát triển kinh tế Quốc tế đòi hỏi mỗi doanh nhân phải luôn cập nhật những kiến thức, xu hướng mới trong quản trị doanh nghiệp, pháp luật kinh doanh, maketing, tiếp cận phát triển thị trường... Việc triển khai các chương trình đào tạo bồi dưỡng doanh nhân, khởi sự doanh nghiệp của tỉnh Thanh Hóa chính là sự hỗ trợ tích cực, thể hiện sự đồng hành của chính quyền đối với cộng đồng doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp, doanh nhân có những bước đi vững chắc trên thương trường.

Đất nông nghiệp được thí điểm làm nhà ở thương mại
Nghị quyết 171 của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại qua thỏa thuận nhận quyền hoặc đang có quyền sử dụng đất, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/4.

Cục Thuế siết chặt giám sát hóa đơn
Cục Thuế vừa ban hành thông báo chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị định số 70/2025 của Chính phủ, sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2020 về hóa đơn, chứng từ.

Thanh Hóa: Nhiều loài thủy sản bị suy giảm tới 80 – 90%
Theo ngành Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Thanh Hóa, hiện nay, nhiều loại thủy sản trên địa bàn tỉnh bị suy giảm tới 80 – 90%, thậm chí sắp tuyệt chủng như cá trê vàng, cá ngát, ốc nhồi, ếch đồng, tôm càng… Nhiều loài cá có tên trong Sách Đỏ Việt Nam như cá mòi cờ hoa và cá mòi cờ chấm cũng đang dần trở nên hiếm gặp. Nguyên nhân chính là do khai thác quá mức và sử dụng các phương pháp khai thác tận diệt.

Thanh Hóa còn 8 đơn vị chưa thực hiện giải ngân vốn đầu tư công
Hiện nay tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh Thanh Hóa đang cao hơn 7,4% so với bình quân chung cả nước, nhiều chủ đầu tư có tiến độ giải vốn cao. Tuy nhiên vẫn còn 8 đơn vị vẫn chưa thực hiện giải ngân vốn.

Quý I/2025, Thanh Hóa chi 12.000 tỷ đồng từ ngân sách
Theo báo cáo của Sở Tài chính tỉnh Thanh Hóa, tổng chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh trong quý I/2025 ước đạt hơn 12.000 tỷ đồng, tương ứng 22,4% dự toán cả năm và tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2024.

Kinh tế tư nhân còn nhiều rào cản để phát triển
Kinh tế tư nhân mà nòng cốt là các doanh nghiệp tư nhân đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thanh Hóa. Mặc dù thời gian qua, các cấp, ngành từ trung ương đến địa phương đã có nhiều cải cách tích cực để hỗ trợ khu vực kinh tế tư nhân phát triển, song các doanh nghiệp tư nhân vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và rào cản ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định và bền vững.

Thanh Hóa: Thu ngân sách đạt hơn 12.500 tỷ đồng trong quý I/2025
Mặc dù chịu tác động từ nhiều yếu tố, thu ngân sách nhà nước quý I/2025 của tỉnh Thanh Hóa vẫn đạt trên 12.500 tỷ đồng.

Ngành thép cần chủ động ứng phó với chính sách mới từ EU
Theo Bộ Công thương, trước những thay đổi chính sách sắp tới của Liên minh châu Âu (EU) đối với ngành thép và kim loại, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần sớm rà soát lại quy trình sản xuất, xuất khẩu và chuẩn bị kịch bản ứng phó phù hợp.

Đề xuất giảm 2% thuế thu nhập với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách mới đây, các đại biểu Quốc hội đề nghị giảm 2% thuế thu nhập với doanh nghiệp nhỏ và vừa so với mức hiện hành để khuyến khích khu vực này phát triển.

Đề xuất thêm ưu đãi cho nhà ở xã hội
Tại dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội. Nhiều ưu đãi mới cho doanh nghiệp, chủ đầu tư tham gia xây dựng nhà ở xã hội đã được đề xuất.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.