Thanh Hoá - Thu hút vốn đầu tư tăng cao
Dịch COVID – 19 rồi đến hậu đại dịch khiến nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn, hoạt động của nhiều doanh nghiệp có biểu hiện chậm lại. Vậy nhưng, đến ngày 15/6/2024, tỉnh Thanh Hóa đã thu hút được 59 dự án đầu tư trực tiếp, trong đó có 12 dự án FDI, tăng 78,8% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng vốn đầu tư đăng ký đạt trên10.900 tỷ đồng và 177,5 triệu USD, lần lượt tăng 21,8% và 35,1% so với cùng kỳ.
Dự án nhà máy cơ khí công nghệ cao Nghi Sơn của Công ty cổ phần cơ khí chế tạo Đại Dũng có tổng mức đầu tư 900 tỷ đồng vừa được khởi công hồi đầu tháng 5 tại Khu kinh tế Nghi Sơn. Đây là dự án chuyên sản xuất các cấu kiện kim loại, gia công cơ khí và lắp đặt máy móc, thiết bị công nghiệp, đáp ứng nhu cầu cho các dự án, công trình của Việt Nam và trên thế giới. Ngay sau khi khởi công dự án, chủ đầu tư đã huy động tối đa nguồn lực để xây dựng, phấn đấu đưa dự án đi vào vận hành vào quý 1/2025.
Ông Nguyễn Xuân Hưng, Công ty Cổ phần cơ khí chế tạo Đại Dũng Nghi Sơn, Tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Ngay sau khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư, Công ty chúng tôi đã bắt tay vào triển khai thực hiện dự án từ tháng 4/2024, Sau hơn 2 tháng triển khai, chúng tôi đang tập trung toàn lực cho giải quyết phần móng, phấn đấu hoàn thành dự án vào quý 1/2025 theo kế hoạch".
Trong số 59 dự án đầu tư trực tiếp mà tỉnh Thanh Hoá thu hút được từ đầu năm đến nay có 25 dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; 17 dự án thuộc lĩnh vực thương mại dịch vụ; 4 dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp; 9 dự án thuộc lĩnh vực khai khoáng; 4 dự án thuộc lĩnh vực hạ tầng.
Có được kết quả nổi bật trong thu hút đầu tư là do tỉnh Thanh Hoá đã tăng cường quảng bá, giới thiệu về môi trường đầu tư, cơ hội, tiềm năng và các chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh đến các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Công tác cải cách thủ tục hành chính, cũng được tỉnh tiếp tục đẩy mạnh thực hiện. Đặc biệt là việc tổ chức các đoàn công tác của tỉnh đi xúc tiến đầu tư tại nước ngoài đã mở ra cơ hội cho hợp tác kinh tế quốc tế và khu vực.
Ông Nguyễn Như Hiếu, Cục Trưởng Cục Ngoại vụ, Bộ Ngoại giao cho biết thêm: "Đánh giá chung về công tác đối ngoại của tỉnh Thanh Hoá hết sức năng động, đã thiết lập được quan hệ với 5 thành phố ở 5 quốc gia, nổi bật. Điểm khởi sắc nhất là triển khai ngoại giao kinh tế theo Chỉ thị số 12 của Ban Bí thư. Hoạt động này thể hiện ở các đoàn ra của lãnh đạo tỉnh đi các nước để triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại. Qua đó giúp bản đồ đầu tư của tỉnh Thanh Hoá hiện hữu rõ hơn trên Việt Nam và trên thế giới. Qua sự hợp tác của Bộ ngoại giao và kết nối của Bộ ngoại giao với các cơ quan đại diện nước ngoài, chúng tôi sẽ cố gắng làm sao để đưa sức hấp dẫn và sức hút của Thanh Hoá đối với các nhà đầu tư".
Kết quả nổi bật trong thu hút đầu tư những tháng đầu năm 2024 khẳng định quan điểm đúng đắn của tỉnh Thanh Hoá trong việc huy động tối đa mọi nguồn lực để phục vụ cho phát triển. Trong đó, việc các nhà đầu tư triển khai xây dựng các dự án tại tỉnh Thanh Hoá đem đến chiều sâu cho sự phát triển khi sản xuất ra nhiều sản phẩm, tạo ra nhiều việc làm và đóng góp cho ngân sách địa phương.
Mô hình nuôi ong mật cho hiệu quả kinh tế cao
Sau gần 10 năm gắn bó với nghề nuôi ong lấy mật, anh Nguyễn Xuân Tùng, ở Phường Ngọc Trạo, thị xã Bỉm Sơn đã phát triển thành công thương hiệu “Mật ong Giàng A Tùng”, sản phẩm được công nhận đạt OCOP.
Quy định mới về đối tượng đăng ký thuế
Bộ Tài Chính vừa ban hành Thông tư 86/2024 quy định về đăng ký thuế, thay thế Thông tư 105/2020. Thông tư mới sẽ có hiệu lực từ ngày 6/2/2025.
Thương mại điện tử tăng trưởng khả quan
Với mức tăng trưởng ấn tượng của năm 2024, thị trường thương mại điện tử Việt Nam được dự báo sẽ chạm mốc 25 tỷ USD trong năm 2025.
Quản lý, bình ổn giá sau Tết và cả năm 2025
Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính vừa đưa ra 10 nhóm giải pháp quản lý, bình ổn giá sau Tết và cả năm 2025, trong đó tập trung tăng cường quản lý, điều hành giá, chú trọng bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa; chủ động theo dõi sát diễn biến giá các hàng hóa chiến lược trên thị trường thế giới.
Quy mô nền kinh tế Việt Nam có thể vượt 500 tỷ USD
Các chuyên gia kinh tế nhận định, kinh tế Việt Nam đang có nhiều thuận lợi và cơ hội lớn. Trong năm 2025, quy mô nền kinh tế có thể vượt 500 tỷ USD.
Kỳ vọng của các doanh nghiệp trong năm mới 2025
Năm 2024, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn nỗ lực hoàn thành các mục tiêu sản xuất kinh doanh đã đề ra, tạo việc làm ổn định cho người lao động, đóng góp cho ngân sách và các hoạt động an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh. Bước vào năm mới 2025, các doanh nghiệp đã chủ động các giải pháp, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp. Đồng thời, luôn kỳ vọng vào một năm mới với hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi, tạo được tăng trưởng và bứt phá mới.
Năm 2025, mục tiêu xuất khẩu rau quả đạt 8 tỷ USD
Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, nhiều tín hiệu tích cực từ thị trường quốc tế đang mở ra cơ hội lớn cho ngành rau quả Việt Nam trong năm 2025. Lợi thế này giúp ngành rau quả tự tin sẽ hoàn thành mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 8 tỷ USD trong năm 2025.
Huyện Hoằng Hóa thuộc nhóm dẫn đầu tỉnh Thanh Hóa về phát triển sản phẩm OCOP
Tính đến hết năm 2024, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã có 45 sản phẩm được công nhận OCOP, thuộc nhóm các huyện dẫn đầu toàn tỉnh.
Thanh Hóa làm thủy lợi mùa khô đạt trên 107% kế hoạch
Sau hơn 1 tháng phát động toàn dân ra quân làm thủy lợi mùa khô năm 2024 - 2025, các địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã nạo vét hơn 1,3 triệu m3 kênh mương, đạt 107,7% kế hoạch.
Năm 2025 ngành da giày Việt Nam phấn đấu xuất khẩu đạt 29 tỷ USD
Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam, cho biết dù đối mặt với nhiều khó khăn, năm 2025, ngành da giày đặt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu 10% so với năm 2024, đạt kim ngạch khoảng 29 tỷ USD.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.