Thanh Hóa thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững
Thực hiện Quyết định số 90 của Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, ngày 16/8/2021, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành Kế hoạch hành động số 30 thực hiện Chỉ thị số 05 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa XIII) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030; ngày 21/3/2022 UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Kế hoạch số 77 triển khai thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh. Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực của toàn dân, đến nay sau nửa chặng đường thực hiện, chương trình đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, giúp các hộ nghèo có thêm động lực và điều kiện để vươn lên thoát nghèo.
Ước mơ về một căn nhà kiên cố đã trở thành hiện thực đối với gia đình ông Cầm Bá Trọng ở huyện Thường Xuân. Cuộc sống khó khăn khiến gia đình ông không dám nghĩ tới việc xây dựng một căn nhà vững chắc để ở.

Khi được nhận 40 triệu hỗ trợ làm nhà ở từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, ông đã rất vui mừng, bắt tay ngay vào xây dựng ngôi nhà mới. Sau 3 tháng thi công, căn nhà đã hoàn thành, với diện tích 130m2.

Ông Cầm Bá Trọng Thôn Bù Đồn, xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa
Ông Cầm Bá Trọng, Thôn Bù Đồn, xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Tôi rất vui mừng khi được ở trong căn nhà mới này, tôi cảm ơn Đảng, cảm ơn Nhà nước rất nhiều".
Thuộc diện hộ nghèo, gia đình ông Quách Văn Thắng ở huyện Vĩnh Lộc đã được hỗ trợ 1 con bò cái sinh sản thuộc Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hoá sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo. Dù mới được hỗ trợ nhưng ông rất hy vọng nuôi bò sẽ giúp gia đình cải thiện cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.

Từ khi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, đã có hàng ngàn hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa được thụ hưởng từ các dự án hỗ trợ trực tiếp. Bên cạnh đó, nhiều xã vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh đang triển khai xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu theo Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Với nguyên tắc đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững, từ năm 2022 đến nay, tỉnh Thanh Hóa đã hỗ trợ đầu tư mới 45 dự án phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội tại huyện nghèo, 12 dự án tại các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo và 16 công trình, dự án sử dụng vốn sự nghiệp để duy tu bảo dưỡng.

Ông Lò Xuân Hành, Trưởng Ban QLDA Đầu tư Xây dựng huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa
Ông Lò Xuân Hành, Trưởng Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Đối với các công trình đang thi công, Ban Quản lý dự án khẩn trương chỉ đạo các nhà thầu, đơn vị tư vấn tập trung trang thiết bị máy móc, nguồn lực để đẩy nhanh các công trình đảm bảo theo kế hoạch, sớm đưa vào sử dụng".
Với sự vào cuộc quyết liệt, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 tại Thanh Hóa đã đạt được những kết quả bước đầu rất quan trọng, một số mục tiêu, chỉ tiêu vượt so với kế hoạch đề ra. Đến năm 2022, toàn tỉnh đã giảm được gần 17.800 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4,99%, vượt 0,29% so với chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh đã đề ra.

Ông Chu Đình Trọng, Phó Chủ tịch UBND huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Ông Chu Đình Trọng, Phó Chủ tịch UBND huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Để giảm nghèo về thông tin, huyện đẩy mạnh tập huấn cho các xã, thị trấn, đồng thời đầu tư tu sửa hệ thống truyền thanh".
Mặc dù giảm nghèo là một bài toán khó, nhất là giảm nghèo đa chiều. Nhưng nếu có sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị và ý thức vươn lên của chính bản thân người nghèo, thì công tác giảm nghèo của tỉnh Thanh Hóa sẽ tiếp tục đạt được những kết quả tích cực, góp phần nâng cao đời sống của Nhân dân, giảm nghèo bền vững và thúc đẩy kinh tế - xã hội ngày càng phát triển.


Khai thác thủy sản gắn với chống khai thác IUU
Do thực hiện nghiêm các quy định về chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định - IUU và đầu tư nâng cấp, cải hoán tàu thuyền, ngư lưới cụ nên 6 tháng đầu năm 2025, tổng sản lượng khai thác thủy sản của Thanh Hóa đạt gần 70 nghìn tấn, tăng hơn 1,4% so với cùng kỳ.

Nỗ lực giữ đà tăng trưởng sản xuất công nghiệp
6 tháng năm 2025, dù phải đối diện với rất nhiều khó khăn thách thức, nhưng sản xuất công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa vẫn ghi nhận nhiều điểm sáng tích cực. Chỉ số sản xuất công nghiệp toàn tỉnh tăng 15,02% so với cùng kỳ. Đây là kết quả cho thấy sự phục hồi của nền kinh tế cũng như những nỗ lực của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trong điều hành hoạt động sản xuất công nghiệp linh hoạt, hiệu quả.

Thu nhập bình quân người lao động 6 tháng đầu năm đạt 8,3 triệu đồng
Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), thu nhập bình quân tháng của người lao động trong quý II năm 2025 là 8,2 triệu đồng, giảm 58.000 đồng so với quý trước và tăng 800.000 đồng so với cùng kỳ năm trước.

Doanh nghiệp Thanh Hóa xúc tiến đầu tư thương mại, mở rộng thị trường
Tỉnh Thanh Hóa và thành phố Hải Phòng được xác định là 2 trong 4 cực tăng trưởng, cùng với Hà Nội và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển quan trọng ở khu vực phía Bắc Tổ quốc. Chính vì vậy, doanh nghiệp 2 tỉnh, thành phố rất coi trọng việc kết nối giao thương, xúc tiến đầu tư thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của nhau, thúc đẩy hợp tác phát triển.

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền vượt chỉ tiêu 25%
Cục Thuế - Bộ Tài chính cho biết: Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền đã vượt chỉ tiêu 25%. Đây được xem là bước tiến quan trọng trong hiện đại hóa ngành thuế, mang lại lợi ích thiết thực cho cả người dân và cơ quan quản lý.

Ngành da giày chủ động ứng phó thách thức nửa cuối năm
6 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu da giày Việt Nam đã thu về gần 14 tỷ USD, tăng trưởng 12%. Tuy nhiên, 6 tháng cuối năm thực sự là chặng đường đầy thách thức khi hai thị trường xuất khẩu chính: Mỹ và EU đều đang đặt ra yêu cầu về sản xuất xanh hơn và nguồn gốc nguyên liệu.

Thanh Hóa sắp đón 24 bến cảng, với gần 22.000 tỷ đồng
Thanh Hóa đang tiến gần hơn tới mục tiêu trở thành trung tâm kinh tế biển của khu vực phía Bắc, khi Bộ Xây dựng vừa phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch này tạo nền tảng quan trọng để phát triển hạ tầng logistics và đẩy mạnh thương mại hàng hải cho toàn vùng.

GDP 6 tháng cuối năm phải tăng 8,42%
Theo tính toán của Cục Thống kê - Bộ Tài chính, tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng cuối năm phải đạt 8,42% thì mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm nay mới đạt được.

Mặt bằng lãi suất cho vay tiếp tục giảm
Lãi suất cho vay trung bình hiện chỉ còn 6,29%/năm, giảm 0,64% so với cuối năm 2024. Điều này đang mở thêm cơ hội vay vốn với lãi suất thấp cho người dân và doanh nghiệp.

Thu gần 100.000 tỷ đồng thuế từ thương mại điện tử
Trong 6 tháng đầu năm 2025, thu thuế từ các hoạt động kinh doanh thương mại điện tử và kinh tế số tăng gần 60% so với cùng kỳ năm 2024.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.