Thanh Hóa tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính vì sự phát triển toàn diện của tỉnh
Những năm gần đây, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai quyết liệt các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, công tác cải cách hành chính của tỉnh đã tạo nhiều dấu ấn nổi bật, trở thành “đòn bẩy” để hiện thực hóa những mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX đề ra.
Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 tiếp tục xác định: "Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn" là một trong ba khâu đột phá của nhiệm kỳ. Đây cũng được xem là chìa khóa quan trọng để thúc đẩy thu hút đầu tư, nhất là các dự án có quy mô lớn, công nghệ cao, sản xuất sạch, bền vững.
Trên cơ sở đó, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Kế hoạch hành động số 22, ngày 23/7/2021 "Thực hiện khâu đột phá về đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn, giai đoạn 2021 - 2025". Kế hoạch nhấn mạnh: Đẩy mạnh hiện đại hóa nền hành chính để xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của tổ chức, người dân và doanh nghiệp, là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết mà các ngành, các cấp phải tập trung thực hiện nhằm cải thiện mạnh mẽ môi trường khởi nghiệp, đầu tư, kinh doanh và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Trong lĩnh vực đầu tư, năm 2023, UBND tỉnh cắt giảm thời gian giải quyết đối với thủ tục đề nghị chấp thuận, điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án theo quy định tại Luật Đầu tư năm 2020 từ 35 ngày xuống còn 26 ngày, giảm 9 ngày, tỷ lệ thời gian cắt giảm là 26%. UBND tỉnh đã chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 69 dự án đầu tư trực tiếp, chiếm 77,5% tổng số dự án thu hút đầu tư toàn tỉnh; trong đó có 57 dự án đầu tư trong nước, với tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 6.000 tỷ đồng và 12 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký đầu tư là 165 triệu USD.
Trong quá trình xử lý công việc, cán bộ thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực đầu tư, doanh nghiệp đã nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin; 100% văn bản, hồ sơ (trừ văn bản thuộc nội dung bí mật Nhà nước) được xử lý trên môi trường mạng, góp phần tiết kiệm thời gian xử lý công việc, giảm chi phí hành chính, tạo thuận lợi cho đơn vị, doanh nghiệp. Trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh, nhiều thủ tục hành chính được cắt giảm, đơn giản hóa, 100% hồ sơ thủ tục hành chính được tiếp nhận, xử lý kịp thời, đúng hạn. Năm 2023, toàn tỉnh có trên 3.600 doanh nghiệp mới thành lập, đứng thứ 6 cả nước; tỷ lệ doanh nghiệp đăng ký hồ sơ quan mạng điện tử đạt 99,99%, đứng thứ 10 cả nước.
Bà Nguyễn Phương Hoa, Phó trưởng phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Công tác cải cách thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp tiếp tục được Sở Kế hoạch và Đầu tư đẩy mạnh, tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong giải quyết công việc. Năm 2023 có 100% hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đã được cấp đúng và trước hạn theo quy định".
Với tư duy đổi mới, nhiều nghị quyết, quyết định, chương trình, kế hoạch lớn về đẩy mạnh cải cách hành chính được Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành phù hợp với giai đoạn phát triển mới. Đặc biệt, Thanh Hóa lần đầu tiên đưa mục tiêu "nằm trong nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước" về các chỉ số PCI, PAR INDEX, SIPAS và PAPI vào kế hoạch hành động thực hiện "Khâu đột phá đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn" giai đoạn 2021-2025.
Đây cũng là lần đầu tiên Thanh Hóa đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 nằm trong nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số; đến năm 2030 tiếp tục trong nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số và trong nhóm 5 tỉnh, thành phố dẫn đầu về chính quyền số theo Nghị quyết số 06 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Ông Đỗ Hữu Quyết, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Chúng ta phải thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp, giải pháp về thể chế, giải pháp về nguồn nhân lực và các nhóm giải pháp về hạ tầng số".
Hiện nay, Thanh Hóa là một trong những địa phương đầu tiên của cả nước ban hành các nghị quyết, chỉ thị về chuyển đổi số và là địa phương nằm trong nhóm đầu của cả nước về hiện đại hóa hành chính (xếp thứ 7/63 tỉnh, thành phố). Hạ tầng số được quan tâm đầu tư phát triển hiện đại, đồng bộ, thông suốt giữa cấp ủy, chính quyền các cấp và trong nội bộ các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh, đảm bảo các điều kiện để triển khai nền tảng phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
Hạ tầng viễn thông, internet được phủ sóng đến hầu hết các thôn, bản; tỷ lệ dân số được phủ sóng thông tin di động đạt 99,7%; hạ tầng công nghệ thông tin trong các cơ quan, đơn vị được quan tâm đầu tư từ cấp tỉnh đến cấp xã phục vụ tốt công tác chuyên môn, đảm bảo 100% các đơn vị đã có mạng LAN, các máy tính được kết nối mạng internet băng thông rộng. Việc thực hiện trao đổi và xử lý văn bản, hồ sơ liên thông trên môi trường mạng giữa các cơ quan khối Đảng, chính quyền, đoàn thể ở cả 3 cấp trên nền tảng tích hợp dữ liệu của tỉnh và kết nối liên thông với quốc gia đã đưa Thanh Hóa trở thành địa phương đầu tiên thực hiện việc kết nối, chia sẻ, trao đổi văn bản điện tử giữa chính quyền và doanh nghiệp.
Ở cấp cơ sở, nhiều mô hình, sáng kiến mới đã được nghiên cứu và áp dụng vào thực tiễn, tạo nên nhiều đổi thay trong cải cách hành chính. Nổi bật như mô hình "Thứ ba, thứ năm - ngày không viết", "Thứ sáu - ngày không hẹn" ở xã Hoằng Quang (Thành phố Thanh Hóa); mô hình "Lễ tân hành chính" và "Giờ làm việc thứ 9" ở huyện Đông Sơn; mô hình "Chính quyền thân thiện, vì Nhân dân phục vụ" được thực hiện ở nhiều địa phương trong tỉnh...
Đặc biệt, để đánh giá một cách khách quan nhất chất lượng phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước, các sở, ngành và các địa phương tiếp tục triển khai đa dạng nhiều cách thức như phát phiếu khảo sát để tổ chức, công dân đánh giá mức độ hài lòng qua hòm thư góp ý, công khai số điện thoại đường dây nóng, qua địa chỉ Cổng dịch vụ công tỉnh Thanh Hóa, hệ thống phản hồi Thanh Hóa... Hơn 90% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết cải cách hành chính.
Ông Nguyễn Ngọc Thúy, Chủ tịch UBND xã Định Tân, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Mô hình "Chính quyền thân thiện vì nhân dân phục" vụ được triển khai trên địa bàn xã đã mang lại những hiệu quả thiết thực, nhận được sự đồng tình, ủng hộ của đông đảo nhân dân".
Hai nhiệm kỳ liên tiếp, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII và XIX đã lựa chọn "Cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh" và "Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn" là khâu đột phá để thực hiện. Với quyết tâm cao, Thanh Hóa tiếp tục đạt được nhiều dấu ấn nổi bật, đưa công tác cải cách hành chính trở thành "đòn bẩy" để từng bước hiện thực hóa những mục tiêu đã đề ra.
Cảnh báo, dự báo sóng lớn trên vùng biển Thanh Hóa
Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường lệch Đông, vùng biển ven bờ Thanh Hoá có gió Đông Bắc cấp 4, ngoài khơi cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7. Biển động.
Nhiều giải pháp nâng cao tỷ lệ hồ sơ dịch vụ công trực tuyến toàn trình
Triển khai dịch vụ công trực tuyến toàn trình là giải pháp quan trọng để thực hiện Chính phủ điện tử, góp phần mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân, doanh nghiệp. Chính phủ và các địa phương đang tích cực triển khai nhiều giải pháp mạnh mẽ nhằm nâng cao tỷ lệ hồ sơ dịch vụ công trực tuyến toàn trình, hướng tới đạt được mục tiêu đề ra.
Kiểm soát tải trọng phương tiện ngay từ đầu mỏ khai thác
Để nâng cao hiệu quả kiểm soát tải trọng phương tiện, Công an huyện Nông Cống đã tăng cường ngăn chặn, xử lý ngay tại các khu vực khai thác, bãi mỏ hay điểm tập kết hàng hoá.
Phấn đấu năm 2025 phủ sóng tất cả vùng lõm viễn thông
Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, từ tháng 1 đến tháng 9/2024, Bộ đã chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông phủ sóng 316 thôn chưa có sóng di động, nâng tổng số thôn đã phủ sóng từ năm 2021 đến tháng 9/2024 là 2.549/3.310 thôn. Tuy nhiên, đến nay, vẫn còn 761 thôn chưa có sóng viễn thông, chủ yếu là các thôn bản đặc biệt khó khăn.
Phát huy vai trò người uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa
Những năm qua, ở miền núi Thanh Hóa, lực lượng người uy tín có những đóng góp quan trọng nhằm đưa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào dân tộc thiểu số một cách kịp thời. Họ là những tấm gương sáng trong mọi phong trào, là “điểm tựa” của đồng bào các dân tộc vùng cao.
Người dân gửi ngân hàng gần 7 triệu tỷ đồng
Ngân hàng Nhà nước vừa cho biết, lượng tiền gửi tiết kiệm của người dân tính đến hết tháng 8 đạt gần 7 triệu tỷ đồng, tăng 6% so với cuối năm 2023. So với cuối tháng 7 năm nay, lượng tiền gửi tiết kiệm của người dân đến cuối tháng 8 tăng trên 86.000 tỷ đồng.
Áp thấp nhiệt đới từ cơn bão số 9 đã suy yếu thành một vùng áp thấp
Sáng sớm ngày 20/11, áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ cơn bão số 9) đã suy yếu thành một vùng áp thấp trên vùng biển phía Tây Bắc quần đảo Hoàng Sa.
Vĩnh Lộc: Tập huấn nghiệp vụ công tác văn phòng cấp ủy năm 2024
Để chuẩn bị tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp, nhiệm kỳ 2025 – 2030, sáng ngày 19/11, Huyện ủy Vĩnh Lộc đã tổ chức hội nghị bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ công tác văn phòng cấp ủy năm 2024.
Đảm bảo môi trường tại các nhà máy chế biến tinh bột sắn
Thời gian gần đây, các nhà máy chế biến tinh bột sắn trên địa bàn tỉnh đã quan tâm hơn đến việc đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường, qua đó không chỉ góp phần hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường mà còn tạo điều kiện để doanh nghiệp hoạt động ổn định và phát triển bền vững.
Bão số 9 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới
Chiều tối ngày 19/11, bão số 09 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Hồi 19 giờ, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 18,3 độ Vĩ Bắc; 112,1 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây của khu vực Bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 180km về phía Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9. Di chuyển theo hướng Tây Nam, tốc độ khoảng 20km/h.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.