Thanh Hoá tiếp tục rà soát, thực hiện quyết liệt, hiệu quả các biện pháp cấp bách về phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh
Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thanh Hoá vừa ban hành văn bản 6747/UBND-NN gửi các sở, ban, ngành và các đơn vị liên quan về việc tiếp tục rà soát, triển khai, tổ chức thực hiện quyết liệt, hiệu quả các biện pháp cấp bách về phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh. Nội dung cụ thể như sau:
Thời gian qua, công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) trên địa bàn tỉnh đã được cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt; các sở, ban, ngành cấp tỉnh và các chủ rừng đã cơ bản triển khai kịp thời, hiệu quả các biện pháp cấp bách PCCCR nên kết quả công tác phòng cháy rừng đã có nhiều chuyển biến tích cực; cơ bản các vụ cháy thực bì và cháy rừng trên địa bàn huyện Mường Lát được chủ động phát hiện, xử lý kịp thời, góp phần ngăn chặn, hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra. Tuy nhiên, theo dự báo của Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia: Thời gian tới, tình hình thời tiết sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, nắng nóng gay gắt trên diện rộng sẽ kéo dài, nguy cơ gây cháy rừng sẽ rất cao và có khả năng xảy ra cháy lớn, nhất là trên diện tích rừng trồng Thông, rừng Le, Nứa, Vầu... Để tiếp tục thực hiện quyết liệt, hiệu quả công tác PCCCR theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các Công điện: Số 31/CĐ-TTg ngày 04/4/2024, số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024, số 43/CĐ-TTg ngày 01/5/2024 và các văn bản chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT liên quan; Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu:
1. Giám đốc các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, thủ trưởng các đơn vị liên quan, tiếp tục rà soát các biện pháp, giải pháp PCCCR đã được chỉ đạo, triển khai, tổ chức thực hiện trên địa bàn từng địa phương, đơn vị để tiếp tục hoàn thiện, triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về công tác PCCCR; trọng tâm là: Kết luận số 61-KL/TW ngày 17/8/2023 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; các Công điện số 31/CĐTTg ngày 04/4/2024, số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024, số 43/CĐ-TTg ngày 201/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 164-KH/TU ngày 11/9/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Kế hoạch số 261/KH-UBND ngày 24/10/2023 củaUBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 61-KL/TW ngày 17/8/2023 của Ban Bí thư; Công văn số 170/UBND-NN ngày 04/01/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh và các văn bản chỉ đạo khác liên quan đến công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn. Tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, nhất là trong thời kỳ cao điểm về nắng, nóng.

Thanh Hoá tiếp tục rà soát, thực hiện quyết liệt, hiệu quả các biện pháp cấp bách về phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh. (Ảnh minh hoạ)
2. UBND các huyện, thị xã, thành phố:
Thực hiện nghiêm trách nhiệm quản lý Nhà nước về lâm nghiệp theo quy định tại Điều 102 Luật Lâm nghiệp; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm toàn diện về công tác PCCCR trên địa bàn; chỉ đạo, tăng cường kiểm tra, giám sát về PCCCR, phải coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt.
Tiếp tục tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức, trách nhiệm của chính quyền cấp xã, người dân, chủ rừng trong công tác PCCCR, đặc biệt tại những địa bàn trọng điểm có nguy cơ cháy rừng cao.
Chủ động quản lý, tổ chức kiểm soát hiệu quả các nguyên nhân gây cháy rừng; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng lửa trong rừng và ven rừng; tạm dừng các hoạt động xử lý thực bì bằng dùng lửa và những hành vi dùng lửa khác có nguy cơ gây cháy rừng trong thời điểm dự báo cấp cháy rừng từ cấp IV trở lên; xử lý nghiêm các hành vi sử dụng lửa có nguy cơ gây cháy rừng trong suốt thời kỳ cao điểm, nguy cơ cháy rừng cao.
Phân công lực lượng ứng trực 24/24 giờ trong suốt mùa nắng nóng; bố trí các điểm chốt chặn, tuần tra canh gác ở những khu vực trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng; kiểm soát chặt chẽ người ra vào những khu vực rừng có nguy cơ cháy rừng cao; chủ động, kịp thời phát hiện điểm cháy để huy động các lực lượng tham gia khống chế và dập tắt đám cháy khi mới phát sinh, kiên quyết không để xảy ra cháy lớn; đồng thời, chỉ đạo điều tra làm rõ nguyên nhân, đối tượng vi phạm (nếu có) để xử lý nghiêm theo quy định. Trường hợp, địa phương, đơn vị để xảy ra cháy rừng, cháy lớn phải chỉ đạo, xem xét và xử lý trách nhiệm quản lý của người đứng đầu, gắn với kịp thời biểu dương, khen thưởng những tổ chức, cá nhân tích cực tham gia PCCCR
Thường xuyên theo dõi thông tin về dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng và phát hiện sớm cháy rừng; kịp thời thông tin, báo cáo ngay khi có cháy rừng về Chi cục Kiểm lâm (Cơ quan Thường trực PCCCR tỉnh).
Chỉ đạo công tác phối hợp giữa các lực lượng tham gia phòng cháy, chữa cháy rừng, đảm bảo hiệu quả, an toàn; tăng cường đào tạo, tập huấn nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy rừng cho lực lượng làm công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; rà soát, chuẩn bị đủ trang thiết bị bảo hộ lao động, công tác hậu cần, lương thực, thực phẩm, nước uống, vật tư y tế phục vụ các lực lượng thực hiện nhiệm vụ chữa cháy rừng khi xảy ra.
Rà soát kế hoạch, phương án, bản đồ tác chiến phòng cháy, chữa cháy rừng tại địa phương với phương châm “bốn tại chỗ”; chuẩn bị đầy đủ lực lượng, phương tiện, máy móc thiết bị, kinh phí phục vụ công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, đảm bảo sẵn sàng huy động khi có cháy rừng xảy ra.
Khi có cháy rừng xảy ra phải có phương án, kế hoạch di dời người dân, tài sản của Nhân dân, Nhà nước và doanh nghiệp ra khỏi các khu vực bị ảnh hưởng; có biện pháp đảm bảo tuyệt đối an toàn cho tính mạng, tài sản người dân và các lực lượng tham gia làm nhiệm vụ chữa cháy rừng.
Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu để xảy ra cháy rừng trên diện rộng và gây thiệt hại lớn về rừng trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh trong công tác bảo vệ rừng,phòng cháy, chữa cháy rừng.
Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm:
Theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, nhất là các vùng trọng điểm có nguy cơ cao xảy ra cháy rừng; kịp thời cung cấp thông tin về tình hình thời tiết và dự báo cấp cháy rừng cho các địa phương để chủ động thực hiện các phương án về PCCCR; duy trì, dự báo, cảnh báo, nguy cơ cháy rừng để thông tin kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng và các kênh liên lạc chỉ đạo, điều hành.
Tiếp tục tham mưu, tổ chức kiểm tra công tác PCCCR tại các địa phương, đơn vị; nhất là các địa phương, đơn vị, chủ rừng Nhà nước thuộc khu vực trọng điểm về cháy rừng; sẵn sàng hỗ trợ các địa phương chữa cháy khi có cháy rừng xảy ra; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng và phát hiện sớm cháy rừng; duy trì chế độ thường trực PCCCR theo quy định.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật, trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh về chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu trong chỉ đạo, điều hành công tác PCCCR và để xảy ra cháy rừng trên diện rộng và gây thiệt hại lớn về rừng trên địa bàn tỉnh.
4. Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tiếp tục rà soát lực lượng, phương tiện, máy móc, trang thiết bị của đơn vị để sẵn sàng hỗ trợ các địa phương chữa cháy khi có cháy rừng xảy ra. Công an tỉnh chỉ đạo Công an các huyện, thị xã, thành phố chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương, lực lượng Kiểm lâm, chủ rừng tăng cường kiểm tra công tác PCCCR và tổ chức điều tra, xác minh, làm rõ nguyên nhân, đối tượng gây cháy đối với từng vụ cháy rừng vụ thể; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định của pháp luật để răn đe, giáo dục và phòng ngừa chung.
5. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Phối hợp chặt chẽ với Sở Nôngnghiệp và PTNT, UBND các huyện, thị xã, thành phố để hướng dẫn, tham mưu cân đối, bố trí kinh phí đảm bảo thực hiện hiệu quả nhiệm vụ PCCCR trên địa bàn tỉnh.
6. Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giáo dục và Đào tạo, Đài Phát thanh vàTruyền hình tỉnh, Báo Thanh Hóa và các cơ quan thông tấn, báo chí thường trú trên địa bàn tỉnh phối hợp với các sở, ngành, địa phương, đơn vị và chủ rừng tuyên truyền, phổ biến các nội dung quy định về bảo vệ rừng, PCCCR; phối hợp với Chi cục Kiểm lâm cập nhật, cảnh báo cấp cháy rừng để thông tin, phát sóng, tuyên truyền kịp thời.
7. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị nêu trên triển khai thực hiện các nhiệm vụ cấp bách về công tác PCCCR.
8. Đề nghị Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy xác định nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng, PCCCR là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội để lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền cấp xã, các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị thực hiện đầy đủ, nghiêm túc công tác quản lý bảo vệ rừng, PCCCR theo chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương tại Kết luận số 61-KL/TW ngày 17/8/2023, Kế hoạch số 164-KH/TU ngày 11/9/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh liên quan.
9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thanh Hoá; Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Thanh Hóa; MTTQ các huyện, thị xã, thành phố và các đoàn thể chính trị - xã hội tích cực phối hợp tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên và chủ rừng tham gia thực hiện công tác bảo vệ rừng, PCCCR; sẵn sàng tham gia ứng phó chữa cháy rừng, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ khi có yêu cầu. Giao Sở Nông nghiệp và PTNT tiếp tục theo dõi, đôn đốc, phối hợp kiểm tra, tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện, định kỳ hoặc đột xuất báo cáo UBND tỉnh theo quy định.

Đừng quên hiểm họa phát xít
Ngày 9/5/1945, đại diện Đức quốc xã ký thỏa thuận đầu hàng vô điều kiện, không chỉ là Ngày Chiến thắng vinh quang của quân dân Liên Xô trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (1941-1945) mà còn trở thành Ngày Chiến thắng chung, niềm tự hào chung của tất cả lực lượng yêu chuộng hòa bình, tiến bộ trên toàn thế giới, trong đó có nhân dân Việt Nam.

Tổng Bí thư Tô Lâm bắt đầu thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm chiến thắng phát xít
Chiều 8/5 (giờ địa phương, tối cùng ngày, giờ Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đến Thủ đô Moskva, bắt đầu chuyến thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, từ ngày 8-11/5 theo lời mời của Tổng thống Vladimir Putin.

Lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp trên ứng dụng VNeID đến hết ngày 29/5
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Văn bản số truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long về việc triển khai tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Đoàn đại biểu Ủy ban Mặt trận Lào xây dựng đất nước tỉnh Hủa Phăn tham quan, tìm hiểu tại tỉnh Thanh Hóa
Tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại tỉnh Thanh Hóa, ngày 8/5, đoàn đại biểu Mặt trận Lào xây dựng đất nước tỉnh Hủa Phăn do đồng chí Vi Tếnh Chư May Tềnh, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Lào xây dựng đất nước tỉnh Hủa Phăn làm trưởng đoàn đã đi tham quan, tìm hiểu tình hình sản xuất, kinh doanh tại Khu Kinh tế Nghi Sơn và các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa.

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hoá thảo luận tại tổ về các dự án luật
Chiều ngày 8/5, đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hoá thảo luận tại tổ về các dự án luật, gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Viện kiểm sát Nhân dân và Luật Thanh tra (sửa đổi).

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hoá cho ý kiến vào Dự thảo Luật Hoá chất (sửa đổi)
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, sáng ngày 8/5, Quốc hội đã nghe báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi). Trong đó, tháo gỡ điểm nghẽn trong phát triển, quản lý hoá chất là vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm cho ý kiến.

Không để ai bị bỏ lại phía sau trong công cuộc chuyển đổi số
Sáng ngày 8/5, Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh Thanh Hóa tổ chức lễ phát động phong trào “Bình dân học vụ số” trên địa bàn toàn tỉnh, với tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau trong công cuộc chuyển đổi số”.

Quan Sơn công bố đặt tên đường, phố trên địa bàn thị trấn Sơn Lư
Sáng ngày 07/5, Uỷ ban nhân dân huyện Quan Sơn tổ chức công bố Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hoá về đặt tên đường, phố trên địa bàn thị trấn Sơn Lư, huyện Quan Sơn.

Mường Lát tập huấn nâng cao nghiệp vụ công tác dân vận
Ngày 07/5, tại huyện Mường Lát, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy phối hợp với Huyện ủy Mường Lát tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác dân vận cho cán bộ cơ sở và người có uy tín vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2025.

Tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
Trong thời gian tới, các bộ, ngành, địa phương cần tập trung triển khai thực hiện tốt các cơ chế, chính sách và các giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Đây là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, tổ trưởng Tổ công tác số 2 của Thủ tướng Chính phủ về kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn vướng mắc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công tại hội nghị trực tuyến vừa được tổ chức chiều ngày 07/5. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang tham gia hội nghị tại điểm cầu Thanh Hóa.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.