Thanh Hóa trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước
Trong lịch sử dân tộc, Thanh Hóa luôn được coi là "vùng đất căn bản của nước Nam", là địa bàn có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ở thế kỷ 20, Thanh Hóa vừa là hậu phương lớn của cả nước, vừa là tiền tuyến, có nhiều đóng góp quan trọng về sức người, sức của, góp phần cùng cả nước làm nên đại thắng Mùa xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất nước nhà.
Trong kháng chiến chống Mỹ, lời kêu gọi "mỗi người làm việc bằng hai" vì miền Nam ruột thịt của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khơi dậy khí thế thi đua sôi nổi trong cả nước. Hưởng ứng lời kêu gọi của Bác, quân và dân Thanh Hóa đã nỗ lực chiến đấu, lao động sản xuất với tinh thần quyết tâm cao nhất, sẵn sàng chi viện sức người, sức của, giúp đồng bào miền Nam vững tâm, chiến đấu chống lại kẻ thù xâm lược.

Từ miền ngược cho đến miền xuôi, từ thành thị về vùng nông thôn, hàng chục phong trào thi đua được phát động, như: "Thanh niên ba sẵn sàng", "Phụ nữ ba đảm đang", "Hòn đá chống Mỹ", "Ba giỏi", "Tiếng hát át tiếng bom", "cánh đồng 5 tấn thắng Mỹ"... tạo nên bầu không khí sôi nổi và tinh thần yêu nước mãnh liệt trên địa bàn toàn tỉnh. Với sự nỗ lực của toàn quân, toàn dân, Thanh Hóa trở thành địa phương có nhiều mô hình, điển hình được biết đến trong cả nước và nhân rộng trên toàn miền Bắc, như Hợp tác xã Ðông Phương Hồng, cơ khí Thành Công, Yên Trường, Xuân Thành, Ðịnh Công...

Trong 21 năm kháng chiến chống Mỹ, Thanh Hóa đã vận chuyển 15 triệu tấn hàng hóa chi viện cho tiền tuyến; xây dựng và huấn luyện 78 tiểu đoàn bộ đội bổ sung cho các chiến trường. Toàn tỉnh có khoảng 250 ngàn thanh niên lên đường nhập ngũ trực tiếp chiến đấu hoặc tham gia lực lượng thanh niên xung phong phục vụ chiến đấu.

Trong chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ra miền Bắc, với vị trí chiến lược quan trọng, Thanh Hóa trở thành mục tiêu bắn phá ác liệt của kẻ thù, nhằm làm tê liệt hoạt động giao thông, ngăn chặn việc chi viện của Bắc dành cho miền Nam. Trước sự tấn công của kẻ thù, quân dân Thanh Hóa vừa tiếp tục thực hiện nhiệm vụ là hậu phương lớn, vừa đảm nhận vai trò là tiền tuyến lớn, cùng quân dân cả nước chiến đấu anh dũng, quả cảm, đánh tan các đợt leo lang chiến tranh của kẻ thù bằng đường không và đường biển. Những chiến công vang đội của Trung đội lão dân quân xã Hoằng Trường, Trung đội dân quân gái Hoa Lộc, các dũng sĩ làng Yên Vực…; những địa danh đi vào lịch sử như Đò Lèn, Hàm Rồng, Phà Ghép...; những con người làm nên kỳ tích như Ngô Thị Tuyển, Ngô Thọ Sáu, Lê Thị Dung… đã tô thắm thêm truyền thống của quê hương Thanh Hóa anh hùng. Đặc biệt, sự kiện Hàm Rồng chiến thắng năm 1965 đã trở thành một mốc son trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc. Chỉ trong 2 ngày 3,4/4/1965, quân và dân Thanh Hóa đã bắn rơi 47 máy bay của địch, giữ vững mạch máu giao thông trên con đường thiên lý, bảo đảm sự chi viện của miền Bắc đối với miền Nam.

Nhà sử học Dương Trung Quốc, Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam
Nhà sử học Dương Trung Quốc, Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho biết: "Trong trận kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Thanh Hóa là huyết mạch của giao thông. Chúng ta đã chứng kiến không những người con của Thanh Hóa tỏa đi khắp các chiến trường chiến đấu mà ngay trên mảnh đất Thanh Hóa kiên cường đã chứng kiến những chiến công rất lớn, đặc biệt là trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mỹ và chiến thắng Hàm Rồng".

PGS.TS Nguyễn Đức Nhuệ, Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Sử học Việt Nam
PGS.TS Nguyễn Đức Nhuệ, Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Sử học Việt Nam cho biết: "Nếu như ta đánh giá về tầm vóc, vị thế của Thanh Hóa trong cộng đồng dân tộc Việt Nam thì có thể nói rằng, Thanh Hóa là vùng đất sản sinh ra rất nhiều những bậc anh tài, góp công, góp sức, cống hiến cho sự phát triển dân tộc, tạo dựng nên những dấu mốc quan trọng của đất nước".
Những đóng góp to lớn về sức người, sức của, những chiến công oanh liệt, lẫy lừng của quân và dân Thanh Hóa trong kháng chiến chống Mỹ tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí quan trọng của Thanh Hóa đối với sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc; khẳng định truyền thống yêu nước, cách mạng và tinh thần quả cảm, bản lĩnh kiên cường của người xứ Thanh. Truyền thống ấy sẽ là nguồn sức mạnh quan trọng giúp Thanh Hóa tiếp tục vươn lên giành được nhiều thắng lợi vẻ vang trong giai đoạn cách mạng hiện nay, cùng cả nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.


“Liệt sĩ” trở về và hành trình tìm lại thân phận
Trở về sau 45 năm được công nhận là liệt sĩ, ông Nguyễn Thế Long, quê ở xã Quảng Ninh, tỉnh Thanh Hóa không chỉ mang theo câu chuyện xúc động về một cuộc đời lưu lạc, mà còn phải đối mặt với muôn vàn khó khăn trong hành trình tìm lại danh tính hợp pháp. Hơn 3 tháng sau ngày đoàn tụ, ông vẫn chưa có giấy tờ tùy thân, khiến ông và gia đình gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.

Đẩy nhanh tiến độ sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ
Thực hiện chỉ đạo của Cục Cảnh sát giao thông về việc giải quyết dứt điểm hồ sơ tồn đọng sau khi tiếp nhận nhiệm vụ quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Thanh Hóa đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ tổ chức sát hạch, đảm bảo quyền lợi cho người dân.

Dự thảo Luật Hàng không mới
Bộ Xây dựng đang xây dựng dự thảo Luật Hàng không dân dụng Việt Nam (thay thế) cho Luật Hàng không dân dụng Việt Nam hiện hành. Mục đích nhằm bãi bỏ một số quy định của Luật cũ không còn phù hợp, đồng thời cập nhật thực tiễn và tiệm cận các tiêu chuẩn quốc tế trong lĩnh vực hàng không dân dụng.

Cảnh báo lũ trên sông Cầu Chày và trên các sông tỉnh Thanh Hoá
Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Thanh Hoá, lũ trên sông Yên xuống thấp dần và ở dưới mức BĐ1. Mực nước lũ các trạm thượng lưu sông Mã, sông Chu ở mức BĐ1-BĐ2, có nơi trên BĐ2. Các trạm hạ lưu sông Mã, sông Chu còn dưới mức BĐ1.

Đề phòng lũ quét, sạt lở đất ở Thanh Hóa
Hiện trên biển Đông đang hình thành cơn bão số 4, trong đó dự báo Thanh Hóa tiếp tục có mưa, nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất là rất cao. Đặc biệt lũ quét, sạt lở đất xảy ra tập trung ở khu khu vực miền núi, trên trên các sông, suối nhỏ, sườn dốc thuộc các xã như: Bá Thước, Cẩm Thạch, Cẩm Tú, Điền Lư, Điền Quang, Đồng Lương, Hiền Kiệt, Hồi Xuân, Linh Sơn, Mường Mìn, Ngọc Lặc, Quý Lương, Sơn Điện, Sơn Thủy, Tam Lư, Thiên Phủ, Thiết Ống, Trung Lý, Quan Sơn…

Từ ngày 25/7, Thanh Hoá có mưa vừa, mưa to và dông
Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Thanh Hoá, do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới có trục đi qua khu vực Bắc Bộ nối với cơn bão số 4 hoạt động trên khu vực Đông Bắc Biển Đông, nên từ hôm nay (25/7) đến chiều tối ngày 26/7 ở khu vực Thanh Hoá có mưa vừa, mưa to và dông. Lượng mưa ở khu vực vùng núi từ 30 - 60mm, có nơi trên 70mm; khu vực đồng bằng ven Biển từ 20 - 40mm, có nơi trên 50mm.

Hộ chiếu Việt Nam tăng 7 bậc
Theo báo cáo quý II/2025 do Công ty công ty tư vấn thường trú và quyền công dân toàn cầu của Anh công bố, hộ chiếu Việt Nam đã tăng 7 bậc so với quý I, vươn từ vị trí 91 lên 84 trong bảng xếp hạng Chỉ số Hộ chiếu toàn cầu. Đây là mức tăng ấn tượng nhất của Việt Nam kể từ khi chỉ số này được theo dõi gần hai thập kỷ qua.

Cảnh báo lũ trên các sông tỉnh Thanh Hóa
Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn Thanh Hóa, hiện nay mực nước lũ trên sông Cầu Chày, sông Chu đang lên.

Bão số 4 di chuyển theo hướng Đông Bắc với tốc độ khoảng 10 km/h.
Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Thanh Hoá, bão số 4 ở vào khoảng 17,7 độ Vĩ Bắc; 120,5 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Tây đảo Lu Dông (Phi líp pin). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-88km/giờ), giật cấp 11; di chuyển theo hướng Đông Bắc với tốc độ khoảng 10 km/h.

Phường Hàm Rồng tổ chức tặng quà tri ân người có công
Ngày 24/7, phường Hàm Rồng, tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Nhà máy cơ khí chính xác Z111 và ban trị sự các chùa trên địa bàn tổ chức chương trình tri ân, tặng gần 200 suất quà cho các đối tượng người có công trên địa bàn, mỗi suất trị giá từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng, tổng trị giá 75 triệu đồng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.