Thanh Hoá trong nhóm các tỉnh, thành phố có tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước
Ngày 2/12, dưới sự chủ trì của đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã tổ chức hội nghị để đánh giá tình hình kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị năm 2022, kế hoạch năm 2023 và cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng khác.
Đánh giá về tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2022, các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đều thống nhất: trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức, song với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt của các cấp uỷ đảng, chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh, kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh, công tác xây dựng đảng và hệ thống chính trị của tỉnh vẫn đạt nhiều kết quả tích cực, có 24 trên tổng số 26 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt kế hoạch, trong đó có 7 chỉ tiêu vượt kế hoạch. Nổi bật là dịch COVID – 19 được kiểm soát tốt, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Kinh tế tăng trưởng cao, tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP ước đạt 12,51%, vượt hơn 1 điểm phần trăm so với mục tiêu kế hoạch, đứng thứ 7 trong 63 tỉnh, thành phố. Các chỉ tiêu kinh tế quan trọng đều tăng khá và tăng cao so với cùng kỳ. Thu ngân sách nhà nước ước đạt 48.820 tỷ đồng, vượt 65% dự toán, tăng 20% so với cùng kỳ và đạt cao nhất từ trước đến nay. Trong năm, tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành chức năng hoàn thành việc xây dựng quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị, quy hoạch cán bộ và các quy hoạch, kế hoạch quan trọng khác. Đồng thời, trình Chính phủ ban hành các văn bản thực hiện Nghị quyết số 37 của Quốc hội "Về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hoá"; mở ra thời cơ, tạo động lực, tăng thêm nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Thanh Hóa cũng đã tổ chức thành công nhiều sự kiện chính trị, văn hoá lớn, có sức lan toả mạnh, tạo hiệu ứng tốt trong xã hội; giáo dục mũi nhọn, thể thao thành tích cao duy trì trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước; an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống Nhân dân được nâng lên. Quốc phòng – an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, tổ chức thành công cuộc diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh. Công tác xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị tiếp tục có nhiều đổi mới và đạt kết quả tích cực, nhiều khó khăn vướng mắc đã được giải quyết; một số khuyết điểm, vi phạm trên các lĩnh vực đã được chấn chỉnh, xử lý dứt điểm.
Thống nhất cao với những tồn tại, hạn chế, yếu kém nêu trong báo cáo, các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ nhấn mạnh thêm một số vấn đề cần phải quan tâm, đó là: Tiến độ lập và trình duyệt một số quy hoạch phân khu chức năng trong Khu kinh tế Nghi Sơn còn chậm. Sản xuất nông nghiệp gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ theo chuỗi giá trị chưa có nhiều chuyển biến. Sản phẩm nông nghiệp có số lượng lớn, giá trị cao, có thương hiệu còn ít; trong năm chưa có thêm sản phẩm công nghiệp mới với số lượng và giá trị lớn. Doanh thu du lịch bình quân trên lượt khách còn thấp. Tiến độ triển khai thực hiện một số dự án lớn, dự án trọng điểm chưa đảm bảo theo yêu cầu. Giá trị giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp so với kế hoạch.
Kết luận nội dung này, đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ Đỗ Trọng Hưng đánh giá cao các ý kiến phát biểu thể hiện tinh thần thẳn thắn, trách nhiệm, có tính chiến đấu cao của các đồng chí Thường vụ Tỉnh uỷ và lãnh đạo các ngành, đặc biệt là các ý kiến đi sâu vào mổ xẻ những tồn tại, hạn chế, chỉ rõ nguyên nhân và đề ra phương hướng khắc phục trong năm 2023.
Đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ Đỗ Trọng Hưng khẳng định: Tỉnh Thanh Hoá thực hiện nhiệm vụ năm 2022 trong bối cảnh vừa có thời cơ thuận lợi vừa xuất hiện những khó khăn thách thức mới đan xen; trong đó khó khăn nhiều hơn thuận lợi, biến động phức tạp, khó lường, khó khăn hơn dự báo. Song được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của trung ương, Đảng bộ, Chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh đã đoàn kết, triển khai thực hiện nhiệm vụ với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt. Vì vậy, tỉnh Thanh Hoá đã đạt được những kết quả quan trọng, với nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch. Thay mặt Ban thường vụ Tỉnh ủy, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy ghi nhận, biểu dương sự nỗ lực, tinh thần vượt khó và những kết quả mà các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị đã đạt được trong thực hiện nhiệm vụ năm 2022.
Đồng tình với 10 tồn tại, hạn chế được nêu trong báo cáo và các kiến phát biểu tại hội nghị, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng nhấn mạnh thêm: Mặc dù rất nhiều cố gắng, nhưng thu hút vốn đầu tư toàn xã hội của tỉnh năm 2022 vẫn chưa đạt kế hoạch. Hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp vừa thiếu và yếu, chưa thu hút được các nhà đầu có thực lực đầu tư vào lĩnh vực này. Công tác quản lý nhà nước về di tích còn hạn chế, yếu kém, thậm chí có tình trạng buông lỏng, thả nổi, để xảy ra nhiều vi phạm. Tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế diễn ra ở nhiều cơ sở y tế; tình trạng nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong các doanh nghiệp còn ở mức cao...
Về nhiệm vụ năm 2023, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng nêu rõ: Trước những tác động của tình hình thế giới, khu vực, dự báo trong năm 2023, thời cơ, thuận lợi và khó khăn thách thức đối với tỉnh vẫn sẽ đan xen, nhưng khó khăn, thách thức sẽ nhiều hơn so với năm 2022. Trong khi đó, yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong năm 2023 là rất lớn, với nhiều nhiệm vụ mới. Vì vậy, cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị và cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong toàn tỉnh cần phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, tâm huyết, chủ động, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ. Tập trung tháo gỡ, giải quyết khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu tư, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu đề ra. Đặc biệt, cần phải khắc phục điểm nghẽn về mặt bằng, về hạ tầng, nhất là hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp; tiếp tục xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoàn chỉnh các quy hoạch, cơ chế, chính sách, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để đẩy mạnh thu hút đầu tư; huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Cùng với đó, phải tập trung thực hiện tốt Kế hoạch đầu tư công năm 2023; thực hiện đồng bộ các biện pháp tăng thu ngân sách nhà nước, phấn đấu đạt ở mức cao nhất. Đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ và chuyển đổi số; nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa – xã hội, thực hiện tốt công tác giảm nghèo, nâng cao đời sống cho Nhân dân. Quản lý khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường; chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu. Tiếp tục củng cố quốc phòng – an ninh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng, của các tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo quản lý, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh.
Tại hội nghị, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ cho ý kiến vào các nội dung: dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, thu - chi ngân sách địa phương, phương án phân bổ dự toán chi ngân sách địa phương, kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước năm 2023; về việc giao biên chế cán bộ, công chức, viên chức và số lượng người hợp đồng lao động của cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh, cấp huyện giai đoạn 2022 – 2026; Báo cáo tình hình thực hiện chỉ tiêu biên chế công chức hành chính, công chức sự nghiệp năm 2022 và kế hoạch giao biên chế năm 2023.
Hội nghị cũng đã cho ý kiến vào các dự thảo Tờ trình về: điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 – 2025 tỉnh Thanh hoá được HĐND tỉnh quyết nghị tại Nghị quyết số 123 ngày 11//10/2021 từ nguồn dự phòng chung và nguồn điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025; Danh mục các công trình, dự án thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ và quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng trên địa bàn tỉnh năm 2023; xây dựng Nghị quyết của HĐND tỉnh về Quy định mức hỗ trợ cho một dự án phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 – 2025 trên địa bàn tỉnh và một số nội dung liên quan đến các lĩnh vực giá sản phẩm, dịch vụ công ích thuỷ lợi, lĩnh vực giáo dục, công tác phòng chống và kiểm soát ma tuý, hoạt động đối ngoại; đặt tên đường, phố.
Cũng tại hội nghị này, Ban thường vụ Tỉnh uỷ đã cho ý kiến vào dự thảo Quyết định phân công các sở, ngành, địa phương trong hỗ trợ huyện Mường Lát phát triển kinh tế - xã hội.
Hoằng Hoá xây dựng “Xã, thị trấn, huyện không ma túy”
Sáng ngày 21/11, UBND huyện Hoằng Hóa đã tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai xây dựng “Xã, thị trấn, huyện không ma túy” giai đoạn 2024 – 2025.
Các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, hội nhập và phát triển bền vững
Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị 25B (TP Thanh Hóa), đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã có bài phát biểu tại Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV - năm 2024. Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu quan trọng này.
Giao lưu "Những đóa hoa miền sơn cước"
Trước thềm Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV năm 2024, tối ngày 20/11, Đài PT&TH Thanh Hóa phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh tổ chức chương trình truyền hình trực tiếp gặp gỡ, giao lưu điển hình tiến tiến các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh với chủ đề "Những đóa hoa miền sơn cước". Tới dự có các đồng chí: Phạm Thị Thanh Thủy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các ban, sở, ngành, MTTQ và đoàn thể cấp tỉnh; các đại biểu dự Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV, cùng đại diện lực lượng vũ trang, đoàn viên thanh niên, học sinh sinh viên trên địa bàn tỉnh.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia
Nhận lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân, sáng 21/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly, cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức Malaysia từ ngày 21 đến ngày 23/11.
Viettel Thanh Hóa tập huấn triển khai dịch vụ 5G
Chiều ngày 20/11, Viettel Thanh Hóa tổ chức hội nghị đào tạo, tập huấn triển khai dịch vụ 5G cho gần 100 đại biểu là lãnh đạo, nhân viên 27 chi nhánh trên địa bàn tỉnh.
Ngày đầu Đại hội các dân tộc thiểu số toàn tỉnh năm 2024
Đại hội các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV, năm 2024 diễn ra trong 2 ngày 20 và 21/11.
Giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về Bảo hiểm y tế tại huyện Quan Hoá
Ngày 20/11, Đoàn Giám sát của Ban Văn hóa - Xã hội, Hội đồng nhân dân tỉnh đã giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế giai đoạn 2021 - 2023 tại huyện Quan Hoá.
PGBank khai trương Chi nhánh Thanh Hóa
Sáng ngày 20/11, Ngân hàng thương mại cổ phần Thịnh vượng và Phát triển (PGBank) đã khai trương Chi nhánh Thanh Hóa tại số 15 đường Trần Phú, phường Điện Biên, thành phố Thanh Hóa. Đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tới dự.
Đoàn công tác của tỉnh Thanh Hoá kết thúc tốt đẹp các hoạt động xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản
Đoàn công tác của tỉnh Thanh Hoá do đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Thanh Hoá làm Trưởng đoàn đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm và làm việc tại Nhật Bản. Tham gia đoàn công tác có các đồng chí: Phạm Thị Thanh Thuỷ, Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh uỷ, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh; Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo một số sở, ngành, địa phương trong tỉnh, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh và một số doanh nghiệp của tỉnh Thanh Hoá.
Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng ngày 20/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.