Thanh Hoá vượt mục tiêu xuất khẩu lao động năm 2024
Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa đưa trên 13.800 lao động đi làm việc ở nước ngoài, vượt mục tiêu xuất khẩu lao động của cả năm. Kết quả này là do khai thác tốt thị trường truyền thống, mở rộng thị trường mới cùng hàng loạt chính sách hỗ trợ từ phía các đơn vị, địa phương trong tỉnh.
Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc tiếp tục là những thị trường trọng điểm xuất khẩu lao động của tỉnh Thanh Hóa. Số lao động tuyển dụng trong năm của các thị trường này lần lượt là 5.500, 4.500 và 3.300 người. Các ngành nghề tuyển dụng chủ yếu là: Nông nghiệp, điện tử, xây dựng, chế biến thực phẩm, dệt may và cơ khí – kim loại, chế biến thủy sản. Để có nguồn lao động chất lượng, các đơn vị cung ứng đã tăng cường công tác tư vấn, tuyển dụng, đào tạo nghề, ngoại ngữ cho người lao động.

Em Lê Thị Tuyến, xã Hoằng Quỳ, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Em Lê Thị Tuyến, xã Hoằng Quỳ, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Các thầy cô giáo ở trung tâm đã trau dồi kiến thức, văn hóa, kinh nghiệm thực tế để chúng em có thể nhanh chóng thích nghi với môi trường, con người bên nước bạn".

Hiện các đơn vị xuất khẩu lao động đang từng bước mở rộng thị trường sang các nước châu Âu như: Đức, Hy Lạp, Hunggary… Với các lợi thế: chi phí hợp lí, thu nhập tốt, nhu cầu tuyển dụng rộng, thị trường xuất khẩu lao động mới này đang "hút" nhiều lao động có tay nghề trên địa bàn tỉnh. Các đơn vị cung ứng đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ người lao động trong việc tìm kiếm thông tin và kết nối thị trường lao động, hỗ trợ chi phí đi lại, ăn ở trong quá trình đào tạo, hỗ trợ người lao động sau xuất cảnh… Các địa phương ngày càng làm tốt hơn việc lựa chọn các doanh nghiệp uy tín để Nhân dân trên địa bàn có nhiều cơ hội việc làm. Đặc biệt, hàng loạt các chính sách hỗ trợ của nhà nước dành cho các lao động thuộc diện hộ nghèo, hộ thuộc diện đồng bào dân tộc thiểu số có nhu cầu đi làm việc tại nước ngoài có hiệu lực, mở ra nhiều cơ hội và khuyến khích lao động tham gia các chương trình xuất khẩu lao động.

Ông Lê Phạm Việt, Phó Giám đốc tuyển dụng Công ty CP Hợp tác nhân lực Quốc tế Vinaco
Ông Lê Phạm Việt, Phó Giám đốc tuyển dụng Công ty CP Hợp tác nhân lực Quốc tế Vinaco cho biết: "Khi tuyển dụng lao động đầu vào, công ty phải sàng lọc lao động theo nhu cầu của các bạn đi từng thị trường, như đi châu Âu bắt buộc phải học được tiếng Anh. Có Tiếng Anh tốt sẽ được làm việc trong môi trường tốt, như vậy mới có thu nhập tốt".
Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa đã đưa trên 13.800 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, vượt 130,3% kế hoạch năm. Hiện nay, các đơn vị cung ứng nhân lực xuất khẩu lao động đang tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyển chọn, đào tạo nguồn lao động và tìm kiếm đối tác mới để tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, nhất là ở thị trường tiềm năng.

Triển khai gói vay mua nhà dành riêng cho khách hàng trẻ tuổi
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam vừa triển khai Chương trình cho vay mua nhà dành riêng cho khách hàng trẻ tuổi với quy mô lên tới 10.000 tỷ đồng.

Tuân thủ về xuất xứ hàng hóa để phòng vệ thương mại
Bộ Công thương cho biết thương mại toàn cầu diễn biến ngày càng khó lường, hoạt động xuất nhập khẩu đối diện không ít thách thức từ các biện pháp phòng vệ và lẩn tránh phòng vệ thương mại. Do đó, doanh nghiệp cần cập nhật thông tin thường xuyên, chủ động ứng phó với các hình thức khác nhau của phòng vệ thương mại.

Xuất khẩu rau quả chững lại
Xuất khẩu rau quả của Việt Nam đang có dấu hiệu chững lại sau 2 năm tăng trưởng mạnh.

Thủ tướng Chính phủ đôn đốc đẩy nhanh tiến độ phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công năm 2025
Thủ tướng Chính phủ vừa có công điện số 60 ngày 10/5/2025 về việc đôn đốc đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.

Giá điện tăng, hộ nghèo, hộ chính sách vẫn được hỗ trợ
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa công bố điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân với mức tăng thêm 4,8% theo thẩm quyền.

Nguy cơ thiếu nước vùng hồ đập vừa và nhỏ
Do không có mưa bổ sung, thời tiết lại nắng nóng nên đã có nhiều hồ đập vừa và nhỏ do các đơn vị thuỷ lợi quản lý, vận hành bị cạn kiệt nguồn nước. Hiện nay, các đơn vị thuỷ lợi đang khẩn trương triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt.

Tăng cường kết nối mở rộng thị trường cho doanh nghiệp
Thời gian qua, Hiệp hội doanh nghiệp thành phố Thanh Hoá đã chú trọng triển khai nhiều chương trình kết nối xúc tiến thương mại cho doanh nghiệp hội viên. Qua đó, tạo sân chơi giúp các doanh nghiệp hội viên tìm kiếm cơ hội hợp tác, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

21 ngân hàng đã đăng ký tham gia gói tín dụng 500.000 tỷ đồng
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ cho Ngân hàng Nhà nước xây dựng gói tín dụng ưu đãi khoảng 500.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số; đến nay, đã có 21 ngân hàng thương mại đăng ký tham gia với các quy mô cam kết khác nhau.

Gỡ khó phát triển chăn nuôi đại gia súc khu vực miền núi
Khu vực miền núi Thanh Hóa có tiềm năng lớn để phát triển chăn nuôi đại gia súc do diện tích chăn thả rộng, nguồn thức ăn dồi dào. Tuy nhiên, những năm gần đây, thị trường tiêu thụ không ổn định, giá trâu bò giảm, diện tích chăn thả dần bị thu hẹp, chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm tỷ trọng cao... khiến chăn nuôi đại gia súc gặp nhiều khó khăn.

Tập trung thực hiện các biện pháp bảo vệ lúa vụ xuân
Hiện nay, các trà lúa xuân đang sinh trưởng, phát triển tốt, nhiều diện tích đã trổ bông. Nhằm bảo đảm năng suất cuối vụ, ngành nông nghiệp, các địa phương trong tỉnh cùng bà con nông dân đang tập trung thực hiện các biện pháp chăm sóc, bảo vệ sản xuất.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.