Thanh Hóa: Xây dựng hơn 1000 chuỗi cung ứng nông sản, thực phẩm an toàn
Thời gian qua, cùng với đẩy mạnh tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp nhằm phát triển sản xuất bền vững, tỉnh Thanh Hóa còn chú trọng xây dựng chuỗi cung ứng nông sản, thực phẩm an toàn truy xuất được nguồn gốc sản phẩm. Qua đó đáp ứng nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch của người tiêu dùng; góp phần thay đổi tư duy, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất.
Trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 1.050 chuỗi cung ứng nông sản, thực phẩm an toàn. Tỷ lệ thực phẩm tiêu dùng được cung cấp thông qua các chuỗi đạt hơn 55%. Việc phát triển các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực, hình thành nhiều mối liên kết giữa sản xuất, cung ứng và tiêu thụ sản phẩm. Từ đó, cung cấp ra thị trường nguồn thực phẩm được giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng, truy xuất được nguồn gốc xuất xứ, tạo niềm tin cho người tiêu dùng.

Để tiếp tục thúc đẩy phát triển các chuỗi thực phẩm an toàn, các địa phương đang tăng cường liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; đầu tư mở rộng quy mô, đa dạng hóa sản phẩm; mở rộng phạm vi cung ứng thực phẩm an toàn theo chuỗi đến các bếp ăn tập thể, trường học, khách sạn, nhà hàng... Tăng cường kiểm tra, kiểm soát, phân loại và cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện; giám sát, cảnh báo và xử lý các trường hợp vi phạm, sản xuất các thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ...Đồng thời tổ chức tập huấn nhằm nâng cao kiến thức về an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp sử dụng biểu mẫu ghi chép, lưu trữ hồ sơ và dán tem sản phẩm đã được kiểm soát theo chuỗi để nhận diện sản phẩm, quảng bá và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thuế giá trị gia tăng
Mới đây, Cục Thuế đã chỉ đạo các Chi cục Thuế trên cả nước khẩn trương phân loại, xử lý dứt điểm các hồ sơ còn tồn đọng, đẩy nhanh tiến độ hoàn thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp.

Thanh Hóa có khoảng 50 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu nông sản
Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Môi trường, những năm gần đây, chất lượng hàng hóa nông, lâm, thủy sản của tỉnh Thanh Hóa được nâng cao, đáp ứng tiêu chuẩn nhập khẩu của nhiều quốc gia trên thế giới.

Khoai tây vụ đông xuân đạt gần 200 triệu đồng/ha
Vụ đông xuân 2024-2025, diện tích gieo trồng khoai tây trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đạt khoảng 1.500 ha, tập trung tại một số huyện đồng bằng và ven biển.

Thanh Hoá: Xuất khẩu hàng hoá duy trì đà tăng trưởng
Theo Sở Công thương Thanh Hoá, trong tháng 4/2025, hoạt động xuất khẩu hàng hoá trên địa bàn tỉnh tiếp tục duy trì đà tăng trưởng do chưa bị tác động bởi chính sách thuế quan của Mỹ. Tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá tháng 4 ước đạt hơn 603 triệu USD, tăng 4,2% so với tháng trước và tăng 16,9% so với cùng.

Thanh Hóa: Tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa quý I tăng 11,8%
Quý 1 năm 2025, tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đạt khoảng trên 39.700 tỷ đồng, ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng 11,8% so với cùng kỳ.

Kinh tế tư nhân đóng góp gần 59% GRDP của Thanh Hóa
Đến nay, tỉnh Thanh Hóa có trên 21.000 doanh nghiệp và hơn 155.000 hộ kinh doanh đang hoạt động. Khu vực kinh tế tư nhân đang đóng góp gần 59% tổng sản phẩm của tỉnh.

Các cơ sở sản xuất, di ương hơn 1,8 tỷ con giống thủy sản
Từ đầu năm đến cuối tháng 4 năm 2025, các cơ sở giống thủy sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã sản xuất và di ương hơn 1,8 tỷ con giống, cung cấp cho vụ xuân hè 2025.

Thanh Hóa: Doanh nghiệp thành lập mới tăng 36,7% so với cùng kỳ
Theo báo cáo của Sở Tài chính, lũy kế 4 tháng đầu năm 2025, trên địa bàn Thanh Hóa có 1.019 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 36,7% so với cùng kỳ, đứng thứ 8 toàn quốc và dẫn đầu các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ.

Thanh Hoá đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công
Đến ngày 16/4, giá trị giải ngân vốn đầu tư công năm 2025 của tỉnh Thanh Hoá đạt 2.895 tỉ đồng, bằng 20,4% kế hoạch, cao hơn bình quân chung cả nước.

Agribank nâng quy mô gói tín dụng, đẩy mạnh đầu tư lĩnh vực nông, lâm, thủy sản
Năm 2025, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về mở rộng và điều chỉnh quy mô Chương trình tín dụng đối với lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản lên tối đa 100.000 tỷ đồng, Agribank tiếp tục đăng ký nâng quy mô tham gia chương trình lên đến 20.000 tỷ đồng, hỗ trợ nguồn vốn đầu tư cho nông dân phát triển sản xuất.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.