Thanh Hóa: Xuất khẩu lao động 6 tháng gần đạt mục tiêu cả năm
Sáu tháng đầu năm 2024, tỉnh Thanh Hóa đã đưa được gần 6.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, đạt 99,6% kế hoạch năm 2024. Bên cạnh việc khai thác tốt các thị trường truyền thống, mở rộng các thị trường tiếp nhận lao động mới, những chính sách hỗ trợ của các địa phương, đơn vị chính là đòn bẩy để lao động tiếp cận thêm các cơ hội việc làm mới.
Nhật Bản tiếp tục là thị trường dẫn đầu về tiếp nhận lao động Thanh Hóa sang làm việc với gần 2.200 lao động, tiếp đó là Đài Loan với hơn 2.000 lao động, Hàn Quốc hơn 1.000 lao động…
Theo nhận định của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), đến năm 2030, nước này cần thêm 630.000 nhân lực nước ngoài để bổ sung vào lực lượng lao động thiếu hụt. Các nỗ lực triển khai hiệu quả chương trình hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản đã mở ra nhiều cơ hội cho lao động Việt Nam.

Em Hà Văn Tám, xã Trung Tiến, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Để chuẩn bị sang Nhật Bản, em đã được học tiếng ở trung tâm Traenco quốc tế trong vòng 6 tháng và các thầy cô đã dạy giáo dục tình huống cho em về con người, văn hóa của Nhật Bản, và bản thân em cũng tự trau dồi kiến thức để khi sang Nhật vào mình không bị bỡ ngỡ".
Ngoài thị trường truyền thống, các đơn vị cung ứng dịch vụ xuất khẩu lao động trong tỉnh cũng từng bước mở rộng những thị trường mới, thị trường tiềm năng như: châu Âu, Australia, Đức… Theo các đơn vị, thị trường mới có nhiều lợi thế như: chi phí đi lại hợp lý, thu nhập cao. Đặc biệt, độ tuổi tuyển dụng cũng mở rộng với nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau.

Để có nguồn lao động đáp ứng nhu cầu tuyển dụng tăng cao của các nước, các đơn vị cung ứng dịch vụ xuất khẩu lao động đã tăng cường công tác tư vấn, tuyển dụng, đào tạo nghề, đào tạo ngoại ngữ, triển khai các hoạt động hỗ trợ người lao động; mở thêm các chương trình, lĩnh vực xuất khẩu lao động mới. Anh Nguyễn Viết Chính, Phó Giám đốc tuyển sinh Công ty CP Traenco quốc tế, chi nhánh Thanh Hóa cho biết: "Hiện tại Công ty cổ phần Traenco chúng tôi đang thực hiện theo Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững 2021 - 2025 của Thủ tướng Chính phủ đã ký. Đối với 11 huyện miền núi và 2 xã bãi ngang, các bạn được nhận tiền hỗ trợ, trợ cấp của Nhà nước, phía Công ty chúng tôi có làm hồ sơ vay vốn cho người lao động ở Ngân hàng chính sách, các bạn không cần phải thế chấp bất kỳ tài sản gì, Công ty chúng tôi sẽ kết hợp với bên Ngân hàng chính sách sẽ giải ngân được cho người lao động với số tiền từ 50 đến 60 triệu đồng".

Sáu tháng đầu năm 2024, tỉnh Thanh Hóa đã đưa gần 6.000 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, đạt 99,6% kế hoạch năm và bằng 106,5% cùng kỳ năm 2023. Để có được kết quả này, ngoài nỗ lực của các đơn vị cung ứng dịch vụ xuất khẩu lao động, các địa phương trong tỉnh cũng đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ người lao động tiếp cận các cơ hội việc làm.
Bà Nguyễn Thị Mai, Trưởng phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Trong thời gian tới, chúng tôi vẫn tiếp tục tuyên truyền đến người dân về công tác xuất khẩu lao động, đặc biệt là có các sàn giao dịch, các buổi tư vấn và mời các doanh nghiệp có uy tín, đặc biệt là các doanh nghiệp mà ở thị trường lao động chất lượng cao, do Sở Lao động giới thiệu về các huyện chúng tôi cũng sẽ tuyên truyền và hướng dẫn cho người dân".

Hiện nay, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đang tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyển chọn, đào tạo nguồn lao động và tiếp tục đàm phán để mở rộng các thị trường mới để tạo thêm nhiều cơ hội việc làm mới cho người lao động, ở những thị trường có thu nhập cao.

Cuối 2025, cả nước có 1.600km đường ven biển
Theo quy hoạch mạng lưới đường bộ, tuyến đường bộ ven biển có tổng chiều dài 2.838 km, với quy mô tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp III, IV. Tuyến đường được hình thành dựa trên sự kết hợp giữa khoảng 623 km quốc lộ và trên 2.200 km đường địa phương thuộc quy hoạch cấp tỉnh. Bộ Xây dựng cho biết, đến cuối năm nay, cả nước sẽ có khoảng 1.600km đường ven biển.

Kiểm kê đất đai 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập
Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có văn bản đề nghị UBND 34 tỉnh, thành phố tổng hợp số liệu kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2024 của các cấp sau khi sắp xếp đơn vị hành chính.

Quản lý chất lượng an toàn thực phẩm nông sản
Thời gian qua, cùng với tập huấn, tuyên truyền nâng cao ý thức của các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm, Chi cục chất lượng, chế biến và phát triển thị trường Thanh Hóa đã tăng cường kiểm tra, giám sát, đảm bảo nông sản, thực phẩm đưa ra thị trường phải đạt chất lượng an toàn.

Các xã miền núi Thanh Hóa phát triển được 11.800 ha cây ăn quả
Hiện nay, các xã miền núi của Thanh Hóa có khoảng 11.800 ha cây ăn quả. Tổng sản lượng cây ăn quả của khu vực ước đạt từ 180 – 200.000 tấn/năm.

Sản lượng sữa tươi toàn tỉnh đạt 38.500 tấn
Hiện nay, đàn bò sữa của Thanh Hóa có hơn 11.000 con. Năng suất sữa tươi bình quân đạt 20 lít/ngày/con (khoảng 6.000 lít/chu kỳ/con). 6 tháng năm 2025, sản lượng sữa tươi toàn tỉnh đạt 38.500 tấn, tăng 81,6% so với cùng kỳ.

Giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt 3.668 tỷ đồng
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa, 6 tháng đầu năm 2025, giá trị sản xuất đạt trên 3.600 tỷ đồng, tăng 5,2% so với cùng kỳ.

Mua hàng trên 5 triệu đồng phải chuyển khoản
Từ đầu tháng 7/2025, Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng chính thức có hiệu lực. Theo đó, để được khấu trừ thuế giá trị gia tăng (VAT) đầu vào, cơ sở kinh doanh phải có hóa đơn giá trị gia tăng và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt với hàng hóa, dịch vụ mua vào từ 5 triệu đồng đã bao gồm VAT.

Ứng dụng công nghệ – nâng tầm nông sản sạch
Trước yêu cầu chất lượng nông sản ngày càng cao, việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp đang trở thành xu hướng tất yếu. Thời gian gần đây, nhiều hợp tác xã, hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chủ động đầu tư ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và đáp ứng tốt yêu cầu thị trường.

Ngành Thuế đổi mới mô hình tổ chức, hỗ trợ người nộp thuế
Hiện cơ cấu tổ chức mới của cơ quan thuế bao gồm 34 Thuế tỉnh, thành phố; 350 đơn vị Thuế cơ sở đồng bộ với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Mô hình này cho phép cơ quan thuế hoạt động gắn chặt với chính quyền địa phương, bao quát toàn bộ nguồn thu, tăng tính chủ động cho ngân sách địa phương.

Giải ngân vốn đầu tư công đạt 29,6% kế hoạch
Bộ Tài chính cho biết, ước giải ngân vốn đầu tư công của cả nước từ đầu năm đến ngày 30/6/2025 là trên 268.000 tỷ đồng, đạt 29,6% kế hoạch giao.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.