Thành Nhà Hồ và giá trị du lịch của di sản văn hóa thế giới
Thành Nhà Hồ được xây dựng vào năm 1397, theo lệnh của Phụ chính Thái sư nhiếp chính nhà Trần là Hồ Quý Ly. Thành được xây dựng trong thời gian rất ngắn, chỉ khoảng 3 tháng (từ tháng Giêng đến tháng Ba năm 1397). Cùng năm đó Hồ Quý Ly cho di chuyển kinh đô từ thành Thăng Long (Hà Nội) vào Thành Nhà Hồ (Thanh Hoá). Khu di tích Thành Nhà Hồ bao gồm một phức hợp các thành phần
Thành Nhà Hồ là tên thường gọi của tòa thành bằng đá còn khá nguyên vẹn giữa vùng đồng bằng lưu vực sông Mã và sông Bưởi, thuộc địa phận các thôn Tây Giai, Xuân Giai (xã Vĩnh Tiến), Đông Môn (xã Vĩnh Long), huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, thuộc miền Bắc Việt Nam. Thành còn có tên gọi khác như: thành An Tôn vì khu vực này vào cuối thời Trần có tên là động An Tôn; thành Tây Đô vì thành là kinh đô của nước Đại Việt (1397 - 1400) và Đại Ngu (1400 - 1407); thành Tây Kinh để phân biệt với Đông Kinh (Thăng Long); Thạch Thành vì thành được xây toàn bằng đá; thành Tây Giai vì thành thuộc thôn Tây Giai.
Với tư cách là kinh đô của nhà nước Đại Việt cuối Trần đầu Hồ, Tây Đô được xây dựng dựa trên những nguyên tắc cơ bản về địa thế, phong thủy, tiền án hậu chẩm đều có hình sông thế núi bao bọc. Thành tọa lạc ở vị trí giáp ranh đồng bằng và miền núi, cảnh quan đẹp, sông núi hài hòa, địa hình đa dạng tạo lợi thế về quân sự. Sử dụng tới 20.000 m3đá để xây dựng và gần 100.000 m3đất được đào đắp, thành được kết cấu gồm 3 phần: Hoàng thành (nội thành); Hào thành bao bên ngoài, cách chân thành chừng 50m, có tác dụng bảo vệ nội thành và La thành là vòng ngoài cùng. Chính sử chép: “Tháng giêng năm Đinh Sửu (1397), Hồ Quý Ly sai Thượng thư Lại bộ kiêm Thái sử lệnh Đỗ Tỉnh về Yên Tôn khảo sát thực địa, đo đạc, đắp thành, đào hào, lập nhà tông miếu, xây đàn thờ thần, mở phố sá lập đường ngõ” - (sách “Đại Việt Sử ký toàn thư” của Ngô Sĩ Liên). Với khối lượng công việc lớn, đặc biệt là việc xây 4 bức tường thành bằng các phiến đá lớn, người xưa chỉ mất 3 tháng. Đó không chỉ là sức lực, đó còn là trí lực tuyệt vời của con người đã đổ xuống và hằn lên công trình này. Và theo đó, thời gian xây dựng Thành Nhà Hồ không chỉ khiến nhiều người kinh ngạc, thán phục mà còn là yếu tố làm nên sức hấp dẫn của tòa thành. Trải qua 6 thế kỷ tồn tại, phần kiến trúc bên trong hoàng thành đã bị hủy hoại, vùi lấp hết, song 4 bức tường thành - biểu tượng của Thành Nhà Hồ - vẫn giữ tương đối nguyên vẹn kiến trúc ban đầu, nổi bật với 4 cổng Nam, Bắc, Đông, Tây.
Bên cạnh phần di tích lộ thiên, tiến hành khảo cổ tổng thể di tích Đàn tế Nam Giao và khai quật trên diện tích hàng chục nghìn mét vuông khác, các nhà khảo cổ đã phát hiện được hàng nghìn di vật và nhiều mảng kiến trúc thể hiện sự giao thoa, tiếp biến kiến trúc các thời Trần, Hồ và Lê sơ như sân lát gạch, các trụ chân tảng bằng đá, Giếng Vua... Đó là những lớp trầm tích văn hóa, thể hiện sự tiếp nối các giai đoạn lịch sử, các triều đại phong kiến mà vương triều Hồ là một mắt xích không thể thiếu.
Có thể nói, nhìn trên bình diện nào, dù là kiến trúc, lịch sử, văn hóa hay khảo cổ, Thành Nhà Hồ đều “phát lộ” ánh hào quang của riêng nó. Từng đóng vai trò là nơi giao lưu, trao đổi các giá trị văn hóa giữa Việt Nam với các nước Đông Á và Đông - Nam Á; nơi duy nhất ghi dấu ấn đặc biệt trong việc thực hiện các quyết định cách tân đất nước của vương triều Hồ, góp phần thúc đẩy và tăng cường các trào lưu tư tưởng mới ở Việt Nam và khu vực... Ngày nay, Thành Nhà Hồ trở thành chứng nhân lịch sử và những giá trị tự thân của nó đương nhiên đã mang “tầm” thế giới khi chính thức ghi tên mình vào “ngôi đền” di sản văn hóa nhân loại.
Di sản Văn hóa Thế giới Thành Nhà Hồ giữ vai trò quan trọng, là nguồn tài nguyên vô hạn cho việc khai thác, phục vụ phát triển du lịch. Từ đó kích thích tiêu dùng tạo ra những sản phẩm mang giá trị đặc trưng, làm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của khách du lịch, tăng thu nhập cho người dân địa phương và đem lại nguồn tài chính đáng kể, góp phần làm tốt công tác bảo tồn. Hơn nữa, việc phát huy tốt giá trị của di sản còn mang lại một lợi nhuận vô giá về mặt tinh thần, bởi thông qua việc hiểu biết về di sản văn hóa sẽ có tác động trực tiếp tới phương diện giáo dục, giúp vun đắp tình cảm cho mỗi cá nhân và cộng đồng.
Hoạt động du lịch chính là con đường đưa khách tham quan đến với Di sản Văn hóa Thế giớiThành Nhà Hồ, để làm cho Di sản có giá trị đúng với chính nó, làm cho di tích có hồn và sống lại với thời gian. Du lịch trở thành phương tiện để truyền tải và trình diễn các giá trị văn hoá của địa phương, dân tộc để mọi khách du lịch trong nước và quốc tế khám phá, chiêm ngưỡng, học tập và thưởng thức.
< Theo Thanhhoatourism.gov.vn >
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm
Hà Nội vào top 10 điểm đến thú vị dịp Tết 2025
Chuyên trang du lịch Booking.com vừa giới thiệu tới du khách những điểm đến đáng để trải nghiệm tại Việt Nam vào dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, trong đó, Hà Nội xếp thứ 7.
Danh sách của cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân nhân dân", "Nghệ nhân ưu tú" trong lĩnh vực Di sản văn hóa phi vật thể lần thứ Tư, tỉnh Thanh Hóa
Thực hiện Kế hoạch số 189/KH-UBND ngày 04/9/2024 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ Tư trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; căn cứ quy định tại Nghị định số 93/2023/NĐ-CP ngày 25/12/2023 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Tính đến hết ngày 10/01/2024, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tiếp nhận 74 hồ sơ và tổng hợp danh sách của các cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, "Nghệ nhân ưu tú" trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ Tư, tỉnh Thanh Hóa. Danh sách cụ thể như sau:
Mùa hoa gọi
Khí hậu Việt Nam 1 năm có 4 mùa. Mỗi mùa lại có những loài hoa khoe sắc đặc trưng...
Tinh hoa ẩm thực nét Thanh
Trong cuộc sống bộn bề, hối hả như ngày nay, những khoảng thời gian được thư giãn, vui vẻ bên gia đình, người thân, bạn bè, sẽ ngày càng trở nên ý nghĩa hơn khi chúng ta lựa chọn được một địa điểm phù hợp. Không chỉ có đồ ăn ngon với thực đơn phong phú, không gian tại nhà hàng Hương Mai, số 95 Lương Đắc Bằng, phường Đông Sơn, thành phố Thanh Hóa… còn khiến ai đã từng đến đây sẽ cảm thấy thực sự yêu thích và khó quên.
Khách quốc tế đến Việt Nam tăng mạnh
Chính sách thị thực thuận lợi, các chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch được đẩy mạnh cùng với những giải thưởng du lịch danh giá được các tổ chức quốc tế trao tặng đã góp phần thu hút khách quốc tế đến Việt Nam tăng cao trong năm 2024.
Du lịch hứa hẹn bùng nổ với kỳ nghỉ Tết dài 9 ngày
Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 kéo dài 9 ngày được xác định là "cơ hội vàng" cho toàn ngành du lịch Thanh Hóa. Với đa dạng sự kiện, hoạt động văn hóa, du lịch, cùng sự chuẩn bị của các khu, điểm, doanh nghiệp du lịch, Thanh Hóa hứa hẹn sẽ là điểm đến đầy sôi động, bùng nổ về lượng khách.
Hội du lịch lữ hành thành phố Thanh Hoá triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2025
Chiều ngày 6/1, tại hội nghị triển khai phương hướng nhiệm vụ 2025, Hội Du lịch lữ hành thành phố Thanh Hoá xác định, năm 2025, sẽ liên kết với các Hội doanh nghiệp, các doanh nghiệp Lữ hành đưa khách đến Thanh Hóa.
Huyện Triệu Sơn chuẩn bị cho hội chợ đào Tết 2025
Sau thành công của hội chợ hoa đào lần thứ Nhất vào năm ngoái, tới đây huyện Triệu Sơn sẽ tiếp tục tổ chức hội chợ hoa đào lần thứ 2 vào đúng dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ và chào mừng kỷ niệm 60 ăm thành lập Đảng bộ huyện. Hiện nay, chính quyền địa phương cùng các hộ trồng đào trên địa bàn đang tích cực chuẩn bị cho hội chợ.
Sắc màu rực rỡ của phiên chợ Tết xưa
Mặc dù còn 1 tháng nữa mới đến Tết nguyên đán cổ truyền 2025, tuy nhiên những ngày này, tại thành phố Thanh Hóa, không khí Tết đang dần hiện lên với những sắc màu rực rỡ của những phiên chợ Tết xưa được phục dựng lại ngay giữa lòng phố thị sôi động, nhộn nhịp.
Đón Tết năm cùng ở làng Dao
Chỉ còn không đầy một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Cùng với đồng bào các dân tộc trong tỉnh, đồng bào Dao cũng đang háo hức chuẩn bị đón năm mới với những bản sắc văn hóa riêng của mình.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.