Thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến xứng danh anh hùng trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, dưới sự lãnh đạo tài tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng, cùng với bộ đội lập nên những chiến công oanh liệt trên chiến trường còn có những đóng góp thầm lặng của lực lượng thanh niên xung phong (TNXP), dân công hỏa tuyến (DCHT).
![]() |
Tư liệu lực lượng dân công hỏa tuyến vận chuyển hàng hóa trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. |
Kỷ niệm 67 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2021), các cựu chiến binh, cựu TNXP, DCHT năm xưa xúc động cùng nhau ôn lại hồi ức, những kỷ niệm của một thời gian khổ nhưng oanh liệt, đã đi vào lịch sử của dân tộc Việt Nam như một Bạch Đằng, một Chi Lăng, hay một Đống Đa trong thế kỷ XX và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa.
Trước sự gia tăng lực lượng và bố trận của quân Pháp ở Điện Biên Phủ, ngày 6/12/1953, Hội nghị Bộ Chính trị dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thông qua kế hoạch tác chiến của Bộ Tổng Tư lệnh và quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Chuẩn bị cho chiến dịch, ta huy động trên 20 vạn DCHT, TNXP với hơn 10 triệu ngày công phục vụ. Đến tháng 4, tháng 5/1954, những con số đó tiếp tục tăng lên rất nhiều.
Cống hiến của DCHT, TNXP không chỉ ở số lượng (chiếm trên 30% so với số quân tham gia trên toàn chiến dịch), ở hiệu quả sản xuất phục vụ chiến đấu, trực tiếp tham gia chiến đấu, mà còn ở công sức của họ làm nên những con đường vận tải chiến lược: Đường 42 Tuần Giáo-Điện Biên (nay là Quốc lộ 279), đường Hữu nghị 12 Điện Biên-thị xã Lai Châu (nay là Quốc lộ 12), đường 41 Hà Nội-thị xã Lai Châu (nay là Quốc lộ 6), đường thị xã Lai Châu-Chăn Nưa, đường Chăn Nưa-Sìn Hồ… vận chuyển hàng chục nghìn tấn vật chất từ hậu phương lên tiền tuyến.
Chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc thấm đượm sâu sắc trong tâm thức, được chuyển hóa thành những hành động cụ thể của mỗi thành viên lực lượng DCHT, TNXP. Họ chủ yếu là những thanh niên tuổi đời còn rất trẻ, đang trên ghế nhà trường (phổ thông, trung học, đại học), hoặc đang tham gia các hoạt động trên nhiều cương vị công tác trong các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, địa phương. Hiến dâng công sức cho chiến dịch Điện Biên Phủ, các anh, các chị không hề nao núng, không sợ máy bay, bom đạn địch, ngày đêm bám sát bộ đội, bám sát trận địa, bám sát nhân dân. Trong mưa bom, bão đạn cùng những khắc nghiệt của điều kiện tự nhiên miền Tây Bắc, họ vẫn sáng tạo ra bao phương thức độc đáo để xẻ núi, bạt đồi, đào hầm, san lấp hố bom, làm đường cho xe qua, rà phá bom mìn, các vật cản trên đường hành quân, vận chuyển lương thực, vũ khí, đạn dược, chất nổ và vận tải cứu thương.
Nhiều vật chất tại chỗ như: Tre, nứa, bè mảng, sức kéo của trâu, bò, ngựa cùng các yếu tố tự nhiên được DCHT, TNXP khai thác triệt để. Lực lượng vận tải thô sơ đã tự cải tiến xe đạp thồ, đưa mức vận chuyển ban đầu của mỗi chuyến xe từ 100 kg xe lên 200, 300 kg. Đồng chí Ma Văn Thắng, dân công quê Phú Thọ đã lập được kỳ tích chở 352 kg/chuyến xe. Hòa nhịp phong trào “Tất cả cho chiến dịch Điện Biên Phủ”, các lực lượng tại chỗ (học sinh, thanh thiếu niên, công nhân, nông dân, trí thức, phụ lão…) đều hăng hái tình nguyện phối hợp với bộ đội, DCHT, TNXP góp công sức lập nên nhiều chiến tích phục vụ đắc lực cho cuộc kháng chiến đi tới thắng lợi.
Trải suốt 56 ngày đêm “khoét núi, ngủ hầm”, DCHT, TNXP đã góp phần quan trọng trong chiến thắng Điện Biên Phủ, làm phá sản toàn bộ bộ kế hoạch Nava, đẩy quân Pháp vào trạng thái sụp đổ “không thể cưỡng lại”, buộc chúng phải ký Hiệp định Giơnevơ, chấp nhận đầu hàng, rút quân về nước.
“Dốc Pha Đin chị gánh, anh thồ/ Đèo Lũng Lô anh hò, chị hát/ Dù bom đạn xương tan, thịt nát/ Không sờn lòng, không tiếc tuổi xanh...”, trong âm vang chiến thắng Điện Biên Phủ, đọc lại những câu thơ của nhà thơ Tố Hữu, xem những thước phim, bức ảnh tư liệu, hiện vật trưng bày trong các bảo tàng truyền thống Quân khu 5, nghe những “người trong cuộc” năm xưa kể chuyện, chúng ta càng tưởng nhớ và tri ân sâu sắc những chiến công, sự hy sinh to lớn của lực lượng TNXP, DCHT đã góp phần làm nên đỉnh cao chói lọi “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, một kỳ tích trong lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam ta.
Ngọc Diệp/Baochinhphu.vn
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Quảng Xương tập huấn công tác lập bảng kê hộ, trang trại trong Tổng điều tra nông thôn năm 2025
Sáng ngày 2/4, huyện Quảng Xương tổ chức hội nghị tập huấn công tác lập bảng kê hộ, trang trại trong Tổng điều tra nông thôn năm 2025 cho trên 200 cán bộ, công chức thuộc Ban chỉ đạo Tổng điều tra huyện; Tổ trưởng Tổ điều tra và điều tra viên các xã trên địa bàn huyện.

Đôi bạn
Có một câu chuyện về tình bạn đẹp của 2 học sinh khiếm thị hiện đang theo học tại trường THCS Tân Sơn, thành phố Thanh Hoá. Câu chuyện của họ không chỉ là hành trình vượt lên số phận mà còn là nguồn cảm hứng cho nhiều bạn trẻ khiếm thị khác...

Xử lý nghiêm vi phạm giao thông tại các đường ngang dân sinh
Tại các đường ngang dân sinh giao cắt với đường sắt trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, tình trạng người tham gia giao thông vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường sắt diễn ra khá phổ biến, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Để chấn chỉnh tình trạng này, Trạm Cảnh sát giao thông Quảng Xương, Phòng Cảnh sát giao thông Thanh Hoá đang tăng cường lực lượng, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Người kể chuyện Hàm Rồng
60 năm qua, cầu Hàm Rồng đã trở thành biểu tượng sáng ngời về lòng yêu nước, ý chí anh hùng, cách mạng của thời đại Hồ Chí Minh. Với tất cả vẻ đẹp vốn có, Hàm Rồng đã đi vào thơ, ca, nhạc, hoạ, trở thành nguồn cảm hứng sáng tạo của bao thế hệ văn nghệ sỹ. Đối với nhà thơ Nguyễn Minh Khiêm – Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, chứng kiến những ngày tháng quân và dân ta chiến đấu kiên cường, dũng cảm bảo vệ cầu Hàm Rồng, ông đã dành rất nhiều tình cảm và tâm huyết cho đề tài về cây cầu lịch sử này.

Sức lan toả của Hội thi trực tuyến "Tìm hiểu 60 năm Hàm Rồng chiến thắng"
Hội thi trực tuyến "Tìm hiểu 60 năm Hàm Rồng chiến thắng" là một trong những hoạt động ý nghĩa do Uỷ ban Nhân dân thành phố Thanh Hoá tổ chức. Dù chỉ triển khai trong thời gian ngắn nhưng cuộc thi đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia tích cực của các đơn vị trường học, qua đó, lan tỏa tình yêu quê hương, đất nước trong mỗi học sinh.

Sau 3 tháng thực hiện Nghị định 168, số trường hợp vi phạm giảm 30%
Sau 3 tháng thực hiện Nghị định, tình hình tai nạn giao thông toàn quốc có chuyển biến rõ rệt, giảm cả 3 tiêu chí so với cùng kỳ năm 2024.

1 tháng qua, Công an Thanh Hóa thu nhận hơn 26.000 hồ sơ cấp căn cước
Từ ngày 1/3/2025, để bảo đảm thuận lợi cho người dân cũng như doanh nghiệp khi giải quyết các thủ tục hành chính, nhất là việc thực hiện thủ tục cấp căn cước, ngay sau khi triển khai mô hình bộ máy mới, Công an tỉnh Thanh Hoá vẫn duy trì công tác tiếp dân, bố trí 28 điểm thu nhận hồ sơ cấp Căn cước cho người dân trên địa bàn toàn tỉnh.

Thời tiết 3/4: Thanh Hóa sáng có sương mù, trưa chiều trời nắng
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hôm nay (3/4), Thanh Hóa có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều giảm mây trời nắng. Sáng sớm và đêm trời rét.

Kịp thời dập tắt đám cháy ở quán ăn thuộc phường Trường Thi
Trưa ngày 02/4, tại quán mỳ cay có địa chỉ số 3A, đường Chu Văn An, phường Trường Thi, thành phố Thanh Hoá xảy ra cháy. Rất may, vụ việc không gây thiệt hại về người.

Từ 1/4, tiếp nhận hồ sơ cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe tại 9 điểm công an cấp xã
Bắt đầu từ ngày 1/4/2025, Công an của 9 thị trấn, phường được giao nhiệm vụ thực hiện tiếp nhận hồ sơ cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe cơ giới, giấy phép lái xe quốc tế cho công dân tất cả các ngày làm việc và thứ bảy hàng tuần. Người dân có nhu cầu muốn cấp, cấp đổi giấy phép lái xe trực tiếp có thể đến tại 9 điểm trên, hoặc có thể vào trang dịch vụ công trực tuyến Cổng Dịch vụ công mức độ 4 để nộp.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.