Thành phố Sầm Sơn chuẩn bị các điều kiện tổ chức lễ hội du lịch biển năm 2023
Chỉ còn không đầy một tuần nữa, thành phố Sầm Sơn sẽ tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm đô thị Sầm Sơn (19/4/1963 - 19/4/2023) và khai mạc Lễ hội du lịch biển năm 2023. Lực lượng chức năng, các hộ kinh doanh, chủ nhà hàng, khách sạn… trên địa bàn thành phố đang tích cực chuẩn bị các điều kiện chào đón du khách muôn phương.
Công trình Quảng trường biển và trục cảnh quan lễ hội – điểm nhấn quan trọng của không gian đô thị thành phố Sầm Sơn đã cơ bản hoàn thành với các hạng mục chính: tuyến phố đi bộ, đài phun nước, hệ thống cây xanh... cùng trục cảnh quan lễ hội kết nối thẳng đến khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng sông Đơ tương lai, với sức chứa lên đến hơn 10.000 người. Đây cũng là địa điểm tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm đô thị Sầm Sơn và khai mạc Lễ hội Du lịch biển Sầm Sơn năm 2023 vào tối ngày 22/4 tới đây. Sân khấu chính của buổi lễ đang được gấp rút hoàn thành, hứa hẹn mang đến một không gian hiện đại, ấn tượng.

Các nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng… trên địa bàn thành phố Sầm Sơn cũng tích cực hoàn thiện việc sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất, rà soát, bổ sung các trang thiết bị phòng cháy chữa cháy; bổ sung, tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng cho nhân viên.

Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn 2023 sẽ diễn ra từ tháng 4 đến tháng 9/2023 với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch hấp dẫn được tổ chức trên quy mô lớn sôi động suốt mùa hè. Thành phố đã xây dựng các phương án về quản lý, tổ chức, kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn; tuyên truyền đến các hộ kinh doanh về niêm yết và bán theo giá niêm yết, không ép giá, ép khách...
Ông Bùi Quốc Đạt, Phó Chủ tịch UBND thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Đô thị du lịch biển Sầm Sơn đang ngày càng khang trang, hiện đại, trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước. Riêng năm 2022, vượt qua những khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, du lịch Sầm Sơn đã phục hồi ngoạn mục, đạt những con số kỷ lục: đón được hơn 7 triệu lượt khách, tăng gấp đôi kế hoạch; doanh thu ước đạt trên 14.100 tỷ đồng, gấp hơn 4,7 lần so với năm 2021. Đây là cơ sở quan trọng để thành phố đặt mục tiêu đón 7,2 triệu lượt khách trong năm 2023.

Thanh Hóa chỉ đạo tăng cường quản lý cổ vật
Liên quan đến vụ việc xâm phạm lăng mộ vua Lê Túc Tông tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh (huyện Thọ Xuân, ngày 9/5, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành văn bản chỉ đạo cơ quan chức năng điều tra, làm rõ vụ việc, đồng thời tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, ngăn chặn, xử lý các hành vi trộm cắp, đào bới, trục vớt, buôn bán, trao đổi trái phép di vật, cổ vật trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam đang trở thành "điểm sáng" trên bản đồ du lịch thế giới
Từ đầu năm đến nay, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt gần 7,67 triệu lượt, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2024. Việt Nam đang trở thành "điểm sáng" trên bản đồ du lịch thế giới, được du khách quốc tế yêu thích và lựa chọn.

Đa dạng sản phẩm OCOP phục vụ mùa du lịch
Với hơn 600 sản phẩm ở hầu hết các địa phương trong tỉnh, sản phẩm Ocop đang được nhiều khách du lịch lựa chọn làm quà cho mỗi chuyến đi. Vì vậy, để phục vụ mùa du lịch năm nay, các chủ thể Ocop trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã và đang tập trung sản xuất hàng hóa để cung ứng cho thị trường.

Khu di tích lăng mộ vua Lê Dụ Tông – công trình kiến trúc tinh xảo
Dụ Tông Hòa Hoàng Đế là vị vua thứ 21 của vương triều Lê. Đời vua trị vì, đất nước tương đối thái bình, các hình phạt được giảm nhẹ, nhiều kỳ thi võ được tổ chức.

Việt Nam có mức tăng trưởng điểm đến cao thứ 7 toàn cầu
Cục Du lịch quốc gia Việt Nam cho biết, dữ liệu tổng hợp từ công cụ theo dõi xu hướng du lịch Google Destination Insights cho thấy, Việt Nam có mức tăng trưởng điểm đến cao thứ 7 toàn cầu.

Đề nghị tăng cường bảo vệ các lăng mộ vua chúa
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản đề nghị tăng cường bảo vệ các khu lăng mộ vua chúa sau sự việc lăng một vua Lê Túc Tông bị xâm hại

Người phụ nữ giữ lửa văn hóa Thái ở vùng cao Thường Xuân
Tại bản Bèn, thôn Liên Sơn, xã Xuân Lẹ, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa), tiếng khung cửi rộn ràng trong một không gian nhỏ ấm áp, nơi những người phụ nữ Thái cần mẫn bên khung dệt, trao truyền từng nét hoa văn thổ cẩm, như kể lại câu chuyện bản làng bằng sắc màu những sợi chỉ. Đó là Tổ dệt thổ cẩm truyền thống mang tên “Táy Dó”, thành quả từ sự đồng lòng của cả cộng đồng, và đặc biệt là tâm huyết của người sáng lập. Đó là chị Vi Thị Luyến - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Xuân Lẹ - người đã âm thầm “giữ lửa” cho nghề xưa giữa cuộc sống hiện đại.

Chốn thơ mộng giữa lòng Hao Hao
Nằm nép mình bên hồ Hao Hao rộng lớn, hiền hoà, quanh năm xanh biếc một màu, không bao giờ vơi cạn, khu du lịch sinh thái Hao Hao Green Pine Hill là một điểm đến mới tại thị xã Nghi Sơn.

Việt Nam có 2 địa điểm lọt danh sách điểm đến đẹp nhất thế giới năm 2025
Theo Danh sách do Tạp chí Time Out của Anh vừa công bố, Việt Nam có hai điểm đến du lịch là Hà Giang và Hội An lọt vào top 44 điểm đến đẹp nhất thế giới năm 2025, được đánh giá bởi những du khách giàu kinh nghiệm.

Những người “giữ lửa” văn hóa dân tộc Dao
Giữa nhịp sống hiện đại, vẫn có những con người lặng lẽ, bền bỉ giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, từ trang phục đến tiếng nói, chữ viết. Đó là cộng đồng người Dao tại huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. Họ đang góp phần làm nên sức sống mãnh liệt của một nền văn hóa đang đứng trước không ít thử thách.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.