ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Thanh toán không tiền mặt sẽ thay đổi hiện trạng kinh tế số Việt Nam

Từ quý 1/2021 đến quý 1/2022, số lượng giao dịch trực tuyến tại Việt Nam đã tăng gấp đôi,còn quy mô giao dịch tăng gấp 3 lần. Đây là những tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế số.

21/07/2022 18:14

Sáng 21/7, tại Hà Nội đã diễn ra sự kiện Tiêu dùng không dùng tiền mặt nhằm hưởng ứng tháng khuyến mại Hà Nội 2022. Đây là sự kiện do Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) và Sở Công Thương (UBND thành phố Hà Nội) phối hợp tổ chức. 

Chia sẻ tại sự kiện, bà Trần Thị Phương Lan - Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, thanh toán không dùng tiền mặt đã góp phần quan trọng trong việc đảm bảo an ninh tiền tệ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tội phạm, quản lý thuế,... 

Thanh toán không tiền mặt giờ đây đã rất phổ biến tại Việt Nam. (Ảnh: Trọng Đạt)
Thanh toán không tiền mặt giờ đây đã rất phổ biến tại Việt Nam. (Ảnh: Trọng Đạt)

Mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt là một biện pháp nhằm đảm bảo mục tiêu kép vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế. Việc ứng dụng thanh toán không tiền mặt còn góp phần ứng dụng công nghệ và thúc đẩy chuyển đổi số, tạo động lực để các doanh nghiệp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt và là đòn bẩy kích cầu tiêu dùng. 

Việt Nam còn nhiều dư địa cho thanh toán không tiền mặt

Theo bà Lại Việt Anh - Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, trong đại dịch Covid-19, dù các lĩnh vực khác trong nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, thanh toán không tiền mặt vẫn tăng trưởng 2 con số.

Trong 4 tháng đầu năm 2022, thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam gia tăng cả về số lượng (69%) và giá trị (27,5%), giữ vững được đà tăng trưởng đã có trong đại dịch. 

Chuyên gia của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho rằng, vẫn còn nhiều dư địa cho thanh toán không dùng tiền mặt. Tại Việt Nam, tỷ lệ người dùng sử dụng phương thức COD (phát hàng thu tiền hộ) trong thương mại điện tử vẫn ở mức cao (71%). 

Ở mảng thanh toán không dùng tiền mặt, hình thức thanh toán qua chuyển khoản vẫn chiếm thế thượng phong. Thanh toán qua ví điện tử hay các đơn vị cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán còn tương đối thấp. Đây là dư địa để các doanh nghiệp có thể phát triển. 

Trong vai trò nhà sáng lập ví điện tử MoMo, ông Nguyễn Bá Diệp cho biết, xu hướng hiện nay là người dùng không chỉ dùng app để thanh toán mà họ còn có nhu cầu giải trí. Đó là lý do MoMo thường phát triển thêm các tính năng như vòng quay may mắn hoặc một trò chơi nào đó nhằm gắn kết khách hàng. 

Bên cạnh việc thúc đẩy thanh toán không tiền mặt, ví điện tử đóng vai trò là một nhà cung cấp dịch vụ chuyển đổi số cho các tiểu thương, doanh nghiệp. 

Startup này đang triển khai mô hình mini app, cho phép các đơn vị khác nhúng ứng dụng của họ lên ứng dụng Momo. Mini app sẽ giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa đối tượng khác hàng tiềm năng, thậm chí giới thiệu thêm các khách hàng mới. 

“Thực tế cho thấy, sau 3 tháng triển khai mini app cho 7Eleven, lượng giao dịch của hệ thống đã tăng gấp 5 lần. Chỉ trong 3 tháng, có tới 90.000 người dùng đăng ký thành viên 7Eleven, trong đó 90% là khách hàng mới do app mang lại. Lượng giao dịch do người dùng mới giúp doanh số tăng trưởng thêm 50%. Đây là những thành quả rõ rệt nhờ chuyển đổi số”, nhà sáng lập MoMo chia sẻ. 

Thói quen thanh toán số đã thay đổi sau đại dịch

Chia sẻ tổng quan về thị trường thanh toán tại Việt Nam, bà Đặng Thị Hương Giang - đại diện NAPAS cho hay, hiện 66% người trưởng thành Việt Nam có tài khoản ngân hàng. 

Tính đến hết năm 2021, đã có 120 triệu thẻ ngân hàng được phát hành tại Việt Nam, 1,3 triệu thẻ được mở mới qua hình thức eKYC (xác thực điện tử). Hiện Việt Nam có hơn 40 đơn vị, tổ chức trung gian thanh toán được cấp phép với khoảng 20 triệu tài khoản ví điện tử đang hoạt động. 

Đáng chú ý, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng. Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng trong quý 4/2022 đã tăng 32% về giá trị giao dịch so với cùng kỳ năm trước. 

Trong đó, thanh toán trên Internet tăng 48,4% về số lượng giao dịch và 32,7% về giá trị giao dịch. Thanh toán di động đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất, lên đến 97,7% về số lượng giao dịch và 86,7% về giá trị giao dịch. Số lượng giao dịch thanh toán qua quét mã QR cũng tăng tới 56,6%.

Theo đại diện Vietcombank, trong 3 năm đại dịch, hành vi của người tiêu dùng Việt Nam đã có sự thay đổi mạnh mẽ. Thanh toán không tiền mặt giờ đây xuất hiện mọi nơi trong cuộc sống của người dân.  Có 2 nguyên nhân chính lý giải điều này. Thứ nhất do quá trình chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, tiếp đó là tác động đa chiều của đại dịch Covid-19 khiến thanh toán số trở thành xu hướng tất yếu. 

Báo cáo hành vi người tiêu dùng của VISA năm 2022 cho thấy, có đến 76% người dùng cho biết tiếp tục sử dụng ví điện tử sau đại dịch, 82% sẽ sử dụng dịch vụ thẻ sau khi Covid-19 đi qua.

Trong thương mại điện tử, theo nghiên cứu của Ngân hàng Nhà nước, quy mô của giao dịch trực tuyến đã có sự tăng trưởng vượt bậc. Từ quý 1/2021 đến quý 1/2022, số lượng giao dịch trực tuyến tại Việt Nam đã tăng gấp đôi, còn quy mô giao dịch tăng gấp 3 lần.

Đại dịch Covid-19 cũng thúc đẩy các doanh nghiệp và nhà cung cấp dịch vụ tăng cường chuyển đổi số, liên kết với các đơn vị trung gian để cung cấp giải pháp thanh toán online cho người dùng. 

Theo Trọng Đạt Vietnamnet

 


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên lúa khi thời tiết thay đổi

Chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên lúa khi thời tiết thay đổi

08:18 , 21/07/2024

Hiện nay các diện tích lúa vụ mùa trên địa bàn tỉnh đang chuyển giai đoạn từ cuối đẻ nhánh sang đứng cái làm đòng và một số đã đẻ nhánh rộ. Trong điều kiện thời tiết thay đổi, việc chăm sóc phòng trừ sâu bệnh cho cây lúa là rất cần thiết.

Như Xuân: Giá mủ cao su tăng, người  trồng cao su phấn khởi

Như Xuân: Giá mủ cao su tăng, người trồng cao su phấn khởi

22:06 , 20/07/2024

Từ đầu năm nay giá mủ cao su tăng. Người trồng cao su trên địa bàn huyện Như Xuân phấn khởi quay trở lại tập trung chăm sóc và thu hoạch mủ sau một thời gian dài khai thác cầm chừng hoặc dừng khai thác do giá mủ cao su xuống thấp.

Thị trấn Thiệu Hóa phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Thị trấn Thiệu Hóa phát triển nông nghiệp công nghệ cao

18:36 , 20/07/2024

Xác định phát triển nông nghiệp công nghệ cao là một trong những chương trình trọng tâm của nhiệm kỳ 2020-2025, thời gian qua, thị trấn Thiệu Hóa, huyện Thiệu Hóa đã có nhiều giải pháp khuyến khích các tổ chức, hộ dân đầu tư vào lĩnh vực này.

Sản lượng thủy sản tăng 2,7% so cùng kỳ

Sản lượng thủy sản tăng 2,7% so cùng kỳ

18:33 , 20/07/2024

Theo Tổng cục Thống kê, sản lượng thủy sản của cả nước 6 tháng đầu năm 2024 đạt gần 4,4 triệu tấn, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước.

Huyện Thạch Thành đẩy mạnh chuyển đổi cây trồng gắn với sản xuất nông nghiệp hàng hóa

Huyện Thạch Thành đẩy mạnh chuyển đổi cây trồng gắn với sản xuất nông nghiệp hàng hóa

18:32 , 20/07/2024

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa phê duyệt Đề án "Thực hiện thí điểm việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, gắn với tích tụ, tập trung đất đai, chuyển đổi số để sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn huyện Thạch Thành đến năm 2030.

Sử dụng phân bón hữu cơ, hướng tới nền nông nghiệp an toàn

Sử dụng phân bón hữu cơ, hướng tới nền nông nghiệp an toàn

18:02 , 20/07/2024

Thanh Hóa có quy mô sản xuất nông nghiệp lớn, phụ phẩm nông nghiệp dồi dào. Đây là nguồn nguyên liệu tại chỗ thuận lợi cho sản xuất phân bón hữu cơ. Việc phát triển sản xuất, sử dụng phân bón hữu cơ cũng được xác định là giải pháp quan trọng và lâu dài, hướng tới nền nông nghiệp xanh, sạch, an toàn và bền vững.

Tăng cường vận động, xúc tiến, thu hút đầu tư vào Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp

Tăng cường vận động, xúc tiến, thu hút đầu tư vào Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp

09:10 , 20/07/2024

6 tháng đầu năm 2024, Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức đón tiếp, làm việc và trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu cho 5 đoàn nhà đầu tư nước ngoài và 15 đoàn nhà đầu tư trong nước đến nghiên cứu, tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa.

ADB dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2024 và 2025 đạt 6% và 6,2%

ADB dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2024 và 2025 đạt 6% và 6,2%

08:42 , 20/07/2024

Với kết quả tăng trưởng tích cực trong nửa đầu năm 2024, Ngân hàng ADB giữ nguyên dự báo triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 và 2025 ở mức 6% và 6,2%.

Vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam đạt hơn 69% GDP ước tính năm 2023

Vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam đạt hơn 69% GDP ước tính năm 2023

08:30 , 20/07/2024

Tính đến cuối tháng 6/2024, chỉ số VN-Index đạt 1.245,32 điểm, tăng 10,2% so với cuối năm trước. Giá trị giao dịch bình quân phiên trên toàn thị trường cổ phiếu trong 6 tháng đạt 24.598 tỷ đồng/phiên, tăng 39,9% so với bình quân năm trước. Mức vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt hơn 7.066 nghìn tỷ đồng, tăng 19% so với cuối năm trước; tương đương 69,1% GDP ước tính năm 2023.

Bộ Công Thương yêu cầu các tỉnh triển khai, giám sát việc mua bán điện trực tiếp

Bộ Công Thương yêu cầu các tỉnh triển khai, giám sát việc mua bán điện trực tiếp

08:10 , 20/07/2024

Bộ Công Thương có văn bản gửi các tỉnh, thành phố, Tập đoàn Điện lực và các đơn vị liên quan đề nghị triển khai Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp.