Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu nông, thủy sản
(TTV)- Dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Thanh Hóa, đặc biệt là xuất khẩu một số loại nông lâm, thủy sản như tinh bột sắn, thủy sản đông lạnh, bột cá, cói nguyên liệu, dăm gỗ sang thị trường Trung Quốc.. Trước tình hình này, các doanh nghiệp và ngành chức năng đang nỗ lực tìm các giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu nông, thủy sản do bị phụ thuộc vào một thị trường.
Với gần như 100% sản phẩm tinh bột sắn được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc, nên ngay khi có dịch covid- 19 xảy ra, các nhà máy chế biến tinh bột sắn trên địa bàn Thanh Hóa đã phải tạm ngừng việc xuất hàng cho đối tác.
![]() |
Hiện mặt hàng tinh bột sắn dang tồn đọng tại các nhà máy khoảng 21 nghìn tấn. Riêng tại Công ty TNHH Chế biến nông lâm sản xuất khẩu Như Xuân tồn đọng gần 8.000 tấn tinh bột sắn, tương đương gần 100 tỷ đồng.
![]() |
Lãnh đạo nhà máy cho biết, dù gặp khó khăn, nhưng Công ty vẫn thu mua sắn nguyên liệu với giá bình ổn, đảm bảo cho người trồng sắn có lãi. Mặt khác, doanh nghiệp vẫn duy trì hoạt động sản xuất chế biến, chờ đợi hoạt động xuất khẩu với Trung Quốc trở lại bình thường.
![]() |
Các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản qua đường tiểu ngạch với Trung Quốc cũng chịu ảnh hưởng ngay lập tức và nặng nề.
![]() |
Chẳng hạn với mặt hàng ớt xuất khẩu, do lâu nay các doanh nghiệp chủ yếu thu mua, bán sản phẩm tươi không qua chế biến sâu nên khi đối tác ngừng nhập hàng, nhiều doanh nghiệp đã phải tìm thuê kho lạnh để bảo quản sản phẩm hoặc đưa vào bể muối, chấp nhận giá trị sản phẩm giảm gần một nửa. Tuy nhiên, đó chỉ là giải pháp trước mắt, bởi lượng hàng tồn kho lớn, chi phí phát sinh tăng.
![]() |
Theo đánh giá của Sở Công thương Thanh Hóa, tuy xuất khẩu của Thanh Hóa sang Trung Quốc chỉ chiếm khoảng 5,8% giá trị xuất khẩu toàn tỉnh, nhưng các măt hàng nông lâm thủy sản lại chiếm tới 57% cơ cấu hàng xuất khẩu sang Trung Quốc nên mức độ ảnh hưởng khá lớn.
![]() |
Hiện các ngành Công thương, Nông nghiệp đang khẩn trường rà soát những ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến hoạt động sản xuất, kinh doanh để kịp thời đề xuất các giiải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong ngắn hạn cũng như lâu dài. Về phía doanh nghiệp không còn cách nào khác phải tăng cường bảo quản, chế biến, đa dạng hóa thị trường, để giảm bớt sự phụ thuộc vào một thị trường.
![]() |
Theo THNM 23/2/2020
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ 1/7
Từ hôm nay 1/7, nhiều Luật, Nghị định, Thông tư và chính sách pháp luật mới trong các lĩnh vực trọng yếu như thuế, thương mại điện tử, tín dụng nông nghiệp… sẽ chính thức có hiệu lực, tạo hành lang pháp lý mới cho hoạt động sản xuất - kinh doanh và quản lý nhà nước.

Đảng bộ Công ty Điện lực Thanh Hoá: Dấu ấn nhiệm kỳ 2020 - 2025
2020 - 2025 là một nhiệm kỳ đầy biến động và đặt ra nhiều thách thức đối với ngành điện nói chung, Công ty điện lực Thanh Hóa nói riêng. Song, Đảng bộ Công ty Điện lực Thanh Hoá đã đưa ra quyết tâm chính trị cao, lãnh đạo công ty vượt qua mọi khó khăn thử thách, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, luôn vinh dự đứng trong hàng ngũ những doanh nghiệp tiêu biểu của tỉnh Thanh Hóa và trong nhóm các đơn vị xuất sắc dẫn đầu trong Tổng Công ty Điện lực miền Bắc.

Ngành dệt may Thanh Hóa nỗ lực duy trì đà tăng trưởng
6 tháng đầu năm nay, thị trường dệt may có sự biến động, ảnh hưởng từ những thay đổi trong các chính sách thuế quan của Mỹ. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có những biện pháp linh hoạt nhằm ổn định sản xuất và duy trì đà tăng trưởng.

60% doanh nghiệp lạc quan về triển vọng kinh doanh
Kết quả nghiên cứu triển vọng doanh nghiệp năm 2025 do Ngân hàng UOB Việt Nam vừa công bố cho thấy, 60% doanh nghiệp Việt Nam vẫn lạc quan về triển vọng trong năm tới và 46% cho biết đã lên kế hoạch mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế.

Từ 1/7, sàn thương mại điện tử nộp thuế thay người bán
Theo Nghị định 117 của Chính phủ, từ 1/7, sàn thương mại điện tử, nền tảng số sẽ khấu trừ, nộp thuế giá trị gia tăng và thu nhập cá nhân thay cho người bán trên sàn, bao gồm người bán trong nước và nước ngoài.

Nguồn vốn tập trung cho vay các lĩnh vực ưu tiên
Trên 96 nghìn tỷ đồng là dư nợ tín dụng dành cho các lĩnh vực ưu tiên trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa từ đầu năm đến nay, tăng 20% so với cùng kỳ. Con số này cho thấy những nỗ lực của ngành ngân hàng trong triển khai các giải pháp để hỗ trợ khơi thông, hướng dòng vốn tín dụng vào khu vực sản xuất, kinh doanh và sức khỏe của các doanh nghiệp đã có sự cải thiện tốt.

Thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ sang các thị trường
6 tháng đầu năm, các doanh nghiệp gỗ đã đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc, trong đó xuất khẩu sang Nhật tăng mạnh hơn 20%. Tuy nhiên, ngành gỗ vẫn đối mặt với nhiều thách thức về nguồn cung nguyên liệu lớn và yêu cầu truy xuất nguồn gốc hợp pháp. Đặc biệt, nguy cơ áp thuế từ Hoa Kỳ đang đe dọa mục tiêu xuất khẩu 18 tỷ USD của ngành gỗ Việt Nam trong năm nay.

60% doanh nghiệp lạc quan về triển vọng kinh doanh
Kết quả nghiên cứu triển vọng doanh nghiệp năm 2025 do Ngân hàng UOB Việt Nam vừa công bố cho thấy: 60% doanh nghiệp Việt Nam vẫn lạc quan về triển vọng trong năm tới và 46% cho biết đã lên kế hoạch mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế.

Tạm dừng nhiều hệ thống thuế điện tử từ ngày 27/6 - 1/7
Cục Thuế vừa thông báo sẽ tạm dừng nhiều hệ thống thuế điện tử từ ngày 27/6 đến 1/7/2025 để phục vụ việc nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin.

Quý I/2025, người dân gửi thêm vào ngân hàng hơn 400.000 tỷ đồng
Theo Ngân hàng Nhà nước, tổng tiền gửi đến cuối quý I đã xấp xỉ 15 triệu tỷ đồng, trong đó, huy động từ dân cư tiếp tục tăng mạnh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.