Tháo gỡ khó khăn, thu hút đầu tư phát triển hạ tầng cụm công nghiệp
(TTV) - Hạ tầng được đầu tư hoàn chỉnh là yếu tố quan trọng hàng đầu trong thu hút đầu tư vào cụm công nghiệp. Tuy nhiên, đến nay, các cụm công nghiệp trên địa bàn Thanh Hóa đều chưa được đầu tư hoàn chỉnh do khó khăn trong thu hút nguồn vốn đầu tư hạ tầng. Cả tỉnh mới chỉ có 7 cụm công nghiệp đang có doanh nghiệp tìm hiểu các thủ tục, hồ sơ đăng ký để đầu tư xây dựng hạ
Tình trạng chung của các doanh nghiệp khi đầu tư sản xuất kinh doanh tại các cụm công nghiệp là phải tự bỏ kinh phí san lấp mặt bằng, thậm chí tự đầu tư cả hạ tầng điện, nước. Hầu hết các địa phương khi quy hoạch các cụm công nghiệp chỉ có thể cố gắng bố trí các địa điểm thuận lợi về giao thông, chi phí giải phóng mặt bằng, còn kinh phí để đầu tư hạ tầng nằm ngoài khả năng của các địa phương. Việc thu hút doanh nghiệp vào đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp cũng không hề đơn giản bởi nguồn vốn khá lớn.
Ngày 8/12/2016, HĐND tỉnh đã thông qua Nghị quyết số 29/2016 về ban hành một số chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại tỉnh Thanh Hóa. Trong đó, đơn vị kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp ngoài được hưởng các chính sách hiện hành của Nhà nước, sẽ được hỗ trợ 1,5 tỷ đồng cho 1 ha và tối đa không quá 40 tỷ đồng đối với các cụm công nghiệp thuộc địa bàn các huyện 30a ; 1 tỷ đồng 1 ha và không quá 28 tỷ đồng với huyện miền núi; 0,7 tỷ đồng 1 ha và không quá 20 tỷ đồng với cụm công nghiệp thuộc các huyện đồng bằng, ven biển. Nghị quyết số 29 được kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy xã hội hóa, thu hút doanh nghiệp vào đầu tư phát triển hạ tầng cụm công nghiệp.
Để thực hiện mục tiêu phát triển 70 cụm công nghiệp vào năm 2030, Thanh Hóa cần nguồn kinh phí khoảng 18.770 tỷ đồng cho đầu tư hạ tầng kỹ thuật. Ngoài nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ương, vốn ngân sách địa phương, các địa phương cũng cần chủ động bố trí nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ hỗ trợ ngoài hàng rào cụm công nghiệp như đường giao thông kết nối, hệ thống cấp điện, nước… nhằm tạo thêm động lực thu hút nhà đầu tư vào phát triển hạ tầng cụm công nghiệp.
Thanh Thảo – Quang Hòa
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Mở rộng hợp tác quốc tế đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
Để tạo đột phá trong phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự phát triển của tỉnh, thời gian qua các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp tại Thanh Hóa đã tăng cường các hoạt động liên kết, hợp tác quốc tế. Nhờ đó đã nắm bắt kịp thời những thay đổi, phát triển của thế giới, mở ra cơ hội để học sinh, sinh viên hòa nhập tốt với thị trường lao động quốc tế.

Ngành Ngân hàng đồng hành, hỗ trợ kinh tế tư nhân
Nhận thức rõ vai trò và tiềm năng của khu vực kinh tế tư nhân, ngành Ngân hàng đang tích cực triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân phát triển, từ các chính sách tín dụng ưu đãi, giảm lãi suất, cải cách thủ tục vay vốn, đến các chương trình tín dụng chuyên biệt, qua đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng bền vững của nền kinh tế.

Đề xuất bổ sung 44.000 tỷ đồng chi cho cán bộ nghỉ sau tinh gọn bộ máy
Chính phủ đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội phương án kinh phí để chi trả chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi thực hiện sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy.

Hợp tác xã Tân Thọ - điển hình trong phát triển nghề nông thôn
Được thành lập năm 2010, đến nay, Hợp tác xã thủ công mỹ nghệ Tân Thọ đã trở thành một trong những điển hình về phát triển nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện Nông Cống. Hoạt động của Hợp tác xã đã tạo việc làm cho hàng trăm lao động nông thôn.

Trao 5.000 con gà giống cho Tổ hợp tác chăn nuôi tổng hợp do phụ nữ tham gia quản lý
Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức trao 2.000 con gà giống cho 20 thành viên Tổ hợp tác chăn nuôi tổng hợp do phụ nữ xã Cẩm Thành làm chủ, tham gia quản lý. Đây là đợt trao giống lần 2 hỗ trợ xây dựng mô hình kinh tế tập thể thể do phụ nữ tham gia quản lý.

Thanh Hóa tạo việc làm mới cho hơn 25.000 lao động
Từ đầu năm 2025 đến nay, Thanh Hoá đã tạo việc làm mới cho hơn 25.300 lao động, trong đó có hơn 3.800 người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, bằng 52 % kế hoạch.

Tỷ lệ che phủ rừng của Thanh Hóa ước hết năm 2025 đạt 54%
Sau 5 năm thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững (2021 - 2025), tỷ lệ che phủ rừng của Thanh Hóa ước hết năm 2025 đạt 54%; trồng mới gần 60.000 ha rừng các loại; hơn 27.000 ha rừng được cấp chứng chỉ quản lý bền vững.

Dự báo Việt Nam sẽ là nước xuất khẩu và nhập khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo, Việt Nam sẽ trở thành nước giữ vị trí thứ hai toàn cầu về cả xuất khẩu và nhập khẩu gạo trong hai năm liên tiếp 2025 và 2026.

Ưu tiên nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh
Agribank Thanh Hoá đang triển khai nhiều gói tín dụng ưu đãi cho khu vực sản xuất kinh doanh như: chương trình cho vay khách hàng cá nhân với lãi suất chỉ từ 4,5%/năm.

Quốc hội họp về phát triển kinh tế tư nhân, quyết toán ngân sách nhà nước
Theo Chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, sáng nay (16/5), Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân. Nội dung này đã được Quốc hội thảo luận tại tổ trong phiên họp chiều qua .
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.