Thắt chặt tình đoàn kết hữu nghị và hợp tác kinh tế giữa Thanh Hoá – Nhật Bản
(TTV) - Hiện Thanh Hóa đang là một trong những địa phương có sức hút mạnh nhất với các doanh nghiệp Nhật Bản. Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 134 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký khoảng hơn 13,8 tỷ USD. Trong đó có 15 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài có vốn đầu tư từ Nhật Bản, với tổng vốn đầu tư các dự án là hơn 12,8 tỷ USD, vốn của các nhà đầu tư Nhật Bản là gần 6,56 tỷ USD, chiếm 51% tổng vốn đầu tư FDI và đang là quốc gia có số vốn đầu tư cao nhất trong nguồn vốn đầu tư FDI trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Các dự án đầu tư của Nhật Bản đã và đang được triển khai cùng với mối quan hệ tốt đẹp giữa tỉnh Thanh Hoá và Nhật Bản đang ngày càng thắt chặt tình đoàn kết hữu nghị và hợp tác kinh tế giữa 2 bên.
Dự án Lọc hoá dầu Nghi Sơn với tổng vốn đầu tư trên 9,3 tỷ USD – một trong những dự án đầu tư nước ngoài lớn nhất cả nước được Bộ Kinh tế thương mại và Công nghiệp Nhật Bản xem là công trình tiêu biểu cho mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam – Nhật Bản.
Sau 2 năm đi vào hoạt động, nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn đã vận hành đạt trung bình 90% công suất, đóng góp đến 8 điểm % vào tăng trưởng kinh tế của Thanh Hóa.
Thành công trong thực hiện dự án Lọc hoá dầu Nghi Sơn đã đem lại sự tin tưởng cho các nhà đầu tư Nhật Bản về một Thanh Hóa có rất nhiều kinh nghiệm trong việc tiếp nhận những nguồn đầu tư từ nước ngoài và Thanh Hóa cũng có nguồn lực rất tốt để có thể tiếp nhận những khoản đầu tư lớn đó. Chính vì vậy, Tổ hợp nhà đầu tư là tập đoàn Marubeni của Nhật Bản và tập đoàn Kepco của Hàn Quốc đã lựa chọn Khu Kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa để thực hiện Dự án BOT nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 2. Theo dự kiến, dự án BOT nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 2 sẽ được hoàn thành và vận hành thương mại vào năm 2022. Mỗi năm, nhà máy sẽ sản xuất ra 8,1 tỷ KW giờ, đóng góp khoảng 3,1% điện năng vào hệ thống điện của Việt Nam.
Nhờ việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh và việc đẩy mạnh đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội vào khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp nên số vốn đầu tư ngước ngoài vào đây trong những năm qua không ngừng tăng cao. Đến nay, Thanh Hoá đã thu hút được 15 dự án đầu tư từ Nhật Bản với tổng vốn đầu tư các dự án là hơn 12,8 tỷ USD. Trong đó tại Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp có 11 dự án.
Các dự án có vốn đầu tư từ Nhật Bản tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công Công nghiệp chế biến chế tạo như: Lọc hóa dầu, sản xuất xi măng, sản xuất điện, may mặc, kết cấu thép...
Tỉnh Thanh Hóa luôn đánh giá cao uy tín, vai trò và tầm quan trọng của các nhà đầu tư nói chung, nhà đầu tư Nhật Bản nói riêng đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Thanh Hoá luôn chào đón các nhà đầu tư Nhật Bản với cam kết sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư triển khai dự án, đồng thời mong muốn xây dựng mối quan hệ hợp tác với các địa phương, các doanh nghiệp của Nhật Bản đi vào chiều sâu, toàn diện và hiệu quả.
Minh Tuyết – Cao Tùng
Theo Bản tin Thời sự Tối/TTV
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm
Mường lát tập huấn hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi dê lai sinh sản
Sáng ngày 6/11, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Mường lát phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thanh Hóa, tổ chức lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi dê lai sinh sản năm 2024 cho 30 học viên là các hộ đã nuôi dê và đang có nhu cầu nuôi dê trên địa bàn huyện.
Phân bón Đầu Trâu đạt thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024
(Tieudung.vn) - Tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam lần thứ 9 năm 2024, diễn ra tại Hà Nội, sản phẩm Phân bón Đầu Trâu của Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền tiếp tục được vinh danh là sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia.
Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt ở nông thôn
Thanh toán không dùng tiền mặt đã được ứng dụng ở tất cả các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong đời sống. Thanh toán không dùng tiền mặt cũng đang phát triển mạnh ở khu vực nông thôn.
Doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất thực phẩm nông sản dịp cuối năm
Nông sản, thực phẩm là nhóm hàng hoá luôn có nhu cầu tiêu dùng mạnh trong dịp cuối năm và Tết. Đón bắt nhu cầu của thị trường, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chế biến kinh doanh hàng nông sản, thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã lên kế hoạch tăng sản lượng, linh hoạt các giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ dịp cuối năm.
Nâng cao giá trị sản xuất cây ăn quả
Để nâng cao giá trị sản xuất, chất lượng sản phẩm, ngành nông nghiệp Thanh Hóa và các địa phương đã khuyến khích người dân sản xuất cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP, ứng dụng công nghệ cao và liên kết sản xuất. Đến nay, diện tích cây ăn quả ứng dụng công nghệ cao đạt 57,6%.
Thu hoạch vụ mùa, sản xuất vụ đông đảm bảo tiến độ, lịch thời vụ
Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa đã cơ bản thu hoạch xong diện tích lúa và cây trồng vụ mùa năm 2024. Cùng với đó, bà con nông dân tiếp tục gieo trồng cây màu vụ đông 2024-2025 và chuẩn bị cho kế hoạch gieo trồng vụ đông xuân năm 2025.
Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường 2.000 đồng/lít xăng trong năm 2025
Bộ Tài chính vừa có công văn xin ý kiến các bộ, ngành liên quan về đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu trong năm 2025. Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường 2.000 đồng/lít xăng và 600-1.000 đồng/lít, kg đối với các mặt hàng dầu trong năm 2025.
Chủ động ứng phó với các vụ kiện phòng vệ thương mại
Theo Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công thương, số vụ việc điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam có chiều hướng gia tăng. Do đó, doanh nghiệp cần chủ động tăng cường ứng phó để biến nguy thành cơ.
Ra mắt và trao vật tư cho Hợp tác xã trồng rau sạch Nhuận Thạch
Sáng ngày 06/11, tại huyện Đông Sơn, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thanh Hóa đã hỗ trợ ra mắt Hợp tác xã (HTX) trồng rau sạch Nhuận Thạch do phụ nữ tham gia quản lý xã Đông Tiến.
Thanh Hóa duy trì 1.700 ha trồng cói nguyên liệu
Theo tổng hợp của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thanh Hóa hiện có 1.700 ha trồng cói nguyên liệu, tập trung tại các huyện Nga Sơn, Quảng Xương, Nông Cống và thị xã Nghi Sơn.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.