Thầy thuốc như mẹ hiền
Khoa Hồi sức tích cực sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa có nhiệm vụ chăm sóc toàn diện và điều trị cho trẻ sinh non, mắc bệnh lý. Nơi đây, mỗi cán bộ, y bác sỹ, nhân viên y tế luôn khắc ghi lời dạy của Bác Hồ "Lương y như từ mẫu", nỗ lực chăm sóc, điều trị tốt nhất cho các bệnh nhi.
Hơn 11 năm làm việc tại Khoa Hồi sức tích cực sơ sinh, Bệnh viện phụ sản Thanh Hóa, điều dưỡng viên Trịnh Thị Phượng đã trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc. Niềm vui, nỗi buồn của chị gắn liền với sức khỏe của từng bé sơ sinh. Đưa một em bé sinh non, mắc bệnh lý bên bờ vực sinh tử trở về khỏe mạnh trong vòng tay cha mẹ là hạnh phúc và động lực lớn nhất mà chị và các y, bác sỹ, nhân viên khoa Hồi sức Tích cực sơ sinh.
Điều dưỡng viên Trịnh Thị Phượng, Khoa Hồi sức tích cực sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa, cho biết: "Được chứng kiến sự thay đổi, tiến triển tốt lên từng ngày của em bé là niềm vui mừng lớn nhất của chúng tôi. Sau một thời gian chăm sóc, những em bé được về với gia đình, chúng tôi cũng vỡ oà niềm hạnh phúc…"
Mỗi ngày, Khoa Hồi sức tích cực sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Thanh Hoá tiếp nhận từ 40 đến 90 trẻ sơ sinh bị bệnh lý, sinh non, nhẹ cân vào chăm sóc, điều trị. Bệnh lý ở trẻ sơ sinh rất phức tạp, thường diễn tiến nhanh, trở nặng cũng nhanh. Thế nên, quá trình theo dõi, điều trị và chăm sóc bé của các bác sĩ, điều dưỡng luôn vất vả hơn bình thường.
Không kể ngày hay đêm, những bác sĩ, y tá, điều dưỡng viên và hộ lý tại đây không chỉ nâng niu, chăm chút mà còn luôn đồng hành cùng các con trong cuộc chiến giành giật sự sống.
Anh Đỗ Đình Đức, Xã Thiệu Hợp, huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá, cho biết: "Vợ tôi sinh non, bé 1,5kg, hiện tại bé đang nằm trong khu chăm sóc đặc biệt. Ban đầu gia đình rất hoang mang, lo. Nhưng được động viên và biết con đang được chăm sóc tích cực, tận tình nên cũng yên tâm hơn".
Những năm qua, Khoa Hồi sức tích cực sơ sinh luôn ứng dụng các kĩ thuật mới trong điều trị sơ sinh, để trẻ được chăm sóc tốt nhất. Do vậy, bên cạnh chuyên môn điều trị của bác sĩ, sự chăm sóc tích cực của điều dưỡng thì các trang thiết bị, kỹ thuật hiện đại, chuyên sâu đã giúp nhiều em bé vượt cửa tử. Có những trường hợp hồi sinh kỳ diệu, những em bé ra đời thiếu tháng dù chỉ nặng dưới 1kg hay mang bệnh lý phức tạp, nhưng đã được chăm sóc, hồi sức tích cực, vượt qua cơn nguy kịch và dần hồi phục.
Bác sỹ CKI Phạm Lương Tuấn, Trưởng khoa Hồi sức tích cực sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Thanh Hoá, cho biết: "Mỗi cán bộ tại khoa đều thấm nhuần tư tưởng của Bác. Việc học Bác được thực hiện từ những việc làm nhỏ nhất, từ tinh thần thái độ phục vụ đến việc trau dồi chuyên môn, y đức".
Công việc khó khăn, vất vả, áp lực , nhưng vớ các y bác sỹ, nhân viên y tế tại Khoa Hồi sức tích cực sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Thanh Hoá, được thấy các bé khỏe lên từng ngày là động lực lớn nhất để họ nỗ lực hơn nữa "không bỏ lại bất cứ trẻ thơ nào nếu y học còn có thể cứu vãn". Với tình yêu trẻ thơ, lòng nhân ái, lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp, họ đang ươm lên những mầm xanh sự sống, vun đắp niềm tin, hi vọng và hạnh phúc cho cuộc đời.
Tăng cường phòng, chống bệnh truyền nhiễm trong mùa Đông Xuân
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, hiện nay đang trong mùa Đông Xuân, là điều kiện thuận lợi cho các bệnh truyền nhiễm lây lan. Một số bệnh truyền nhiễm đang ghi nhận số mắc gia tăng như sởi, ho gà. Cục Y tế dự phòng, đề nghị các tỉnh, thành phố chủ động phòng chống bệnh truyền nhiễm mùa Đông Xuân.
Chủ động phòng chống rét cho học sinh mầm non
Tỉnh Thanh Hóa đang bước vào đợt rét đậm đầu tiên kể từ đầu mùa đông đến nay, nhiệt độ giảm sâu, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ của người già và trẻ nhỏ. Để đảm bảo sức khỏe học sinh, các trường mầm non trên địa bàn thành phố Thanh Hoá đã chủ động nhiều biện pháp giữ ấm cho trẻ, đảm bảo cho học sinh có thể tham gia đầy đủ các hoạt động học tập, vui chơi tại trường.
Báo động tình trạng rối loạn tâm thần do nghiện game online
Tỷ lệ rối loạn tâm thần do nghiện game đang có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Nhưng điều đáng nói là, chứng bệnh này gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng không kém nghiện chất kích thích, nhưng ít khi được quan tâm do hiểu biết hạn chế của cộng đồng.
Người dân có thể mua thuốc trực tuyến trên VNeID
Là một cấu phần của Sổ sức khỏe điện tử, người dân có thể mua thuốc của nhà thuốc Long Châu từ VNeID. Đây là một tiện giúp người dân có thể chủ động theo dõi lịch sử khám chữa bệnh, đơn thuốc và mua thuốc tập trung trên VNeID.
Không lạm dụng thuốc có chứa Corticoid
Corticoid là nhóm hoạt chất có tác dụng kháng viêm mạnh, chống dị ứng, ức chế miễn dịch. Khi được sử dụng đúng chỉ định, nhóm thuốc này có thể điều trị hiệu quả một số bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu lạm dụng thì tác hại để lại vô cùng lớn.
Bảo đảm cung ứng đủ thuốc, thiết bị y tế cho người bệnh Bảo hiểm y tế
Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Trung tâm mua sắm tập trung thuốc Quốc gia; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Y tế các bộ, ngành; Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc về việc đảm bảo cung ứng thuốc, thiết bị y tế cho người bệnh Bảo hiểm y tế.
Tầm quan trọng của khám mắt định kỳ
Những năm gần đây, nhiều bệnh lý về mắt có xu hướng gia tăng. Đáng lo ngại, nhiều bệnh lý ở mắt thường không biểu hiện triệu chứng ở giai đoạn đầu và diễn ra âm thầm khiến người bệnh dễ dàng bỏ qua mà không biết được những nguy cơ tiềm ẩn. Vì vậy, việc khám mắt định kỳ có ý nghĩa quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề về mắt để có phương án điều trị kịp thời, hiệu quả.
Giữ ấm cơ thể khi trời rét đậm
Miền Bắc đang trải qua đợt không khí lạnh mạnh nhất từ đầu mùa Đông năm 2024. Khu vực Bắc Bộ trời rét, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại; nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh phổ biến từ 14-17 độ C, vùng núi 11-13 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 10 độ C. Khu vực Bắc Trung Bộ trời rét; nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này phổ biến từ 15-18 độ C. Sau đây là một số lưu ý để giữ ấm cơ thể trong những ngày rét đậm.
Cần 80.000 đơn vị máu dự trữ cho cuối năm và Tết Nguyên đán
Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương dự kiến cần khoảng 80.000 đơn vị máu trong tháng 12/2024 và tháng 1/2025. Trong đó, máu nhóm O cần khoảng 50% tổng lượng máu.
Trời rét, gia tăng bệnh nhân đột quỵ
Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, mỗi năm, nước ta có khoảng 200.000 ca đột quỵ, tỷ lệ tử vong khoảng 40%. Đặc biệt, bệnh hay xảy ra vào mùa lạnh, khi thời tiết thay đổi đột ngột. Hiện nay, số người trẻ bị đột quỵ đang có xu hướng tăng. Người trẻ và người trung niên chiếm khoảng 30% tổng ca đột quỵ.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.