Thể lệ cuộc thi sáng tác ca khúc về chủ đề "Tự hào xứ Thanh" năm 2025
Nhằm lan tỏa cuộc thi đến rộng rãi các tác giả chuyên và không chuyên trên cả nước, đồng thời thu hút sự tham gia, hưởng ứng nhiệt tình, nâng cao chất lượng các tác phẩm cũng như chất lượng cuộc thi, Ban tổ chức cuộc thi sáng tác ca khúc về chủ đề "Tự hào xứ Thanh" năm 2025 thông báo thể lệ cuộc thi như sau:
THỂ LỆ
Cuộc thi sáng tác ca khúc về chủ đề “Tự hào xứ Thanh” năm 2025
1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích:
- Thông qua cuộc thi nhằm quảng bá về truyền thống văn hóa, lịch sử, cách mạng, kinh tế-xã hội, nhất là góp phần phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa.
- Động viên, khích lệ cho các tác giả chuyên và không chuyên trên cả nước sáng tác ca khúc mới ca ngợi vùng đất, quê hương, con người Thanh Hóa. Nâng cao chất lượng hoạt động âm nhạc, góp phần xây dựng sự nghiệp văn học nghệ thuật Thanh Hóa.
2. Yêu cầu:
Tổ chức cuộc thi bảo đảm khoa học, chặt chẽ, nghiêm túc, khách quan, đảm bảo đúng chủ đề; có chủ đề; có nhiều tác phẩm âm nhạc chất lượng tốt, có sức lay động, lan tỏa, truyền cảm hứng để Nhân dân thêm yêu mến và tự hào về vùng đất, quêhương, con người tỉnh Thanh.
II. THỂ LỆ CUỘC THI
1. Đối tượng dự thi:
- Các tác giả chuyên nghiệp, không chuyên nghiệp là công dân Việt Nam đang sinh sống trong và ngoài tỉnh có độ tuổi từ 18 tuổi trở lên.
- Thành viên Ban Giám khảo, Ban Tổ chức không tham gia cuộc thi.
2. Chủ đề cuộc thi: “Tự hào xứ Thanh"
Tự hào xứ Thanh là tự hào về vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi đây khôngchỉ là quê hương của nhiều bậc anh hùng, hào kiệt, chí sĩ, văn nhân nổi tiếng như Bà Triệu, Lê Hoàn, Lê Lợi, Lê Văn Hưu, Đào Duy Từ... làm rạng rỡ non sông, xứ sở, mà còn là nơi hội tụ của lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh của đất nước. Dấu tích thuở hồng hoang còn in trên mặt trống đồng gọi tên nền văn minh Đông Sơn rực rỡ, từ khởi nghĩa Ba Đình oanh liệt, can trường đến rực rỡ bài ca Hàm Rồng chiến thắng; từ “cái nôi của văn hóa kháng chiến” trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp đến khát vọng xây dựng Thanh hóa thành “tỉnh kiểu mẫu”, “tứ giác phát triển” trong thời đại vươn mình của dân tộc, điều đó đang từng ngày hiện hữu qua sự thay da đổi thịt của Bỉm Sơn, Sầm Sơn, Nghi Sơn, Lam Sơn.... Lịch sử ấy, văn hóa ấy, sức vóc ấy rất đáng để tự hào, rất đáng để ngợi ca, đáng được lan tỏa sâu rộng.
3. Nội dung tác phẩm dự thi:
- Viết về truyền thống văn hóa, lịch sử cách mạng, cảnh sắc thiên nhiên, các danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; các danh nhân là người xứ Thanh.
- Ca ngợi tiềm năng, thế mạnh, những thành tựu, sự đổi mới và phát triển của của tỉnh Thanh Hóa.
- Khuyến khích các ca khúc sử dụng chất liệu dân ca đặc trưng của xứ Thanh.
Khuyến khích các nhạc sĩ tìm tòi, sáng tạo những ý tưởng mới trong tư duy âm nhạc, ca từ, phương pháp thể hiện và khai thác chất liệu mới.
4. Thể loại: Ca khúc
5. Số lượng tác phẩm: Mỗi tác giả, nhóm tác giả được gửi tối đa 03 tác phẩm.
6. Điều kiện tham gia:
- Tác phẩm tham gia dự thi phải là tác phẩm mới, chưa công bố dưới mọi hình thức; không có tranh chấp về bản quyền. Tác phẩm gửi tham gia cuộc thi "Tự hào xứ Thanh" thì tác giả không gửi tham gia các cuộc thi khác khi cuộc thi "Tự hào xứ Thanh" chưa kết thúc.
7. Quy định về sử dụng tác phẩm tham gia Cuộc thi:
- Ban Tổ chức không trả lại hồ sơ tác phẩm gửi tham gia dự thi.
- Ban Tổ chức sẽ lưu giữ và sử dụng tác phẩm để phục vụ các hoạt động tuyên truyền dưới mọi hình thức mà không phải trả chi phí quyền tác giả, các quyền liên quan khác cho tác giả.
III. HỒ SƠ DỰ THI
1. Hồ sơ dự thi:
- Phiếu đăng ký dự thi theo mẫu của Ban Tổ chức (có mẫu gửi kèm theo Thể lệ).
- 01 bản ký âm có đầy đủ phần nhạc và phần lời (bằng tiếng Việt) rõ ràng trên khổ giấy A4, kèm bản thu âm demo ca khúc chứa trong USB định dạng mp3 (khuyến khích tác giả gửi bản MV).
- Văn bản thỏa thuận của tập thể tác giả ủy quyền cho một tác giả đứng ra đại diện dự thi (nếu tác phẩm dự thi thuộc nhóm tác giả).
*Lưu ý: Đối với với các tác phẩm dự thi gửi qua đường bưu điện, trên phong bì ghi rõ: "Tác phẩm tham gia dự thi Cuộc thi sáng tác ca khúc về chủ đề Tự hào xứ Thanh - năm 2025". Ban Tổ chức không chịu trách nhiệm với các tác phẩm bị thất lạc do gửi qua bưu điện; USB hỏng do quá trình vận chuyển của bưu điện.
2. Thời gian
- Thời gian nhận tác phẩm:
+ Từ tháng 4 năm 2025 đến 16h00 ngày 30 tháng 10 năm 2025.
- Tổng kết và trao giải: Lịch chi tiết sẽ có thông báo sau.
3. Địa chỉ nhận tác phẩm
- Phòng Công tác hội viên – Hội Văn học nghệ thuật Thanh Hóa; Tầng 8 – Trụ sở các đơn vị sự nghiệp tỉnh Thanh Hóa - đường Lý Nam Đế, phường Đông Hương, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
- Liên hệ: Bà Trần Quỳnh Anh - Phòng Công tác hội viên. Điện thoại: 085.8855.868.
IV. THÀNH PHẦN, NGUYÊN TẮC LÀM VIỆC CỦA HỘI ĐỒNG NGHỆ THUẬT
- Hội đồng Giám khảo do Ban Tổ chức mời và ra quyết định thành lập. Thành phần bao gồm các nhạc sĩ Trung ương và địa phương có trình độ chuyên môn cao và có uy tín trong giới âm nhạc cả nước.
- Tác phẩm sẽ trải qua 02 vòng thẩm định: Sơ khảo Chuyên ngành và Chung khảo.
- Các thành viên Hội đồng thẩm định tác phẩm độc lập. Điểm của tác phẩm là điểm trung bình cộng của các thành viên Hội đồng. Tác phẩm được chọn vào Chung khảo tính theo tổng điểm từ cao xuống thấp.
V. CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG
1. Giải Thường:
Căn cứ kết quả của Hội đồng Chung khảo, Ban Tổ chức sẽ lựa chọn 10 tác phẩm xuất sắc nhất để trao giải thưởng, cơ cấu giải thưởng cụ thể như sau:
- 01 giải A, Mỗi giải trị giá 50.000.000 đồng (Năm mười triệu đồng);
- 02 giải B, Mỗi giải trị giá 20.000.000 đồng (Hai mười triệu đồng).
- 03 giải C, Mỗi giải trị giá 10.000.000 đồng (Mười triệu đồng):
- 04 giải Khuyến khích, mỗi giải 5 triệu đồng (Năm triệu đồng).
(Căn cứ chất lượng tổng thể các tác phẩm dự thi, Ban Tổ chức có thể thay đổi cơ cấu, số lượng giải thưởng).
2. Về hình thức khen thưởng:
- Đối với các tác giả, tác phẩm đạt giải: Tặng tiền thưởng và Giấy chứng nhận Giải thưởng đối với tác phẩm đạt Giải A, B, C, Khuyến khích.
- Tác phẩm tham dự Cuộc thi nếu vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ, các quy định của Nhà nước có liên quan và vi phạm các quy định của Thể lệ, Ban Tổ chức sẽ thu hồi giải thưởng, thông báo cơ quan chức năng để giải quyết theo quy định của pháp luật hiện hành.


Du lịch Thanh Hóa và bài toán thu hút khách quốc tế
6 tháng đầu năm 2025, Thanh Hóa đón trên 307.000 lượt khách quốc tế, tăng gần 18% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, con số này chỉ chiếm hơn 2,9% tổng lượt khách - một tỷ lệ còn quá khiêm tốn so với tiềm năng và những nỗ lực mà ngành Du lịch đã và đang triển khai.

Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước
Chiều ngày 7/7, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá tổ chức hội nghị tổng kết các phong trào thi đua yêu nước, giai đoạn 2020-2025; triển khai phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2025-2030.

Thành lập Ban Quản lý Di tích lịch sử - Danh lam thắng cảnh quốc gia Địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu
Ngày 7/7, tại xã Tân Ninh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Lễ công bố Quyết định thành lập Ban Quản lý Di tích lịch sử - Danh lam thắng cảnh quốc gia Địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu.

Mùa sen thành cổ
Những ngày này, du khách đến tham quan Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ (xã Tây Đô, tỉnh Thanh Hóa) sẽ được chiêm ngưỡng sắc sen bung nở trong khu vực nội thành, tạo nên khung cảnh bình yên, thơ mộng trên vùng đất Tây Đô.

Du lịch Thanh Hoá nỗ lực để thu hút khách quốc tế
Trong 6 tháng đầu năm 2025, Thanh Hoá đón hơn 10,5 triệu lượt khách, trong đó 307.000 lượt là khách quốc tế – tăng gần 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này cho thấy Thanh Hóa đang dần là điểm đến có chiều sâu di sản và văn hoá. Nắm bắt xu hướng này, các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đã có nhiều nỗ lực để thu hút cũng như đáp ứng yêu cầu đón khách quốc tế.

Bản tin Văn hóa 4/7/2025
Bản tin Văn hóa 4/7/2025 có những nội dung chính sau: - Nghệ sĩ Việt duy nhất hát tại 3 lễ hội nhạc châu Âu - Lộ diện 2 đội thi xuất sắc nhất vào chung kết DIFF 2025 - 60 năm chặng đường âm nhạc

Thanh Hoá hướng tới xây dựng các sản phẩm: “Một điểm chạm - đa trải nghiệm”
Để du lịch không chỉ là cuộc hành trình của tham quan, nghỉ dưỡng, nhiều điểm đến trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã và đang hướng du khách tới “Một điểm chạm - đa trải nghiệm”. Những “điểm chạm” kết nối câu chuyện văn hóa - thiên nhiên - con người, hình thành nên chuỗi trải nghiệm liên kết phong phú, mang đậm dấu ấn.

Gần 15.000 khán giả Phenikaa "cháy hết mình" trong "cơn bão sắc màu" COLORSTORM 2025
Tối 29/6, gần 15.000 khán giả đã cùng “cháy hết mình” tại Quảng trường sự kiện Đại học Phenikaa trong lễ hội âm nhạc hoành tráng COLORSTORM 2025 – Cơn bão sắc màu. Không chỉ là bữa tiệc âm thanh – ánh sáng rực rỡ, sự kiện còn đánh dấu một bước ngoặt lịch sử của Nhà trường: chính thức trở thành Đại học Phenikaa – đại học tư thục đầu tiên tại miền Bắc, đồng thời là đại học trẻ nhất Việt Nam theo Quyết định số 775/QĐ-TTg ngày 15/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ.

Nâng tầm các sự kiện văn hóa - du lịch xứ Thanh
Hiện nay, các sự kiện văn hóa - du lịch tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ngày càng được quan tâm đầu tư cả về chiều sâu nội dung và hình thức. Không chỉ dừng lại ở những chương trình nghệ thuật đặc sắc, được dàn dựng công phu, các hoạt động trong khuôn khổ sự kiện ngày càng đa dạng, quảng bá sâu rộng hình ảnh về đất và người xứ Thanh.

Bản tin Văn hóa 30/6/2025
Bản tin Văn hóa 30/6/2025 có những nội dung chính sau: - UNESCO cam kết đồng hành cùng Việt Nam trong bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa - Sắp hoàn thành Cung Văn hóa Thiếu nhi và Trung tâm Thể dục thể thao TP. Thanh Hóa - Dệt thổ cẩm - dệt hồn văn hóa nơi non cao
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.