ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Thêm nhiều mô hình du lịch mới của các dân tộc thiểu số

Đến hết năm 2020, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTTDL) sẽ phối hợp triển khai nhiều mô hình bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch trong xây dựng nông thôn mới trên toàn quốc.

15/11/2020 14:19
Ảnh minh họa. Nguồn internet

Bộ VHTT&DL vừa có Kế hoạch "Bảo tồn và phát huy nghề thủ công truyền thống của dân tộc La Chí, Pà Thẻn gắn với phát triển du lịch" năm 2020.

Kế hoạch gồm 2 nhiệm vụ chính là xây dựng mô hình "Bảo tồn và phát huy nghề thủ công truyền thống của dân tộc La Chí gắn với phát triển du lịch" tại tỉnh Hà Giang và mô hình "Bảo tồn và phát huy nghề thêu, dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc Pà Thẻn gắn với phát triển du lịch" tại tỉnh Tuyên Quang.

Trong đó, mô hình "Bảo tồn và phát huy nghề thủ công truyền thống của dân tộc La Chí gắn với phát triển du lịch" tại tỉnh Hà Giang sẽ triển khai tại huyện Quang Bình, với các nội dung: Khảo sát, lựa chọn địa điểm, nghề thủ công truyền thống của dân tộc La Chí để tổ chức lớp truyền dạy bảo tồn và phát huy nghề thủ công truyền thống của dân tộc La Chí; Tổ chức lớp truyền dạy nghề thủ công truyền thống của dân tộc La Chí phục vụ công tác bảo tồn, xây dựng sản phẩm phát triển du lịch; Hỗ trợ nguyên liệu, khung dệt, công cụ cho một số hộ gia đình tham gia mô hình trưng bày, trình diễn giới thiệu sản phẩm thủ công truyền thống của dân tộc La Chí phục vụ phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương.

Mô hình "Bảo tồn và phát huy nghề thêu, dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc Pà Thẻn gắn với phát triển du lịch" tại tỉnh Tuyên Quang sẽ triển khai tại huyện Lâm Bình, với các nội dung: Tổ chức khảo sát, lựa chọn địa điểm mở lớp truyền dạy, bảo tồn và phát huy nghề thêu, dệt thổ cẩm của dân tộc Pà Thẻn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; Tổ chức lớp truyền dạy nghề dệt, thêu thổ cẩm của dân tộc Pà Thẻn phục vụ công tác bảo tồn, xây dựng sản phẩm phát triển du lịch; Hỗ trợ nguyên liệu, khung dệt, công cụ cho một số hộ gia đình tham gia mô hình bảo tồn, trưng bày, trình diễn giới thiệu sản phẩm dệt thủ công truyền thống của dân tộc Pà Thẻn phục vụ phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương.

Cùng với đó, Bộ cũng sẽ tổ chức xây dựng mô hình Câu Lạc bộ Cồng chiêng dân tộc K’ho gắn với bảo tồn, phát huy phục vụ phát triển du lịch trong phong trào xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Lâm Đồng.

Việc tổ chức các hoạt động bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số và mô hình Câu Lạc bộ Cồng chiêng dân tộc K’ho nhằm tạo nên phong trào văn hóa, văn nghệ vui tươi, lành mạnh, loại bỏ những hủ tục lạc hậu, tăng cường tinh thần đoàn kết cộng đồng, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển đất nước. Đồng thời  phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư của nhà nước, xã hội và cộng đồng vào công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp dân tộc K’ho tỉnh Lâm Đồng gắn với phát triển du lịch cộng đồng nhằm tạo ra nguồn thu nhập cho người dân và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại địa phương…

Tại huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang, mô hình bảo tồn thêu, dệt thổ cẩm của người Dao Đỏ gắn với bảo tồn, phát huy xây dựng sản phẩm phục vụ phát triển du lịch trong phong trào xây dựng nông thôn mới cũng đang được triển khai với sự tham gia của 90 học viên là người dân tộc Dao sinh sống trên địa bàn huyện.

Với sự hỗ trợ của Bộ VHTT&DL về trang thiết bị, vật dụng, nguyên liệu phục vụ xây dựng mô hình bảo tồn thêu, dệt thổ cẩm của người Dao Đỏ, huyện Hoàng Su Phì, Hà Giang tổ chức cho các nghệ nhân truyền dạy và thực hành thêu, dệt thổ cẩm cho lớp trẻ giữ được những vốn quý của nghề. Từ đó động viên, khích lệ người dân tích cực tham gia vào hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân gắn với phát triển du lịch, đồng thời nhân rộng các mô hình hiệu quả tới bà con dân tộc Dao Đỏ trên địa bàn trong phong trào xây dựng nông thôn mới.

Bên cạnh đó, một số mô hình đang và sẽ được triển khai từ nay đến cuối năm gồm: Bảo tồn, phát huy lễ hội truyền thống dân tộc Hà Nhì phục vụ phát triển du lịch trong phong trào xây dựng nông thôn mới tại tỉnh huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai; Câu lạc bộ Văn hóa dân tộc Mường trong phong trào xây dựng nông thôn mới tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ; Chế tác và trình diễn đàn tính dân tộc Thái gắn với bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống trong phong trào xây dựng nông thôn mới tại huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu; Bảo tồn, phát huy nghệ thuật “múa xòe, múa sạp” dân tộc Thái trong phong trào xây dựng nông thôn mới tại tỉnh huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên; Câu Lạc bộ hát dân ca Thái phục vụ phát triển du lịch trong phong trào xây dựng nông thôn mới tại huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An; Đan lát truyền thống của người Khmer trong phong trào xây dựng nông thôn mới tại huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước…

Việc xây dựng, nhân rộng các mô hình hiệu quả về bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của từng vùng, miền, dân tộc trong xây dựng nông thôn mới nhằm tăng cường tinh thần đoàn kết cộng đồng, xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ đổi mới, hội nhập, phát triển đất nước.

Cổng Thông tin điện tử Chính phủ


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Người phụ nữ giữ lửa văn hóa Thái ở vùng cao Thường Xuân

Người phụ nữ giữ lửa văn hóa Thái ở vùng cao Thường Xuân

17:04 , 08/05/2025

Tại bản Bèn, thôn Liên Sơn, xã Xuân Lẹ, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa), tiếng khung cửi rộn ràng trong một không gian nhỏ ấm áp, nơi những người phụ nữ Thái cần mẫn bên khung dệt, trao truyền từng nét hoa văn thổ cẩm, như kể lại câu chuyện bản làng bằng sắc màu những sợi chỉ. Đó là Tổ dệt thổ cẩm truyền thống mang tên “Táy Dó”, thành quả từ sự đồng lòng của cả cộng đồng, và đặc biệt là tâm huyết của người sáng lập. Đó là chị Vi Thị Luyến - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Xuân Lẹ - người đã âm thầm “giữ lửa” cho nghề xưa giữa cuộc sống hiện đại.

Chốn thơ mộng giữa lòng Hao Hao

Chốn thơ mộng giữa lòng Hao Hao

17:00 , 08/05/2025

Nằm nép mình bên hồ Hao Hao rộng lớn, hiền hoà, quanh năm xanh biếc một màu, không bao giờ vơi cạn, khu du lịch sinh thái Hao Hao Green Pine Hill là một điểm đến mới tại thị xã Nghi Sơn.

Việt Nam có 2 địa điểm lọt danh sách điểm đến đẹp nhất thế giới năm 2025

Việt Nam có 2 địa điểm lọt danh sách điểm đến đẹp nhất thế giới năm 2025

07:36 , 08/05/2025

Theo Danh sách do Tạp chí Time Out của Anh vừa công bố, Việt Nam có hai điểm đến du lịch là Hà Giang và Hội An lọt vào top 44 điểm đến đẹp nhất thế giới năm 2025, được đánh giá bởi những du khách giàu kinh nghiệm.

Những người “giữ lửa” văn hóa dân tộc Dao

Những người “giữ lửa” văn hóa dân tộc Dao

20:07 , 07/05/2025

Giữa nhịp sống hiện đại, vẫn có những con người lặng lẽ, bền bỉ giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, từ trang phục đến tiếng nói, chữ viết. Đó là cộng đồng người Dao tại huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. Họ đang góp phần làm nên sức sống mãnh liệt của một nền văn hóa đang đứng trước không ít thử thách.

Cả nước đón 10,5 triệu lượt khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Cả nước đón 10,5 triệu lượt khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

14:29 , 06/05/2025

Cục Du lịch Quốc gia (Bộ Văn hóa) cho biết, trong 5 ngày nghỉ lễ từ ngày 30/4 đến ngày 4/5, ngành Du lịch cả nước ước phục vụ khoảng 10,5 triệu lượt khách, tăng 31,2% so với cùng kỳ năm 2024, trong đó có khoảng 6,5 triệu lượt khách có lưu trú.

Thành Nhà Hồ - giữ gìn “bức thông điệp” văn hóa cho muôn đời

Thành Nhà Hồ - giữ gìn “bức thông điệp” văn hóa cho muôn đời

14:17 , 05/05/2025

Thành nhà Hồ - công trình kiến trúc đá cổ, một kiệt tác thể hiện tài năng, trí tuệ siêu phàm của người Việt, chứa đựng biết bao điều bí ẩn và những huyền tích. Không chỉ là niềm tự hào của người dân xứ Thanh, Thành nhà Hồ còn là một trong những đại diện tiêu biểu cho bản sắc văn hóa và tinh hoa trí tuệ người Việt trên “bản đồ văn hóa” nhân loại. Để rồi, qua mỗi thế hệ, cùng với sự ngưỡng vọng và tinh thần ngợi ca, là câu chuyện về trách nhiệm gìn giữ, trao truyền di sản ấy cho muôn đời...

Huyện Hoằng Hóa tăng cường quảng bá du lịch qua các nền tảng số

Huyện Hoằng Hóa tăng cường quảng bá du lịch qua các nền tảng số

20:22 , 04/05/2025

Huyện Hoằng Hóa vừa đưa vào hoạt động website Du lịch Hoằng Hoá - Thanh Hoá tại địa chỉ https://dulichhoanghoa.vn đem lại nhiều tiện ích cho doanh nghiệp, người dân và du khách.

Thành phố Sầm Sơn  đảm bảo an toàn cho du khách.

Thành phố Sầm Sơn đảm bảo an toàn cho du khách.

20:05 , 04/05/2025

Đô thị du lịch biển Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá hấp dẫn du khách không chỉ bởi bãi biển đẹp, cơ sở hạ tầng hiện đại, sản phẩm, dịch vụ đa dạng… mà còn bởi môi trường du lịch ngày càng an toàn, thân thiện. Cấp uỷ, chính quyền, các lực lượng chức năng đã và đang không ngừng nỗ lực vì một Sầm Sơn ngày càng đẹp hơn trong lòng du khách.

Chiều ngang qua phố

Chiều ngang qua phố

15:08 , 04/05/2025

Có một mùa hạ rất xanh, trong lành nơi ánh mắt. Đó là những buổi chiều mùa hạ về ngang qua thành phố mà nắng chưa đủ gắt gỏng, và mưa cũng chẳng thể dữ dội, ồn ào… Mỗi con đường, góc phố nơi đây đều mang những nét đẹp rất riêng của chiều tháng 5 yên lành, dịu mát.

Tăng cường quản lý thị trường tại các khu du lịch biển

Tăng cường quản lý thị trường tại các khu du lịch biển

20:27 , 03/05/2025

Thanh Hoá đang bước vào cao điểm mùa du lịch biển 2025, kéo theo đó là nhu cầu mua sắm, sử dụng các dịch vụ, hàng hoá tại các khu, điểm du lịch tăng cao. Nhằm tạo dựng môi trường du lịch văn minh, an toàn, các ngành chức năng, các địa phương trên địa bàn tỉnh đang triển khai nhiều giải pháp tăng cường quản lý thị trường, bình ổn giá, ngăn chặn các hành vi chèo kéo, ép khách.