Thí điểm bảo lãnh thông quan đối với hàng xuất nhập khẩu
Bộ Tài chính đang dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thực hiện thí điểm cơ chế bảo lãnh thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh. Theo đó, dự thảo đề xuất việc thí điểm được thực hiện trong 4 năm (2021-2024).
Nguyên tắc thực hiện thí điểm cơ chế này, Bộ Tài chính cho biết là nhằm đảm bảo tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa và phù hợp với thông lệ quốc tế.
![]() |
Về phạm vi thực hiện, dự thảo nghị quyết quy định thực hiện thí điểm bảo lãnh thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh thuộc các trường hợp sau: Hàng xuất khẩu, nhập khẩu phải nộp đủ thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng; Hàng nhập khẩu thuộc diện phải kiểm tra nhà nước về chất lượng; Hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất trong thời hạn được phép lưu giữ tại Việt Nam...
Dự thảo cũng nêu rõ về thời hạn bảo lãnh thông quan. Theo đó, đối với hàng xuất nhập khẩu phải nộp đủ thuế trước khi thông quan thì: Thời hạn bảo lãnh thông quan tối đa là 30 ngày kể từ ngày doanh nghiệp đăng ký tờ khai. Quá thời hạn bảo lãnh mà người được bảo lãnh chưa nộp đủ tiền thuế thì doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm nộp đủ số tiền thuế và tiền chậm nộp nếu có thay cho người được bảo lãnh.
Đối với hàng hóa thuộc diện phải kiểm tra nhà nước về chất lượng, nhưng tại thời điểm thông quan, người khai hải quan chưa nộp đủ kết quả kiểm tra hoặc thông báo miễn kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành, thời gian bảo lãnh là 90 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu.
Về số tiền bảo lãnh thông quan, dự thảo nêu rõ: Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh thì số tiền được bảo lãnh tương ứng với 110% số tiền thuế các loại mà người khai hải quan phải nộp cho cơ quan hải quan.
Bảo lãnh thông quan là một hình thức cam kết đảm bảo thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế và các khoản phải nộp đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh của doanh nghiệp bảo hiểm với cơ quan hải quan thay cho người được bảo lãnh khi người được bảo lãnh chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế hoặc vi phạm các quy định của pháp luật về hải quan.
Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt 3.668 tỷ đồng
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa, 6 tháng đầu năm 2025, giá trị sản xuất đạt trên 3.600 tỷ đồng, tăng 5,2% so với cùng kỳ.

Mua hàng trên 5 triệu đồng phải chuyển khoản
Từ đầu tháng 7/2025, Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng chính thức có hiệu lực. Theo đó, để được khấu trừ thuế giá trị gia tăng (VAT) đầu vào, cơ sở kinh doanh phải có hóa đơn giá trị gia tăng và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt với hàng hóa, dịch vụ mua vào từ 5 triệu đồng đã bao gồm VAT.

Ứng dụng công nghệ – nâng tầm nông sản sạch
Trước yêu cầu chất lượng nông sản ngày càng cao, việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp đang trở thành xu hướng tất yếu. Thời gian gần đây, nhiều hợp tác xã, hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chủ động đầu tư ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và đáp ứng tốt yêu cầu thị trường.

Ngành Thuế đổi mới mô hình tổ chức, hỗ trợ người nộp thuế
Hiện cơ cấu tổ chức mới của cơ quan thuế bao gồm 34 Thuế tỉnh, thành phố; 350 đơn vị Thuế cơ sở đồng bộ với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Mô hình này cho phép cơ quan thuế hoạt động gắn chặt với chính quyền địa phương, bao quát toàn bộ nguồn thu, tăng tính chủ động cho ngân sách địa phương.

Giải ngân vốn đầu tư công đạt 29,6% kế hoạch
Bộ Tài chính cho biết, ước giải ngân vốn đầu tư công của cả nước từ đầu năm đến ngày 30/6/2025 là trên 268.000 tỷ đồng, đạt 29,6% kế hoạch giao.

Linh hoạt ứng phó trước biến động thương mại
Thời gian qua, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tận dụng khoảng thời gian vàng 90 ngày Mỹ tạm hoãn thuế đối ứng để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa. Đồng thời linh hoạt, chủ động đa dạng hóa thị trường nhằm giữ nhịp sản xuất, xuất khẩu ổn định.

Hợp tác xã tích tụ ruộng đất, phát triển nông nghiệp hàng hóa
Thanh Hóa hiện có hơn 800 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, trong đó có khoảng 200 hợp tác xã chủ động tích tụ tập trung ruộng đất, ứng công nghệ cao, sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Hoạt động của các hợp tác xã đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn.

Đưa sản phẩm truyền thống xuất ngoại
Thanh Hóa có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng như chiếu cói, mây tre đan, dệt thổ cẩm, bánh gai, nước mắm, nem chua. Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, tỉnh Thanh Hóa đang từng bước xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm truyền thống, ban hành nhiều chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề và đưa sản phẩm truyền thống vươn xa.

Nguyên nhân hóa đơn tiền điện tháng 6/2025
Tháng 6 vừa qua, nhu cầu sử dụng điện của đa số các hộ đều tăng cao khiến số tiền phải nộp cũng tăng trông thấy. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.

Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với trường hợp đăng ký biến động trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Sở Nông nghiệp và Môi trường thông báo về thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động như sau:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.