Thí điểm hỗ trợ doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan
Ngày 15/7, Tổng cục Hải quan đã ban hành Quyết định số 1399/QĐ-TCHQ về việc Ban hành Chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan với mục tiêu tạo thuận lợi thương mại, giảm chi phí cho doanh nghiệp (DN), giảm tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa xuất nhập khẩu, khắc phục khó khăn, vướng mắc trong thực hiện thủ tục hải quan, thiết lập quan hệ đối tác tin cậy giữa cơ quan hải quan và doanh nghiệp.
Trong quá trình xây dựng Chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích DN tuân thủ pháp luật hải quan, Tổng cục Hải quan đã nghiên cứu chuẩn mực trụ cột Hải quan-Doanh nghiệp (Khung tiêu chuẩn SAFE) và khuyến nghị của chuyên gia thuộc Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID). Đồng thời, nghiên cứu kinh nghiệm của Hải quan các nước như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Australia, Indonesia, Ấn Độ... để áp dụng xây dựng thí điểm hỗ trợ DN tuân thủ pháp luật.
Theo mô hình tuân thủ của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO), việc đánh giá tuân thủ DN được phân làm 4 nhóm tương ứng với các cơ chế quản lý phù hợp mà cơ quan Hải quan được khuyến nghị áp dụng. Đó là, nhóm DN tuân thủ (áp dụng biện pháp khuyến khích tuân thủ); nhóm DN tuân thủ nếu được hỗ trợ (áp dụng biện pháp hỗ trợ tuân thủ); nhóm doanh nghiêp tuân thủ khi có cơ hội (áp dụng biện pháp giáo dục và kiểm soát) và nhóm DN không tuân thủ (áp dụng biện pháp kiểm soát chặt chẽ).
Trên cơ sở nghiên cứu khuyến nghị của WCO, để DN tự nguyên tuân thủ pháp luật, tự nguyện phòng tránh vi phạm không mong muốn, cơ quan Hải quan các quốc gia đã xây dựng các Chương trình hỗ trợ, giúp DN đạt được và duy trì mức độ tuân thủ cao, từ đó được hưởng chính sách ưu đãi, tạo thuận lợi của cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, cơ quan Hải quan căn cứ vào tình hình phát triển của từng quốc gia, các chương trình này cũng hướng đến mục tiêu đưa DN trở thành đối tác, hợp tác tin cậy của cơ quan Hải quan, cũng như giúp cơ quan Hải quan thực hiện chức năng quản lý hoạt động XNK và phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm pháp luật hải quan hiệu quả hơn.
Tại Việt Nam, mức độ tuân thủ DN là cơ sở quan trọng cho cơ quan Hải quan áp dụng các chính sách ưu đãi, tạo thuận lợi trong thủ tục hải quan, đồng thời là yếu tố thiết yếu cho việc áp dụng quản lý rủi ro, quyết định phân luồng kiểm tra hàng hóa của cơ quan Hải quan.
Ngày 15/7/2022, Tổng cục Hải quan đã ban hành Quyết định số 1399/QĐ-TCHQ về việc ban hành Chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích DN tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan. Chương trình được thực hiện theo 2 giai đoạn: (i) Giai đoạn thí điểm: Thực hiện trong thời gian 2 năm kể từ khi ban hành, kết thúc giai đoạn thí điểm sẽ tổng kết thí điểm để đo lường, đánh giá và sửa đổi, bổ sung Chương trình để phù hợp với yêu cầu thực tế. (ii) Giai đoạn triển khai chính thức: Triển khai sau khi kết thúc giai đoạn thí điểm, tổ chức sơ kết 1 năm/1 lần, sau 5 năm Chương trình tổ chức tổng kết đo lường, đánh giá kết quả việc thực hiện các mục tiêu Chương trình và phương hướng triển khai trong giai đoạn tiếp theo.
Cụ thể, Tổng cục Hải quan đặt ra yêu cầu, sau 2 năm triển khai sẽ có 100% DN tham gia Chương trình không bị xử lý về các hành vi vi phạm pháp luật hải quan thuộc Phụ lục VI Thông tư 81, được đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật ở mức 2 (tuân thủ cao), mức 3 (tuân thủ trung bình).
Đồng thời, các dữ liệu, chỉ tiêu thông tin liên quan đến hoạt động quản lý, theo dõi, báo cáo thực hiện Chương trình cũng như các hoạt động tương tác với DN tham gia Chương trình cơ bản được thực hiện trên nền tảng số, đáp ứng các yêu cầu chuyển đổi số công tác nghiệp vụ của ngành Hải quan (theo Quyết định số 707/QĐ-TCHQ về phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan đến năm 2025 định hướng đến năm 2030). Và sau 5 năm thực hiện Chương trình, thông qua các hoạt động hỗ trợ và việc tự nguyện tuân thủ của DN, phấn đấu tăng tỷ lệ DN tuân thủ mức 2, mức 3 đạt trên 20% tổng số DN hoạt động XNK.
DN tham gia sẽ được cơ quan Hải quan tạo thuận lợi, hỗ trợ, hướng dẫn miễn phí về các nội dung liên quan đến lĩnh vực áp dụng quản lý rui ro, tuân thủ pháp luật hải quan và thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa XNK, quá cảnh.
Cụ thể, DN tham gia được cơ quan Hải quan hỗ trợ, hướng dẫn miễn phí theo các cam kết tại biên bản ghi nhớ đối với DN khi có yêu cầu; được cơ quan Hải quan ghi nhận tư cách thành viên, quá trình tham gia trên hồ sơ DN và các hệ thống nghiệp vụ của cơ quan Hải quan để đảm bảo việc thực hiện các hoạt động hỗ trợ kịp thời, hiệu quả, đúng đối tượng. Đồng thời, DN cũng được cơ quan Hải quan phân công, bố trí công chức, chuyên gia nghiệp vụ hải quan các cấp trực tiếp hỗ trợ, tư vấn liên lạc giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan …
Theo ông Khuất Thành Trung, đại diện Cục Quản lý rủi ro, trong giai đoạn đầu triển khai Chương trình thí điểm, cơ quan Hải quan sẽ tập trung vào nhóm DN hoạt động xuất nhập khẩu thuộc lĩnh vực gia công, sản xuất xuất khẩu tại 6 Cục Hải quan gồm Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai nhằm đồng hành, hỗ trợ DN phục hồi sản xuất sau đại dịch, sau đó sẽ triển khai mở rộng đến tất cả các đối tượng DN.
Theo Báo Nhân dân
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm
Công an thành phố Thanh Hóa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán pháo nổ
Sau một thời gian theo dõi và lập án đấu tranh, Công an thành phố Thanh Hóa đã triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán pháo nổ từ các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên và Hải Phòng về Thanh Hóa tiêu thụ, bắt giữ 5 đối tượng, thu giữ 115kg pháo các loại cùng nhiều dụng cụ để sản xuất pháo nổ trái phép.
Khởi tố 16 bị can liên quan đến trục lợi tiền bảo hiểm
Sau một thời gian theo dõi và lập án đấu tranh, mới đây Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Như Xuân đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 16 đối tượng về các tội: “Gian lận trong kinh doanh bảo hiểm”; “Lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”…
Phòng ngừa nguy cơ mất an ninh trật tự từ hoạt động hụi, họ, biêu, phường
Hụi, họ, biêu, phường là hình thức huy động vốn khá phổ biến trong người dân hiện nay. Tuy nhiên đây cũng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người tham gia; thậm chí là có nguy cơ bị biến tướng thành lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá thời gian qua đã xảy ra một số vụ vỡ hụi lớn, gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự.
Thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự của Công ty TNHH Security 24
Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh Thanh Hóa vừa ra quyết định thu hồi không thời hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự của Công ty TNHH Security 24 (địa chỉ trụ sở tại số 238 Nguyễn Duy Hiệu, phường Đông Hương, thành phố Thanh Hóa) do ông Trịnh Đình Khoa, sinh năm 1973 ở thị trấn Quý Lộc, huyện Yên Định đứng tên làm Giám đốc.
Triệt phá đường dây lừa đảo dưới hình thức bán thuốc chữa bệnh
Công an thị xã Nghi Sơn vừa triệt phá đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới hình thức bán thuốc chữa bệnh do Nguyễn Văn Anh, sinh năm 1997 ở phường Hải Thượng, thị xã Nghi Sơn cầm đầu.
Công an Hoằng Hóa: Ra quân thực hiện đợt cao điểm trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025
Sáng 15/12, Công an huyện Hoằng Hóa tổ chức Lễ ra quân đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
Công an huyện Triệu Sơn triển khai cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán 2025
Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công an và Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá, từ ngày 15/12/2024 đến ngày 14/2/2025, cùng với các địa phương trong tỉnh, Công an huyện Triệu Sơn mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Cảnh báo tình trạng trộm cắp tài sản dịp cuối năm
Theo nhận định của cơ quan Công an, từ nay đến hết Tết Nguyên đán 2025, tình hình tội phạm trộm cắp tài sản sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp với phương thức, thủ đoạn hoạt động tinh vi, liều lĩnh hơn.
Khởi tố, bắt tạm giam 3 đối tượng “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”
Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thanh Hóa vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 3 đối tượng có hành vi “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”, gồm: Nguyễn Văn Quân, sinh năm 1991 ở huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa; Phan Văn Lợi, sinh năm 1989 ở huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu và Trần Quốc Tuấn, sinh năm 2001 ở Quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh.
Công an huyện Bá Thước bắt đối tượng mua bán trái phép chất ma túy
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Bá Thước đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với đối tượng có hành vi mua bán trái phép chất ma tuý trên địa bàn.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.