Đường dây nóng: 0237 3721150

Thi online, trực tuyến cũng rất "căng" sinh viên khó quay cóp, mở tài liệu

Ngồi tại nhà thi kết thúc học phần bằng hình thức thi online, trực tuyến nhưng với nhiều sinh viên cũng không dễ để có thể quay cóp, mở tài liệu bởi luôn được giám sát bởi máy ghi hình, ghi âm.

02/11/2021 09:58

Thi tại nhà nhưng có camera giám sát

Các trường đại học đều dạy online nên sinh viên thi kết thúc học phần, học kỳ cũng bằng hình thức trực tuyến và nhiều thí sinh đã chia sẻ cũng chịu "áp lực"  không thua gì thi tại lớp.

Thi online, trực tuyến cũng rất căng sinh viên khó quay cóp, mở tài liệu - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Nhiều trường ĐH quy định sinh viên thi online máy phải có camera và micro (ảnh internet).

Mới đây Ngô Minh Quân, sinh viên trường ĐH Luật TPHCM đã khiến cộng đồng mạng xã hội chú ý bởi treo tấm biển thông báo lịch thi online của mình trước cửa nhà. 

Đặt thông báo này của sinh viên là do quy định của nhà trường khi thi online phải bật camera, để micro trong suốt quá trình thi để giám thị theo dõi. Ở nhà không có phòng riêng để học nên chàng trai này lo các tạp âm khác từ bên ngoài vọng vào làm ảnh hưởng phòng thi nên quyết định làm biển thông báo lịch thi để hàng xóm thông cảm hỗ trợ mình.

Còn Nguyễn Ngọc Minh (tên nhân vật thay đổi), sinh viên năm 2 trường ĐH Tôn Đức Thắng cho biết vừa hoàn thành thi kết thúc học phần các môn học bằng hình thức trắc nghiệm thông qua ứng dụng Quilgo. Dù cách thi này có phần thoải mái hơn bởi không lo sự giám sát của giám thị nhưng yêu cầu sinh viên phải nghiêm túc thi cử, không dễ để sinh viên học "lơ mơ" có thể gian lận.

"Khi mở ứng dụng này làm bài thì sẽ có một khung ghi hình lại quá trình làm bài, bên cạnh đó kèm đồng hồ đếm thời gian phải nộp bài. Một số môn thi sẽ cho mở tài liệu giấy nhưng nhiều môn sẽ không bởi ứng dụng ghi hình sẽ thống kê số lần người thi nhìn ra ngoài, khó có thể gian lận được", Ngọc Minh kể.

Theo quy định của trường ĐH Tôn Đức Thắng đối với trường hợp thi trên phần mềm Quilgo, sinh viên phải thao tác đúng chọn vào mục cho phép chia sẻ màn hình trên máy tính và khuôn mặt, nếu thiếu những yếu tố này thì bài thi sẽ không được công nhận. Ngoài ra, sinh viên tuyệt đối không được đeo tai nghe trong suốt quá trình thi nếu vi phạm bài thi sẽ bị điểm 0.

Tương tự, trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TPHCM cũng quy định sinh viên dự thi tự luận, trắc nghiệm trực tuyến phải kết nối mạng kèm theo có camera, micro đảm bảo giữ được hình ảnh và âm thanh của người thi suốt quá trình thi. Trong quá trình làm bài, phải luôn đảm bảo camera đang mở và bao quát được toàn bộ hình ảnh sinh viên đang ngồi làm bài và loa máy tính cũng phải bật suốt quá trình thi đó.

Còn tại trường ĐH Sài Gòn, các sinh viên cũng cho biết khi thi giảng viên cung cấp đề thi cho sinh viên qua SGU Moodle và nộp bài cũng qua hệ thống này. Quá trình thi đều được ghi hình, ghi âm đầy đủ.

Trường đại học trấn an sinh viên khi thi online

Đại diện trường ĐH Sài Gòn cho biết trong thông tư 2077 của Bộ GD&ĐT có hướng dẫn cách học và kiểm tra trực tuyến sao cho an toàn, công bằng không yêu cầu ghi hình, ghi âm nhưng trường vẫn thực hiện điều này đối với tất cả các hình thức thi để sau này có cơ sở để hậu kiểm.

Thi online, trực tuyến cũng rất căng sinh viên khó quay cóp, mở tài liệu - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

Sinh viên một trường ĐH thi trực tuyến (ảnh minh họa: ĐH Công nghệ GTVT).

"Ở trường các cách thức thi kết thúc học phần gồm làm bài tập lớn, báo cáo tiểu luận đều kèm theo hình thức vấn đáp. Quá trình thi đều được ghi âm, ghi hình lại để giám sát giảng viên có làm đúng quy định hay không cũng như hạn chế tình trạng sinh viên viết bài của bạn. Nhà trường áp dụng như thế vì muốn nâng cao chất lượng giảng dạy dù là hình thức trực tuyến", vị đại diện trường ĐH Sài Gòn chia sẻ.

Phía trường ĐH Luật TPHCM cho biết sau nhiều lần thảo luận và tiến hành khảo sát nhà trường đã quyết định tổ chức thi kết thúc học phần học kỳ 2 năm học 2020-2021 bằng hình thức trực tuyến. Lần đầu tiên tổ chức thi hình thức này nhưng nhà trường vẫn khẳng định thực hiện kỳ thi chất lượng, đảm bảo an toàn và nghiêm túc. Thấu hiểu được sự lo lắng của sinh viên khi tiếp cận hình thức thi mới, trường tổ chức 4 buổi livestream tư vấn, hướng dẫn và giải đáp từng thắc mắc của sinh viên.

ThS. Lê Văn Hiển, Phó trưởng phòng Phụ trách Phòng Đào tạo trường ĐH Luật TPHCM đã trấn an sinh viên rằng trong quá trình thi nên bình tĩnh để đạt kết quả tốt, nếu quá lo lắng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, không thể sáng suốt làm bài. Bên cạnh đó ông lưu ý sinh viên phải tuyệt đối tuân thủ các quy định trong lúc làm bài, tuyệt đối không có các hành vi gian lận trong thi cử, nếu vi phạm tùy thuộc mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy chế.

Còn theo PGS.TS Nguyễn Trường Thịnh, phụ trách Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM, do tình hình dịch bệnh nên trường tiếp tục tổ chức thi trực tuyến. Nhà trường cũng đã tổ chức nhiều buổi tập huấn cho giảng viên và hướng dẫn cho sinh viên kỹ để thi tốt.

Nhiều sinh viên cho biết ban đầu có phần căng thẳng khi thi trực tuyến do còn mới lạ nhưng càng về sau thì quen dần và thích thi hình thức này hơn.

Dương Ngọc Ánh, sinh viên năm 2 trường ĐH Giao Thông vận tải TPHCM chia sẻ "Em về quê vào đầu tháng 6 vì lúc đó trường chuyển sang học trực tuyến do dịch. Ở nhà học dù không vui như học ở trường nhưng được cái khi thi cảm thấy nhẹ nhàng và thoải mái hơn". Nữ sinh này cho biết cảm thấy thi online dễ nên học kỳ online này đăng ký khá nhiều môn học.

Lê Phương/ Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Điều chỉnh nội dung sách giáo khoa liên quan đến sắp xếp tỉnh thành

Điều chỉnh nội dung sách giáo khoa liên quan đến sắp xếp tỉnh thành

08:00 , 11/07/2025

Từ ngày 1/7, cả nước ta có 34 tỉnh, thành phố sau sắp xếp đơn vị hành chính. Nhiều ngữ liệu trong các bộ sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12 thuộc Chương trình Giáo dục phổ thông sẽ phải điều chỉnh.

16/7 công bố kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT

16/7 công bố kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT

09:03 , 08/07/2025

Theo kế hoạch, kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay sẽ được công bố vào 8h sáng 16/7 trên các cổng thông tin chính thức của Bộ và các Sở Giáo dục và Đào tạo.

Trường nghề - một trong những lựa chọn dành cho học sinh

Trường nghề - một trong những lựa chọn dành cho học sinh

08:57 , 08/07/2025

Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa có 24 Trung tâm giáo dục thường xuyên - giáo dục nghề nghiệp và 15 trường trung cấp, cao đẳng có hệ đào tạo giáo dục thường xuyên cấp THPT. Hệ thống trường nghề là một trong những lựa chọn dành cho học sinh tốt nghiệp THCS.

Có khoảng 19.000 sinh viên đang học ngành vi mạch bán dẫn

Có khoảng 19.000 sinh viên đang học ngành vi mạch bán dẫn

15:15 , 07/07/2025

Ngay trong năm học 2024 - 2025, cả nước đã có khoảng 19.000 sinh viên nhập học các ngành phù hợp với lĩnh vực bán dẫn, chiếm khoảng 10% tổng số sinh viên theo học ngành STEM.

Thống nhất quản lý giáo dục nghề nghiệp

Thống nhất quản lý giáo dục nghề nghiệp

19:49 , 06/07/2025

Tại tỉnh Thanh Hoá, thực hiện chủ trương sắp xếp tổ chức bộ máy, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được bàn giao về cho Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý. Việc thống nhất về quản lý giáo dục nghề nghiệp không chỉ thống nhất hệ thống giáo dục quốc gia, mà còn mang ý nghĩa về mặt quản lý, mở ra nhiều cơ hội lớn cho các cơ sở đào tạo nghề và người học.

Giá sách giáo khoa năm học mới  giảm nhẹ

Giá sách giáo khoa năm học mới giảm nhẹ

14:02 , 05/07/2025

Thời điểm này, các nhà sách, đơn vị cung ứng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã nhập về đầy đủ các loại sách giáo khoa cho năm học 2025 - 2026. Năm nay giá sách giáo khoa cơ bản ổn định, một số đầu sách giảm nhẹ so với mọi năm.

Bế giảng chương trình tiếng Anh Access khóa 2023 - 2025

Bế giảng chương trình tiếng Anh Access khóa 2023 - 2025

11:51 , 01/07/2025

Chiều 30/6, Trường Đại học Hồng Đức đã bế giảng chương trình tiếng Anh Access khóa 2023 - 2025.

Học nghề sau tốt nghiệp THCS – Lựa chọn thực tế của nhiều học sinh

Học nghề sau tốt nghiệp THCS – Lựa chọn thực tế của nhiều học sinh

09:30 , 01/07/2025

Hiện nay, nhiều học sinh sau khi tốt nghiệp THCS đang lựa chọn học văn hóa kết hợp học nghề theo mô hình 9+. Tại Thanh Hóa, hướng đi này ngày càng được quan tâm, đặc biệt với những em không đủ điều kiện vào lớp 10 công lập. Học đúng năng lực, rút ngắn thời gian, sớm có nghề nghiệp ổn định - đó là lý do mô hình này đang trở thành lựa chọn thiết thực của nhiều gia đình.

Từ ngày 01/7/2025, UBND cấp xã quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn

Từ ngày 01/7/2025, UBND cấp xã quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn

07:04 , 30/06/2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 10, quy định về phân quyền, phân cấp và phân định thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước của chính quyền địa phương hai cấp đối với giáo dục phổ thông. Theo Thông tư 10, UBND cấp xã sẽ có các thẩm quyền:

Đại hội đại biểu Đảng bộ Trường Đại học Hồng Đức lần thứ VI, nhiệm kỳ 2025-2030

Đại hội đại biểu Đảng bộ Trường Đại học Hồng Đức lần thứ VI, nhiệm kỳ 2025-2030

19:45 , 29/06/2025

Ngày 29/6, Đảng bộ Trường Đại học Hồng Đức tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ VI, nhiệm kỳ 2025-2030. Dự đại hội có đồng chí Trần Văn Hải, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Đảng ủy UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành, đơn vị cấp tỉnh.