Thí sinh thi IELTS ngày càng "trẻ hóa": Mặt lợi và mặt hại
Mặt trái của chứng chỉ ngoại ngữ đang dần lộ diện. Nhiều trường hợp nói khống điểm thi IELTS cao hơn thực tế gây xôn xao dư luận.
Nhiều trường hợp học mẹo để thi IELTS đạt điểm cao
Chứng chỉ IELTS làm nhiệm vụ đánh giá trình độ sử dụng tiếng Anh của thí sinh tại thời điểm thi, nhưng rất nhiều trường hợp đi thi chỉ "chăm chăm" vào điểm số. Nhiều thí sinh yêu cầu trung tâm ngoại ngữ và giáo viên tập trung học các "mẹo" làm bài để được điểm cao.
Thầy Lưu Thành Đạt - giáo viên lâu năm tại một trường quốc tế tại Hà Nội, có nhiều kinh nghiệm giảng dạy IELTS chia sẻ rằng thầy đã gặp rất nhiều trường hợp như vậy. Trong những tình huống đó, thầy thường từ chối thẳng thừng và không nhận đào tạo với bất cứ giá nào.
Thầy Đạt cũng từng có gần 10 năm du học tại Mỹ, có sự so sánh và khẳng định việc trau dồi tiếng Anh hàng ngày vô cùng quan trọng. Mục đích chính là coi tiếng Anh như một công cụ khi gặp gỡ, giao tiếp, thuyết trình hay bảo vệ quan điểm của bản thân trong môi trường học thuật tại quốc tế.
Nhận xét về việc "ồ ạt" đăng ký dự thi chứng chỉ ngoại ngữ như hiện nay, thầy Đạt cho rằng một trong những lý do chính là các trường đại học nổi tiếng trong và ngoài nước đang chấp nhận sử dụng chứng chỉ IELTS như một trong những phương thức tuyển sinh.

Việc học IELTS hiện nay đang trở nên phổ biến với học sinh, sinh viên (Ảnh: Freepik)
Mặt tích cực là sẽ giúp các bạn học sinh có nhiều lựa chọn hơn, mở ra các cơ hội học tập ở những môi trường chất lượng hơn, thậm chí là du học. Nhưng bên cạnh đó cũng tồn tại nhiều tiêu cực, kéo theo hệ lụy ảnh hưởng đến nền giáo dục.
Cùng với nhu cầu tăng mạnh đó, rất nhiều trung tâm tiếng Anh được mở ra tuyển sinh các lớp học IELTS với lời mời gọi: đạt 6.5 IELTS từ mất gốc trong vòng 3 tháng, quảng cáo gương mặt học sinh trung tâm đạt 8.0 nhưng chưa được chứng thực...
Điều này vô tình gây ra việc nhiễu loạn thông tin cho học sinh và gia đình, khi chưa có kiến thức và kỹ năng để đánh giá trình độ cũng như mục tiêu của học sinh khi đến với kỳ thi IELTS.
Lợi dụng sự thiếu hiểu biết, đã có những trường hợp làm giả điểm thi của thí sinh, thậm chí của giáo viên gây ra những hệ lụy khôn lường và gây ảnh hưởng cả cho những người giáo viên "có tâm", mong muốn truyền đạt kiến thức có giá trị với học sinh.
Trớ trêu thay, trong các trường hợp đó, đối tượng chịu hậu quả đầu tiên và lớn nhất đó chính là học sinh. Tiếp theo đó là áp lực cho phụ huynh khi phải tốn kém chi phí và hoang mang bởi phải lựa chọn những sản phẩm giáo dục mà bản thân thiếu hiểu biết.
Thí sinh thi IELTS ngày càng "trẻ hóa"

Bên cạnh những mặt tích cực, học IELTS hiện nay cũng lộ rõ nhiều tiêu cực (Ảnh: iStock).
Thầy Hoàng Xuân Phi - giáo viên luyện thi IELTS tại Hà Nội - có những bài chia sẻ kiến thức về IELTS trên mạng xã hội thu hút hàng nghìn lượt like và share. Thầy Phi nói: "Tôi thi IELTS cách đây đã khoảng 10 và đạt kết quả 6.5 với mục tiêu đi du học tại Anh quốc".
Nhưng ngày nay, độ tuổi thí sinh học và ôn thi IELTS đang ngày càng "trẻ hóa". Khoảng 10 năm trước, chứng chỉ tiếng Anh được biết đến chủ yếu bởi các bạn đã hoặc sắp tốt nghiệp đại học có định hướng đi du học.
"Hiện nay, rất nhiều bạn học sinh tuy còn học THCS, THPT đã có thể sử dụng thành thạo cả 4 kỹ năng ngoại ngữ trong đời sống cũng như học tập. Đó là một tín hiệu tốt, đồng thời là kết quả tích cực đến từ sự định hướng của nhà trường, sự quan tâm của các bậc phụ huynh và đặc biệt là sự nỗ lực, cố gắng từ phía học sinh", thầy Phi nói.
Thầy Xuân Phi thẳng thắn, vấn đề luyện thi IELTS sớm cũng có mặt lợi và mặt hại. Một mặt, định hướng IELTS sớm là cơ hội và động lực để các bạn cải thiện sớm khả năng tiếng Anh, sớm thành thạo một ngôn ngữ nữa bên cạnh tiếng mẹ đẻ. Điều đó sẽ tạo lợi thế cho các bạn trong các kỳ thi tiếp theo hay cả khi tốt nghiệp, tham gia vào thị trường lao động.
Ở chiều ngược lại, thầy Phi đã gặp nhiều trường hợp các bạn học sinh cảm thấy tự ti về bản thân khi thấy bạn bè cùng tuổi mình đã có IELTS điểm cao, trong khi mình chưa học, chưa thi lần nào.
Bên cạnh đó, có những bạn cũng muốn học IELTS nhưng vốn kiến thức cơ bản, kiến thức xã hội hay trải nghiệm sống còn ít nên cũng gặp rất nhiều khó khăn, căng thẳng trong quá trình ôn luyện những đề thi rất thử thách của IELTS, đặc biệt ở kỹ năng Reading (đọc) hay Writing (viết).
Theo thầy giáo này, chứng chỉ tiếng Anh chỉ là một công cụ giúp thể hiện năng lực ngôn ngữ cho người tuyển sinh hoặc tuyển dụng chứ không phải là một tấm vé thông hành giúp người thi có một tương lai rộng mở hơn. Để hội nhập với toàn cầu, các kỹ năng ngôn ngữ không nằm trong bài thi như giao tiếp mà tranh luận mới là chìa khóa để học sinh phát huy được hết tiềm năng ngôn ngữ của mình.
Khánh Hoài/ Dân trí
Đọc thêm

STEM cho trẻ mầm non - Khơi dậy sáng tạo sớm
Hiện nay, nhiều trường mầm non trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đưa STEM vào lớp học. Thông qua những hoạt động sáng tạo, trẻ được khám phá khoa học theo cách của riêng mình. Đây là bước khởi đầu tích cực trong hành trình nuôi dưỡng tư duy sáng tạo cho trẻ ngay từ những năm đầu đời.

Chuẩn bị cho mùa tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2025
Nhằm đáp ứng nhu cầu việc làm và xu thế phát triển kinh tế - xã hội, mùa tuyển sinh đại học, cao đẳng năm nay, các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã tăng quy mô đào tạo, mở thêm ngành học mới và tích cực triển khai công tác tuyển sinh với mục tiêu đảm bảo chỉ tiêu tuyển sinh.

Tuyên truyền tuyển sinh Quân sự tại huyện Quảng Xương
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thanh Hóa vừa phối hợp với Học viện Kỹ thuật Quân sự, Bộ Quốc phòng tổ chức tuyên truyền, hướng nghiệp tuyển sinh quân sự năm 2025 cho học sinh khối 12 của các trường THPT trên địa bàn huyện Quảng Xương.

Cảnh báo thông tin giả mạo về các chương trình học bổng tiếng Anh
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa phát đi cảnh báo học sinh cần hết sức thận trọng trước những thông tin trên mạng xã hội về các chương trình học bổng tiếng Anh.

Giao cấp xã quản lý trường học từ mầm non đến THCS
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có công văn về duy trì, nâng cao chất lượng hoạt động của cơ sở giáo dục công lập tại các đơn vị hành chính khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.

Khai giảng lớp đào tạo nghề luật sư đầu tiên tại Thanh Hoá
Sáng ngày 13/4, tại Trường Đại học Hồng Đức, Đoàn Luật sư tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Học viện Tư pháp tổ chức khai giảng lớp đào tạo nghề luật sư khóa 27 năm 2025. Đây là lớp đào tạo nghề luật sư đầu tiên được mở tại Thanh Hoá.

Trang bị kỹ năng cho trẻ mầm non trước khi vào lớp 1
Bước vào lớp 1, trẻ chuyển từ hoạt động vui chơi là chính ở bậc mầm non sang học tập ở trường tiểu học. Do đó, việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 - 6 tuổi trước khi vào lớp 1 có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Thời gian qua, các trường mầm non trên địa bàn thành phố Thanh Hoá đã có nhiều hoạt động giáo dục trang bị kỹ năng và kiến thức cho trẻ, để trẻ sẵn sàng cho bậc học mới.

Những nhà giáo tiêu biểu xứ Thanh
Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ “Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt, học tốt”, nhiều thầy cô giáo của xứ Thanh đã không ngừng tự học, sáng tạo; tận tâm với nghề, hết lòng vì học sinh thân yêu. Qua đó, góp phần vào việc ươm trồng những mầm xanh tương lai cho quê hương, đất nước.

Thúc đẩy bình đẳng giới trong định hướng nghề nghiệp cho học sinh
Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, bình đẳng giới không chỉ là một mục tiêu mà còn là một động lực quan trọng thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội. Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của việc xóa bỏ định kiến giới trong lựa chọn nghề nghiệp, Học viện Phụ nữ Việt Nam đã triển khai chiến dịch truyền thông đặc biệt tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Đề xuất chi 91.000 tỷ đồng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 tuổi
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 - 5 tuổi.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.