Thi THPT quốc gia 2018: Sẽ ít điểm tuyệt đối, phổ điểm chung là 5 - 7
Hiện nay, các địa phương đang gấp rút chấm thi để kịp công bố điểm vào ngày 11/7 theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT. Các ý kiến tranh luận về độ khó của đề thi vẫn đang nóng trên các diễn đàn. Tuy nhiên, ý kiến nhiều giáo viên phổ thông cho rằng, phổ điểm năm nay sẽ "đẹp", tuy ít điểm tuyệt đối nhưng phổ điểm chung là 5- 7.
![]() |
Tỷ lệ tốt nghiệp vẫn cao
Theo TS Nguyễn Đức Nghĩa với đề thi 2018, dư luận đánh giá chung là khó và dài. Tuy nhiên, các nhận định cũng cho rằng thí sinh trung bình vẫn có khả năng đạt được 4 - 5 điểm. Điều này có ý nghĩa quan trọng vì với công thức tính điểm xét tốt nghiệp như hiện nay, điểm trung bình lớp 12 của học sinh được cho khá cao.
Nhận định về điểm thi môn Toán, thầy giáo Hoàng Hữu Văn - giáo viên Trường THCS-THPT Newton, Hà Nội cho rằng, mức độ nhận biết, thông hiểu chiếm 50%, từ câu 1 đến câu 25, phù hợp để xét điều kiện tốt nghiệp. Mức độ vận dụng và vận dụng cao chiếm 50%, chủ yếu nằm ở nội dung chương trình lớp 12. Phần này có tính phân loại tốt, phù hợp để xét tuyển các trường đại học, cao đẳng. Học sinh có kiến thức cơ bản có thể có điểm trung bình, học sinh khá có thể đạt được 7 - 8 điểm. Học sinh phải học thật tốt mới có được điểm 9 với đề thi này.
Thầy Lê Văn Cường - giáo viên Trường THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội) các câu hỏi trong đề toán được sắp xếp theo mức độ khó tăng dần. Với đề thi này, học sinh đại trà có thể được 5 điểm, nhưng để đạt 8-9 điểm phải là học sinh giỏi.
Với đề Ngữ văn, cô giáo Nguyễn Thị Tố Nga, giáo viên Trường THPT Nguyễn Gia Thiều, Hà Nội đánh giá, đề đảm bảo mức độ phân hoá, phát huy được tính sáng tạo của học sinh. Ở phần làm văn, đây là câu hỏi phân hoá mức độ cao. Với đề thi này, theo tôi học sinh chủ yếu được 5-6 điểm, điểm 8 trở lên dành cho những học sinh giỏi.
Cô giáo Vũ Thị Bình, giáo viên Trường Trần Phú, Hà Nội nhận định, đề Ngữ văn phân hóa cao hơn so với đề năm ngoái. Với đề thi này, học sinh sẽ làm được từ 60-80%, đương nhiên có những em ở mức độ cao hơn nên phổ điểm trung bình sẽ từ 6-8 điểm.
Với đề Lý, thầy giáo Nguyễn Hoài Anh - giáo viên Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ cho rằng, so với những đề năm trước, đề năm nay đòi hòi học sinh phải tính toán nhiều hơn, chỉ có 12 câu không phải tính toán. Đặc biệt có 20 câu phải tính toán nhiều, học sinh để đạt được điểm 5 là khả thi nhất với học lực trung bình, với đỉnh của phổ điểm có thể nằm trong khoảng 6 đến 7 điểm, lượng trên 8 điểm sẽ ít hơn năm trước.
Thầy giáo Nguyễn Văn Thắng - giáo Trường THPT Trần Phú, Hà Nội nhận định, với đề Lý năm nay, với thí sinh lực học trung bình dễ dàng đạt từ 5 – 6 điểm, mức 7 -8 đòi hỏi học sinh ngoài kiến thức cơ bản ra còn phải tính toán nhanh, mức điểm 9 -10 hiếm, sẽ không có nhiều học sinh đạt điểm 10 tuyệt đối.
Cô giáo Bùi Thị Quỳnh Anh - giáo viên Trường THPT Chu Văn An, Hà Nội cho rằng, các câu hỏi trong đề thi Lý năm nay hầu như được sắp xếp theo mức độ từ dễ đến khó. Học sinh trình độ đại trà có thể đạt 5 đến 5,5 điểm với đề thi này. Để đạt điểm khá giỏi, học sinh phải có kiến thức chắc chắn, hiểu rõ về bản chất vật lý. Với điểm 9, 10, bên cạnh yêu cầu trên, học sinh cần có tư duy nhạy bén, tư duy toán tốt. Đề có tính phân loại cao, phổ điểm dự kiến tập trung ở mức 6 - 6,5 điểm.
Với đề Hóa, cô Vũ Thị Phương Quế - giáo viên Hóa học Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ nhận định, so với đề năm ngoái, độ khó tăng hơn, cách ra đề hay hơn. Học sinh thi để đáp ứng yêu cầu xét tốt nghiệp, đạt 5 điểm không khó; để đạt điểm 8 – 8,5, học sinh có kiến hóa học chắc chắn, chăm chỉ dễ đạt được. Tuy nhiên, để đạt đến điểm 9-10, ngoài kiến thức chắc chắn, đòi hỏi học sinh phải có kĩ năng làm bài rất tốt, phản ứng nhanh.
Tiếng Anh, Lịch sử, Địa lý, GDCD: Cao nhất chỉ đến 8 điểm
Đối với đề thi tiếng Anh, cô giáo Cao Thuỳ Dương - giáo viên tiếng Anh trường THPT Tây Hồ (Hà Nội) nhận định, học sinh có học lực trung bình có thể đạt được 5-6 điểm, nhưng để đạt điểm 8 thì không phải đơn giản. Đề năm nay đáp ứng được hai mục tiêu (xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng), nhưng nhìn chung điểm năm nay có thể thấp hơn năm trước. Phổ điểm tiếng Anh có thể rơi vào khoảng 5,5 - 6 điểm. Còn cô Nguyễn Thị Thu Hằng - giáo viên Trường THPT Phan Đình Phùng (Hà Nội) cho rằng, với đề thi năm nay, học sinh sức học trung bình có thể đạt 4-5 điểm.
Đối với đề Lịch sử, theo cô giáo Lê Thị Mỹ Dung - giáo viên Trường THPT Phan Đình Phùng (Hà Nội), với ma trận đề năm nay, từ câu 1-24, chủ yếu ở hai mức độ là nhận biết và thông hiểu, dành cho học sinh có học lực trung bình, trung bình khá, có tiêu chí chỉ xét tốt nghiệp THPT. Theo quan điểm của tôi, học sinh dễ dàng đạt từ 5-6 điểm. Từ câu 25-40, mức độ khó tăng dần, dành cho học sinh có học lực khá giỏi; đặc biệt 4 câu cuối dành cho học sinh giỏi, có tiêu chí xét tuyển đại học. Phổ điểm chủ yếu là điểm 6-7. Để đạt điểm tuyệt đối, đòi hỏi học sinh phải có kiến thức lịch sử sâu, rộng, biết vận dụng, liên hệ tốt.
Với đề Địa lý, cô giáo Lê Thị Hải Anh - Tổ trưởng tổ chuyên môn Trường THPT Thăng Long (Hà Nội) cho rằng, đề hơi dài yêu cầu học sinh phải biết kỹ năng đọc hiểu và tổng hợp kiến thức. Dự đoán phổ điểm chủ yếu từ 4 đến 6 điểm, rất ít điểm 9-10.
Thầy giáo Bùi Ngọc Phóng - giáo viên Trường THPT Nguyễn Văn Cừ, Gia Lâm, Hà Nội nhận định, phổ điểm từ 5 trở lên là chủ yếu; khoảng 10% đến 15% học sinh đạt từ 9-10 điểm. Nhiều khả năng không có điểm liệt.
Môn Giáo dục công dân, cô giáo Nguyễn Thị Mai Anh, giáo viên Trường THPT Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội nhận định, đề thi đã có sự vận dụng của nhiều kiến thức thực tiễn, nhất là kiến thức lớp 11. Phổ điểm trung bình năm nay sẽ từ 6 đến 7 điểm, điểm tối đa rất hạn chế vì mức độ vận dụng cao chiếm 30% câu hỏi đề thi. Các câu vận dụng cao chủ yếu năm trong kiến thức lớp 12.
Theo cô giáo Vũ Thị Thu Thuỷ - Tổ trưởng chuyên môn, Trường THPT Nguyễn Gia Thiều, Hà Nội, nhìn chung, với đề Giáo dục công dân cơ bản học sinh sẽ đạt từ 5-6 điểm, nhưng để đạt 7-8 điểm đề đã có sự phân hoá cao. Còn điểm 9-10 đòi hỏi học sinh phải hiểu sâu, rộng kiến thức và có kiến thức thực tiễn.
Mỹ Hảo/Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Xây dựng trường Đại học Hồng Đức trở thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học uy tín
Trong 5 năm qua, Đảng bộ trường Đại học Hồng Đức, tỉnh Thanh Hoá luôn phát huy vai trò hạt nhân chính trị, lãnh đạo nhà trường thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 2020 - 2025 với 16/17 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch, từng bước khẳng định vị thế là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học uy tín của khu vực Bắc Trung Bộ và cả nước.

Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh kiểm tra công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2025
Sáng 27/6, đoàn công tác của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 đã kiểm tra công tác tổ chức thi tại một số điểm thi trên địa bàn huyện Quảng Xương.

Đào tạo nhân lực công nghệ số đáp ứng yêu cầu phát triển
Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị xác định: phát triển nguồn nhân lực công nghệ số là một trong những điều kiện then chốt để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Vì vậy, thực hiện tốt Nghị quyết 57 cũng chính là giải quyết yêu cầu cấp bách về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực - đặc biệt là nhân lực công nghệ số để đưa Thanh Hóa trở thành cực tăng trưởng mới.

Thí sinh hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025
Cùng với các thí sinh trong cả nước, hôm nay 27/6, gần 42.000 thí sinh tỉnh Thanh Hóa bước vào ngày thi cuối cùng kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 với các môn tự chọn. Thời tiết mát mẻ trên toàn tỉnh đã giúp học sinh có sức khỏe và tâm lý thoải mái để làm tốt bài thi.

Thanh Hoá: Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 diễn ra ngiêm túc, an toàn
Hôm nay, 27/6, thí sinh Thanh Hoá đã hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Theo đánh giá của Sở Giáo dục và đào tạo, kỳ thi diễn ra nghiêm túc, an toàn.

Đầu tư cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng đào tạo nghề
Những năm gần đây, hoạt động giáo dục nghề nghiệp của tỉnh Thanh Hoá có những bước phát triển quan trọng. Trong đó, tỉnh Thanh Hoá đã quan tâm dành nguồn kinh phí để các trường dạy nghề đầu tư mới, đồng bộ thiết bị dạy nghề nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.

Học sinh công lập toàn quốc được miễn học phí từ năm học 2025-2026
Chiều 26/6, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về miễn và hỗ trợ học phí, áp dụng với học sinh công lập cả nước. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày được Quốc hội thông qua và áp dụng từ năm học 2025-2026.

Thanh Hóa triển khai ký hợp đồng với hơn 3.800 giáo viên trước ngày 1/7
Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII vừa thông qua nghị quyết giao chỉ tiêu hợp đồng lao động làm giáo viên trong các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh. Việc ký kết hợp đồng lao động sẽ hoàn thành trước thời điểm trước ngày 1/7.

Học sinh công lập toàn quốc được miễn học phí từ năm học 2025 - 2026
Chiều ngày 26/6, Quốc hội thông qua Nghị quyết về miễn và hỗ trợ học phí, áp dụng với học sinh công lập cả nước. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày được Quốc hội thông qua và áp dụng từ năm học 2025 - 2026.

Kết thúc ngày thi đầu tiên an toàn, nghiêm túc
Kết thúc ngày thi đầu tiên Kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2025 tại Thanh Hoá, thí sinh rời phòng thi với tâm trạng khá thoải mái. Theo báo cáo nhanh của Sở Giáo dục và Đào tạo, ngày thi đầu tiên diễn ra nghiêm túc, an toàn, đúng quy chế.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.