Bệnh viện Ung Bướu Thanh Hóa phối hợp với tuyến bệnh viện Trung Ương nâng cao kỹ thuật trong điều trị bệnh
Sau 5 năm hoạt động, bệnh viện Ung Bướu tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu điều trị của bệnh nhân. Đặc biệt, bệnh viện đã tích cực phối hợp với các bệnh viện tuyến Trung Ương, ứng dụng nhiều khoa học kỹ thuật tiên tiến, nâng cao hiệu quả điều trị, kéo dài sự sống cho bệnh nhân ung thư. Trong năm 2022, bệnh viện đã có tới 107 dịch vụ kỹ thuật mới được triển khai, trong đó có 8 gói dịch vụ kỹ thuật được chuyển giao từ tuyến bệnh viện Trung Ương.
Cắt gan cho bệnh nhân ung thư là kỹ thuật khó và phức tạp mà từ trước tới nay chưa có bệnh viện nào ở Thanh Hóa thực hiện được. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ tận tâm, cầm tay chỉ việc của các y bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, tháng 12/2022, Bệnh viện Ung bướu Thanh Hóa đã tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật cắt gan và thực hiện thành công cho 4 bệnh nhân ung thư gan. Để tiếp nhận kỹ thuật cắt gan, trước đó Bệnh viện Ung bướu Thanh Hóa đã gửi ê-kip gồm các bác sỹ phẫu thuật, gây mê hồi sức, kỹ thuật viên là nguồn nhân lực chất lượng cao của bệnh viện đi đào tạo theo hình thức cầm tay chỉ việc tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Cùng với đó, Bệnh viện đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị để tiến hành phẫu thuật. Để thực hiện cắt gan cho những bệnh nhân đầu tiên, Tiến sỹ - Bác sĩ của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã trực tiếp về tham gia cùng đội ngũ y bác sĩ của bệnh viện Ung Bướu Thanh Hóa, các ca phẫu thuật đã diễn ra thuận lợi.
U phì đại lành tính tiền liệt tuyến thường bắt đầu vào độ tuổi trung niên ở đàn ông, gây nên những ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Để điều trị hiệu quả căn bệnh này, Bệnh viện Ung bướu Thanh Hóa đã triển khai thành công kỹ thuật nút mạch. Đây là kỹ thuật lần đầu tiên thực hiện tại Thanh Hoá. Kỹ thuật nút mạch điều trị phì đại tuyến tiền liệt là phương pháp hiện đại mang lại hiệu quả cao, ít xâm lấn, ít chảy máu, thời gian nằm viện ngắn và hồi phục nhanh. Mục đích chính của can thiệp là làm tắc các nhánh mạch máu nuôi U phì đại tiền liệt tuyến, làm cho phần tăng sản tiền liệt tuyến không được nuôi dưỡng sẽ teo nhỏ lại, làm giảm hoặc mất triệu chứng của u phì đại lành tính tiền liệt tuyến. Để thực hiện thường quy kỹ thuật khó nút mạch u phì đại tiền liệt tuyến, Bệnh viện Ung bướu Thanh Hóa đã cử các y, bác sỹ, kỹ thuật viên... học tập, chuyển giao kỹ thuật tại Trung tâm Điện quang, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội. Bệnh viện đã trang bị nhiều thiết bị hiện đại, tân tiến nhất hiện nay để phục vụ công tác chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng, can thiệp điện quang.
Bên cạnh những phẫu thuật mũi nhọn hiện đại, những năm qua, bệnh viện Ung bướu Thanh Hóa đã thực hiện thường quy các kỹ thuật khó mà nhiều bệnh viện tuyến tỉnh trong khu vực chưa thực hiện được, như: phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường miệng, nội soi ung thư tiêu hóa, phẫu thuật mở cắt toàn bộ dạ dày, trực tràng, phẫu thuật ung thư cổ tử cung – buồng trứng, phẫu thuật ung thư vú theo phương pháp Patey - cắt toàn bộ tuyến vú, nạo vét hạch, sử dụng máy cắt nối tự động... Để thực hiện được những kỹ thuật khó, bệnh viện đã tập trung đầu tư nhiều trang thiết bị y tế hiện đại, đồng bộ. Đặc biệt luôn có sự liên hệ mật thiết với các chuyên gia đầu ngành, phối hợp chuyển giao khoa học kỹ thuật trong chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân ung thư. Tranh thủ sự ủng hộ từ đề án Bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Trung Ương, bệnh viện đã thường xuyên cử cán bộ, nhân viên đi học tập tại Bệnh viện K Trung Ương, mời các các chuyên gia đầu ngành về giảng dạy, nâng cao trình độ và cập nhật kiến thức mới cho đội ngũ cán bộ, viên chức. Qua đó, giúp người bệnh được điều trị các kỹ thuật cao ngay tại tỉnh nhà, tiết kiệm chi phí và góp phần giảm tải cho tuyến trên.
Với mục tiêu trở thành trung tâm khám, chữa bệnh chất lượng cao về lĩnh vực ung bướu khu vực Bắc Trung Bộ, thời gian tới, bệnh viện Ung Bướu tỉnh Thanh Hóa sẽ tiếp tục ưu tiên phát triển các kỹ thuật chuyên sâu, kỹ thuật mới, hiện đại trong nước và quốc tế nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng khám, chữa bệnh.
Ứng dụng khoa học công nghệ trong phát hiện và điều trị bệnh tan máu bẩm sinh
Bệnh tan máu bẩm sinh hay Thalassemia là căn bệnh phổ biến nhất trong các bệnh về máu mà chưa có thuốc đặc trị, ước tính mỗi năm Việt Nam phải chi đến hàng ngàn tỷ đồng và hàng triệu đơn vị máu an toàn để điều trị tối thiểu cho các bệnh nhân mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Hiện nay, ngành y tế đã áp dụng nhiều tiến bộ khoa học, kỹ thuật, thiết bị máy móc hiện đại để phát hiện sớm, phòng ngừa và điều trị bệnh Thalassemia hiệu quả.
Đầu tư thiết bị hiện đại, nâng cao năng lực khám và điều trị bệnh
Trong xã hội hiện đại, khoa học công nghệ ngày càng thể hiện rõ vai trò của mình đối với sự phát triển của đất nước. Đối với ngành y, một ngành khoa học có vai trò, nhiệm vụ đặc biệt cao cả, đó là chăm sóc sức khỏe cho người dân thì việc áp dụng khoa học công nghệ trong khám và điều trị cho bệnh nhân càng đóng vai trò quan trọng.
96,8% bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc lá
Theo thống kê của ngành Y tế, tại Việt Nam có 25 căn bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá. Trong đó, tỷ lệ bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc lá lên đến 96,8%.
Tạm dừng bán, sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khoẻ Babistar ZinC
Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa thông báo đề nghị tạm dừng việc bán, lưu thông, sử dụng hàng hóa lô sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Babistar ZinC.
Dấu hiệu cảnh báo tắc ruột
Tắc ruột là một cấp cứu ngoại khoa phổ biến. Nếu không được điều trị kịp thời, tắc ruột có thể gây nhiều biến chứng như hoại tử đường ruột, thậm chí dẫn tới tử vong.
Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo số ca bệnh lao cao kỷ lục
Trong báo cáo toàn cầu về bệnh lao mới đây, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, năm 2023 thế giới ghi nhận 8,2 triệu ca mắc bệnh lao mới, mức cao nhất kể từ khi căn bệnh này được theo dõi năm 1995.
Thanh Hóa tăng cường phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thanh Hoá vừa ban hành văn bản yêu cầu các sở, ngành, đơn vị, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao triển khai có hiệu quả các biện pháp tăng cường phòng ngừa ngộ độc thực phẩm.
Bổ sung bác sĩ trẻ về 26 huyện khó khăn, biên giới
Bộ Y tế và Trường Đại học Y Hà Nội vừa tổ chức lễ trao bằng tốt nghiệp và bàn giao 42 bác sĩ trẻ tốt nghiệp khóa đào tạo bác sỹ chuyên khoa 1 về các vùng khó khăn theo dự án “Thí điểm đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn” của Bộ Y tế.
Bộ Y tế chấn chỉnh hoạt động của các cơ sở làm đẹp
Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu chấn chỉnh hoạt động khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa phẫu thuật, tạo hình, thẩm mỹ và cơ sở làm đẹp.
Nâng cao hiệu quả kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện
Nhiễm khuẩn bệnh viện đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các cơ sở khám, chữa bệnh. Tại Thanh Hóa, những năm gần đây, các bệnh viện đã chú trọng triển khai nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả kiểm soát nhiễm khuẩn, đảm bảo an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.