Thị trấn Thiệu Hóa phát triển nông nghiệp công nghệ cao
Xác định phát triển nông nghiệp công nghệ cao là một trong những chương trình trọng tâm của nhiệm kỳ 2020-2025, thời gian qua, thị trấn Thiệu Hóa, huyện Thiệu Hóa đã có nhiều giải pháp khuyến khích các tổ chức, hộ dân đầu tư vào lĩnh vực này.
Được UBND thị trấn Thiệu Hóa tạo điều kiện về tích tụ, tập trung đất đai và định hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Thiệu Hưng, thị trấn Thiệu Hóa đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ sản xuất lúa kém hiệu quả sang trồng rau màu theo tiêu chuẩn VietGap, xây dựng nhà màng để trồng dưa các loại. Từ 5.000 m2 nhà màng năm đầu tiên, đến nay Hợp tác xã đã xây dựng được 56.000 m2 nhà màng.

Theo tính toán, trung bình một năm, 10.000 m2 nhà màng trồng 3 vụ dưa cho sản lượng khoảng 100 tấn, giá trị sản xuất đạt 3 tỷ đồng, trừ mọi chi phí cho lợi nhuận 1,7 tỷ đồng. Hiện nay, 2 sản phẩm dưa vàng và dưa kim hoàng hậu của Hợp tác xã đã được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao. Mô hình sản xuất mới của Hợp tác xã đã thu hút được nhiều hộ thành viên tham gia.
Ông Lê Văn Tĩnh, tiểu khu 1, thị trấn Thiệu Hóa, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Chúng tôi trồng theo lịch Hợp tác xã lên kế hoạch, phân bổ lượng hàng và yên tâm tiêu thụ. Khi cây dưa đến kỳ thu hoạch, Hợp tác xã sẽ kiểm nghiệm chất lượng, tiêu thụ cho thành viên, tiêu thụ toàn bộ cho nông dân". Ông Lê Văn Dung, Phó Giám đốc Hợp tác xã DVNN Thiệu Hưng, thị trấn Thiệu Hóa, huyện Thiệu Hóa cũng cho biết: "Sản xuất công nghệ cao mang lai nhiều lợi ích, giảm công lao động, thuốc bảo vệ thực vật, tạo ra sản phẩm sạch cho người tiêu dùng, sản xuất đến đâu tiêu thụ được đến đấy, giá cả đảm bảo, cân đối thu nhập rất tốt".

Để đạt mục tiêu đến năm 2025 có 15 ha nhà màng, nhà lưới trồng rau, củ quả chất lượng cao và hoa an toàn gắn với kết nối thị trường tiêu thụ ổn định, đạt giá trị sản xuất từ 3 tỷ đồng/ha/năm, đồng thời mở rộng diện tích sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP, sản xuất theo hữu cơ đối với lúa rau màu, thị trấn Thiệu Hóa đã tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, chủ hộ sản xuất tích tụ, tập trung ruộng đất sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng dụng các kỹ thuật canh tác tiên tiến vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đồng thời, tạo điều kiện cho các hộ dân đi thăm quan học hỏi kinh nghiệm sản xuất trong và ngoài tỉnh.
Riêng với phát triển nhà màng, nhà lưới, ngoài chính sách hỗ trợ của huyện là 80 triệu đồng 1 ha, UBND thị trấn đã hỗ trợ cho mỗi ha từ 20-30 triệu đồng. Đến nay, toàn huyện đã phát triển được 350 ha lúa sản xuất tập trung theo hướng hữu cơ; gần 8 ha nhà màng, nhà lưới có hệ thống tưới nhỏ giọt theo công nghệ Israel; 40 ha rau sản xuất rau đạt tiêu chuẩn VietGAP. Hiện thị trấn đã quy hoạch 4 cụm sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

Ông Đỗ Thành Đồng, Chủ tịch UBND thị trấn Thiệu Hóa, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Ông Đỗ Thành Đồng, Chủ tịch UBND thị trấn Thiệu Hóa, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Cùng với mở rộng diện tích, đưa các giống cây trồng mới vào sản xuất tại các cụm, chúng tôi chú trọng xây dựng thương hiệu sản phẩm, phát triển sản phẩm lên sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao. Đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử, hệ thống siêu thị. Từ đó đẩy mạnh thụ, nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp của của thị trấn Thiệu Hóa".
Kết quả, kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình chỉ đạo, tổ chức sản xuất là những điều kiện thuận lợi để thị trấn Thiệu Hóa tiếp tục phát huy các tiềm năng, lợi thế, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong thời gian tới, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp ngày càng bền vững hơn.

Ưu tiên nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh
Agribank Thanh Hoá đang triển khai nhiều gói tín dụng ưu đãi cho khu vực sản xuất kinh doanh như: chương trình cho vay khách hàng cá nhân với lãi suất chỉ từ 4,5%/năm.

Quốc hội họp về phát triển kinh tế tư nhân, quyết toán ngân sách nhà nước
Theo Chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, sáng nay (16/5), Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân. Nội dung này đã được Quốc hội thảo luận tại tổ trong phiên họp chiều qua .

Nhu cầu vay vốn phục hồi, tăng trưởng tín dụng sớm bứt phá
Nhiều ngân hàng đã ghi nhận sự bứt phá ấn tượng về tăng trưởng tín dụng trong 4 tháng đầu năm. Đặc biệt, nhu cầu vay vốn của nhóm khách hàng cá nhân, nhóm khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa đang phục hồi rõ rệt.

Vốn tín dụng chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại huyện Thạch Thành
Trong những năm qua, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn huyện vay vốn phát triển kinh tế. Qua đó góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.

Ứng dụng khoa học - kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP sau đạt chuẩn
Sau khi được công nhận đạt chuẩn, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm đầu tư máy móc, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Nhờ đó đã nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thương hiệu, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu
Những năm qua, Hội Nông dân huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều hoạt động thiết thực hỗ trợ bà con nông dân trong huyện phát triển kinh tế, nâng cao giá trị, hiệu quả sản xuất, vươn lên làm giàu chính đáng.

144.600 tỷ đồng cho vay lĩnh vực thương mại – dịch vụ
Để tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã tiếp cận với nguồn vốn phát triển thương mại dịch vụ, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục, hồ sơ trong tiếp cận vốn vay, hạ lãi suất cho vay, giữ lãi suất cho vay ở mức ổn định, nâng hạn mức cho vay đối với khách hàng đủ điều kiện.

Đề xuất giảm 70% thời gian thực hiện thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
Chính phủ đề xuất cắt giảm 70% thời gian thực hiện thủ tục đầu tư đối với loại hình nhà ở xã hội. Điều này được doanh nghiệp và cả người dân mong đợi, nhất là bối cảnh nguồn cung nhà ở xã hội vẫn còn thiếu, chưa đáp ứng được đòi hỏi thực tế.

Hậu Lộc đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp
Thời gian qua huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để tạo điều kiện, thu hút các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn. Riêng trong 4 tháng đầu năm 2025, huyện Hậu Lộc có 37 doanh nghiệp thành lập mới. Việc đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp đã tạo việc làm, thu nhập cho người lao động tại địa phương.

Thành phố Thanh Hóa thành lập mới 401 doanh nghiệp
4 tháng đầu năm 2025, Thành phố Thanh Hóa đã thành lập mới 401 doanh nghiệp, đạt 25,87% kế hoạch năm, bằng 127,3% so với cùng kỳ. Lũy kế đến ngày 30 tháng 4, tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn thành phố là 10.237 doanh nghiệp, chiếm khoảng 45% tổng số doanh nghiệp toàn tỉnh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.