Thị trường thực phẩm ngày Tết: dồi dào nguồn cung, giá tăng từ 10- 30%
Tết Nguyên đán đã cận kề, thị trường cũng trở lên sôi động. Thị trường thực phẩm, hàng tiêu dùng tại Thanh Hóa thời điểm này rất đa dạng các chủng loại, đáp ứng nhu cầu của người dân. Theo quy luật thị trường, thời điểm này, giá cả cũng tăng hơn so với ngày thường.
Tại chợ Điện Biên, thành phố Thanh Hóa những ngày giáp Tết, các mặt hàng hải sản tươi sống được tiểu thương nhập về hàng ngày với số lượng tăng gấp đôi. Giá cũng tăng hơn từ 10- 40 %, tùy từng loại. Ví dụ như tôm biển sống từ 500 nghìn đến 1 triệu đồng 1 kg, ghẹ sống từ 400- 500 nghìn đồng 1 kg, cá thu nướng 450- 600 nghìn đồng 1 kg… Nguồn cung hải sản khá phong phú. Tuy nhiên theo nhận xét của các tiểu thương thì lượng tiêu thụ giảm so với thời điểm tết mọi năm.
Chị Dương Thị Nga, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Ngày Tết, tôi đi mua sắm về thắp hương, thấy giá cả cũng phải chăng, thực phẩm rất nhiều, chúng tôi dễ lựa chọn".
Bà Trần Thị Liên, tiểu thương chợ Điện Biên, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Ngày Tết, chúng tôi lấy toàn đồ tươi sống, ngon để phục vụ cho bà con ăn Tết… Sản lượng bán ra tăng hơn một chút, so với mọi năm kém hơn, Năm nay kinh tế kém, đồ ăn chất lượng tốt nhưng bà con tiêu thụ ít hơn".
Tại hầu hết tại các chợ truyền thống, điểm bán hàng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, nhiều loại thực phẩm, hàng hóa đã được đưa về phục vụ nhu cầu mua sắm Tết của người dân. Nguồn thực phẩm, hàng hóa rất đa dạng, dồi dào. Khảo sát tại một số chợ cho thấy giá thực phẩm ngày tết đều tăng từ 10 – 30%, tùy từng loại, trong đó, tăng cao nhất là mặt hàng rau xanh, hoa quả. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của thời tiết, rau màu bị hư hỏng nhiều, trong khi nhu cầu rau xanh ngày tết tăng cao. Ngoài ra, giá các loại thực phẩm như thịt gia cầm, thịt lợn… cũng tăng lên đáng kể.
Chị Lê Thị Sinh, tiểu thương chợ thị trấn Rừng Thông, huyện Đồng Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Ngày Tết dân mua đông hơn, chúng tôi lấy về nhiều hơn để phục vụ người dân. Hàng tăng 20- 30%, chúng tôi muốn bán được nhiều hàng, phục vụ Nhân dân tốt hơn, tăng thêm thu nhập".
Càng gần Tết, thị trường thực phẩm càng nhộn nhịp hơn. Các đơn vị, ngành chức năng liên quan, nhất là ban quản lý các chợ cũng tăng cường kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo chất lượng hàng hóa, bình ổn giá cả.
Anh Lê Ngọc Thắng, Ban Quản lý chợ huyện Hoằng Anh, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Trong những ngày gần Tết, Ban Quản lý tăng cường thêm nhân sự để quản lý giá cả hàng ngày để bà con mua sắm thuận tiện, quán triệt các tiểu thương không được tự ý tăng giá trong những ngày cận Tết".
Thực tế cho thấy, giá cả thực phẩm Tết năm nay tăng không đột biến và vẫn theo quy luật của thị trường. Tuy hàng hóa đa dạng, dồi dào nhưng sức mua của người dân vẫn giảm hơn so với những năm trước do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế. Mặt khác, người tiêu dùng cũng đang dần mua sắm chi tiêu hợp lý trong dịp Tết.
Tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại những tháng cuối năm
Bước vào những tháng cuối năm, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa của người dân tăng mạnh. Đây cũng là thời điểm các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng giả diễn biến phức tạp nhất trong năm. Do vậy, các lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đang tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và bình ổn thị trường.
Giá xăng dầu đồng loạt giảm từ 15h hôm nay
Giá xăng dầu tại kỳ điều hành hôm nay (14/11) được điều chỉnh giảm. Trong đó, giá xăng RON 95 hạ về mức 20.600 đồng/lít.
Giá gạo Việt Nam xuất khẩu cao nhất khu vực
Giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam đang được giao dịch cao nhất trong khu vực, ở mức từ 520 - 525 USD/tấn.
Dành 405 nghìn tỷ đồng để cho vay mới sau bão số 3
Thông tin tại phiên chất vấn của kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết đến nay đã có 35 tổ chức tín dụng công bố các gói tín dụng cho vay mới đối với doanh nghiệp và người dân chịu tác động của bão số 3 với lãi suất ưu đãi hơn. Tổng giá trị các gói tín dụng là 405 nghìn tỷ đồng.
Thúc đẩy tiêu thụ qua chương trình Online Friday 2024
Từ 0 giờ ngày 29/11, chương trình ngày mua sắm trực tuyến lớn nhất Việt Nam - Online Friday 2024 sẽ chính thức diễn ra với hàng nghìn sản phẩm giảm giá. Đây không chỉ là cơ hội tuyệt vời để người tiêu dùng mua sắm các sản phẩm chính hãng từ doanh nghiệp Việt Nam mà còn là dịp giúp các doanh nghiệp nội địa phát triển bền vững trên thị trường thương mại điện tử.
Phát triển con nuôi đặc sản theo nhu cầu thị trường
Nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, những năm gần đây, nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đầu tư, phát triển nuôi các loại con đặc sản. Nhờ phát triển đối tượng nuôi đúng hướng, theo quy hoạch và nhu cầu thị trường nên đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.
Bình ổn giá cả thị trường hàng hoá cuối năm
Những tháng cuối năm, khi nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao cũng là thời điểm dễ phát sinh nguy cơ sốt hàng, tăng giá trên thị trường. Do đó, các ngành, đơn vị doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đang tập trung nhiều giải pháp nhằm bình ổn nguồn cung và giá cả hàng hoá trên thị trường.
Ngành thương mại điện tử của Việt Nam đã tăng trưởng 18%
So với năm 2023, ngành thương mại điện tử của Việt Nam đã tăng trưởng 18%, tốc độ nhanh thứ 3 khu vực sau Philippines (23%) và Thái Lan (19%).
Dự báo, xuất khẩu cao su năm 2024 đạt từ 3 - 3,5 tỷ USD
Giá cao su tăng cao, dự báo, kim ngạch xuất khẩu cao su năm 2024 đạt từ 3 - 3,5 tỷ USD, tăng 200 - 400 triệu USD so với năm 2023.
Nhập khẩu thịt lợn có xu hướng tăng trở lại từ tháng 5/2024 đến nay
Giá lợn hơi ở mức ổn định 60.000 - 70.000 đồng/kg, nguồn cung thịt lợn trong nước không cao khiến lượng nhập khẩu thịt heo tăng trở lại từ tháng 5/2024 đến nay.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.